Mua bán ngoại tệ trái phép là gì

Gần đây nhiều nhà đầu tư gửi thư tố cáo nhiều sàn forex lừa đảo. Theo quy định thì kinh doanh ngoại tệ ở VN bị cấm và sẽ bị phạt hành chính. Nhưng vấn đề là các sàn lừa đảo toàn dụ người chơi nộp tiền trực tiếp vào tài sản của sàn [đặt ở nước ngoài], môi giới ở Việt Nam dụ khách rót tiền vào sàn nhưng lại phủi sạch trách nhiệm. Trong trường hợp này, nếu nhà đầu tư kiện, thì có thể khép các đối tượng vào tội lừa đảo ngoài việc xử phạt hành chính không? Kinh doanh ngoại tệ trái phép bị xử lý như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp băn khoăn trong bài viết sau.

I. Cơ sở pháp lý.

- Bộ Luật Hình sự 2015

- Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

II. Nội dung tư vấn.

Tham gia vào thị trường kinh doanh ngoại tệ [Forex] được coi là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, và có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể, theo quy định tại Điều 23, Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì hành vi Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ có thể bị phạt tiền lên tới 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, Bộ Luật Hình sự 2015 không có quy định về tội phạm liên quan đến mua bán, kinh doanh ngoại tệ trái phép. Tuy nhiên, Điều 290 của Bộ Luật hình sự quy định về “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, thì hành vi “Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản” có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự và chịu án phạt lên tới 20 năm tù. Mấu chốt ở đây, là cần chứng minh được hành vi lừa đảo, tức là phải có đủ các dấu hiệu của hai yếu tố gồm: sử dụng thủ đoạn gian dối và chiếm đoạt tài sản.

- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả [không đúng sự thật] nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, nhắn tin, cung cấp tài liệu giả, bằng hành động [Ví dụ: cung cấp giấy tờ giả để chứng minh là sàn Forex có giấy phép, hoặc nhắn tin, viết email trình bày là kinh doanh ngoại tệ qua sàn Forex có giấy phép hoạt động tại Việt nam ….].

- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch tài sản của nạn nhân thành tài sản của người phạm tội [hoặc thành người khác do người phạm tội sắp xếp]. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối, tức là việc chuyển dịch tài sản đó xuất phát từ việc sử dụng các thủ thuật gian dối khiến nạn nhân đồng ý chuyển giao tài sản.

Điểm khó khăn với việc xử lý loại tội phạm này [kinh doanh ngoại tệ], là rất khó chứng minh yếu tố thủ đoạn gian dối. Bởi thực chất, thì người mua nhận thức rõ và đủ điều kiện nhận thức về việc giao dịch kinh doanh ngoại tệ là trái phép nhưng vẫn cố tình tham gia. Trong hoạt động môi giới giao dịch ngoại tệ tệ trái phép, thủ đoạn gian dối chủ yếu nằm ở việc đưa ra các lời lẽ thuyết phục về khả năng sinh lời để dẫn dụ lòng tham, nhưng cũng rất khó để kết luận đó là gian dối hay trung thực, bởi cơ chế lên xuống của giá cả và thị trường là điều mà ai cũng có thể lường trước được. Một mặt khác, khó chứng minh được hành vi chiếm đoạt tài sản của những người môi giới, bởi khó chứng minh số tiền hoa hồng mà họ hưởng, đích đến của tiền mà nạn nhân đã chuyển giao, đặc biệt là khi các sàn đều đặt máy chủ ở nước ngoài và tài khoản nhận tiền cũng ở nước ngoài hoặc ẩn giấu dưới những hình thức tinh vi.

Nói tóm lại, mặc dù có thể truy cứu trách nhiệm hình sự những người có hành vi lừa đảo trong lĩnh vực buôn bán, kinh doanh ngoại tệ trái phép, trong lĩnh vực Forex, nhưng việc điều tra và chứng minh hành vi phạm tội không dễ dàng. Một trong những khó khăn lớn nhất là chính nạn nhân không bị lừa mà là chủ động thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nên bị mất tiền.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề Kinh doanh ngoại tệ trái phép bị xử lý như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

TTO - Theo nghị định 88 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 31-12 tới, mua bán trái phép dưới 1.000 USD sẽ chỉ bị cảnh cáo thay vì phạt tới 90 triệu như vụ đổi 100 USD ở tiệm vàng như trước.

  • Miễn phạt 90 triệu đồng với người đổi 100 USD
  • Vụ đổi 100 USD: 'Cần Thơ có bài học kinh nghiệm sâu sắc'
  • Vụ đổi 100 USD: sửa quy định cho dân nhờ

Mua bán trái phép dưới 1.000 USD sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đây là thay đổi rất lớn so với quy định cũ tại nghị định 96 được Chính phủ ban hành năm 2014.

Quy định tại nghị định 88/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng phân loại vi phạm theo từng số tiền ngoại tệ trao đổi, mua bán trên thị trường.

Theo đó, hành vi mua bán ngoại tệ dưới 1.000 USD [hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương] giữa cá nhân hoặc tại tiệm vàng, điểm thu đổi ngoại tệ không được cấp phép sẽ bị phạt cảnh cáo.

Trường hợp số tiền ngoại tệ mua bán trái phép từ 1.000-10.000 USD sẽ bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Mức phạt tăng lên 20-30 triệu đồng nếu số tiền mua bán hoặc thanh toán bằng ngoại tệ từ 10.000 đến dưới 100.000 USD.

Mức phạt này cũng áp dụng nếu đại lý mua bán ngoại tệ không niêm yết tỉ giá rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Còn với giao dịch từ 100.000 USD trở lên sẽ bị phạt tối đa 100 triệu đồng. Riêng hành vi xuất nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt bất hợp pháp sẽ bị phạt đến 250 triệu đồng.

Nghị định này cũng quy định xử phạt bằng tiền 30-50 triệu đồng với đại lý đổi ngoại tệ đồng thời làm đại lý cho nhiều ngân hàng hoặc vận chuyển ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam trái pháp luật.

Trước đó nghị định 96 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng quy định phạt 80-100 triệu đồng với hành vi mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép đổi ngoại tệ.

Từ quy định này, một số trường hợp dù chỉ đổi 100 USD đã bị phạt đến 90 triệu đồng như trường hợp của ông Nguyễn Cà Rê tại Cần Thơ. Ông Rê là một thợ điện, được người thân cho tờ 100 USD, khi đem đến đổi ở một tiệm vàng thì bị phát hiện và xử phạt.

Vụ việc trên đã gây tranh cãi rất lớn, nhiều ý kiến cho rằng đổi 100 USD mà bị phạt 90 triệu đồng là quá nặng. Cũng có ý kiến cho rằng nên căn cứ vào tính chất vụ việc, vì họ được người thân cho tiền, đi đổi chứ không phải là đi mua hay kinh doanh ngoại tệ.

Quyết định xử phạt trên sau đó đã được thu hồi. Sau đó Ngân hàng Nhà nước cũng đề xuất sửa nghị định 96.

Chủ Đề