Da vẻ nổi là bệnh gì

Có những đột biến lạ chuyển “hại thành lợi”, trong số này có bệnh dermatographia hay dermatographism, biến làn da người bệnh thành một bức họa hay chiếc bảng vẽ như trường hợp của nữ tiến sĩ y khoa Zoe Waller, giảng viên Khoa Dược, ÐH East Anglia [Anh] là một ví dụ.

Nữ tiến sĩ Zoe Waller năm nay 38 tuổi, mắc bệnh da vẽ nổi, căn bệnh khoa học chưa có nhiều thông tin, đặc biệt là nguyên nhân. Bệnh có thể kéo dài nhiều năm mà không cần chữa trị, 95% là mạn tính không thể giải quyết triệt để, đôi khi tự khỏi hoặc bị suốt đời. Đây không phải là một căn bệnh đe dọa cuộc sống và cũng không lây nhiễm nên được xem là vô hại.

Là một giảng viên đại học dược nên nữ tiến sĩ Zoe Waller rất hiểu bệnh tình, đôi khi Waller còn sử dụng ngay căn bệnh này để làm bảng vẽ để phục vụ cho việc giảng dạy, phương pháp truyền thụ kiến thức rất đặc biệt, nếu không nói là xưa nay hiếm. Theo lời Zoe Waller, da của chị rất nhạy cảm, chỉ cần một vết trầy mạnh hoặc một áp lực nhỏ tác động, ngay lập tức máu dồn về và nổi rõ đường gân màu hơi đỏ.

Sử dụng bệnh để hỗ trợ giảng dạy Để làm công cụ để hỗ trợ giảng dạy và thay vì giấu bệnh, Zoe Waller thường dùng vật cứng như bút chì vẽ lên da, sau đó các hình vẽ này hiện lên theo đúng ý định chủ quan, giống như viết trên bảng hay trên giấy, chỉ có điều không phải bằng phấn hay mực mà bằng những vật cứng.

Zoe Waller tâm sự, do dạy môn học nói về các thành phần hóa học của thuốc nên buộc phải dùng đến bảng để minh họa và nhờ có cánh tay nên mọi thứ nhanh hơn và tiện hơn. Đặc biệt, gợi tính tò mò nên học sinh tiếp thu bài rất nhanh.

“Tôi cần truyền đạt khoảng 100 loại thuốc trong một học kỳ nên hàng ngày đều phải dùng đến cánh tay để viết, vẽ công thức nên học sinh cũng rất tò mò, hứng thú”, Zoe Waller tâm sự.

Zoe Waller phát hiện thấy mình mắc bệnh lạ này cách đây hai năm, nhưng do lạ, không đau nên không chữa chạy. Ban đầu, da khác thường, ngứa và khó chịu kiểu như dị ứng, thậm chí bác sĩ cũng kết luận là dị ứng nhưng lâu ngày quen dần. Nhiều người tò mò, kể cả học sinh rất khoái xem cô giáo giảng bài. Nhiều người ái ngại, sợ như vậy sẽ làm cho bệnh tình trầm trọng thêm, nhưng thực ra chẳng hề hấn gì, không đau mà cũng chẳng ngứa.

Bệnh dermatographism có cần chữa trị? Dermographia là một dạng bệnh mề đay. Các vết đỏ nổi lên và to dần là do quá trình giải phóng histamin từ các tế bào da được gọi là các tế bào mast, xuất hiện khi có ma sát mạnh, thậm chí vuốt ve da cũng có thể gây ra các nốt lằn này, tuy nhiên nếu nhiệt độ cao có thể gây ngứa, khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh đến nay khoa học chưa biết rõ, đôi khi bệnh tự khỏi, đôi khi bị suốt đời và thường là vô hại, không đe dọa tính mạng và không lây nhiễm. Các nhà khoa học tình nghi đến một số nguyên nhân như stress, quần áo quá chật hoặc cọ xát do thay đổi thời tiết đột ngột.

Bệnh da vẽ nổi thường gặp nhất của mề đay vật lý, có thể xuất hiện cùng với các dạng mề đay khác. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng ở nhóm phụ nữ khi mang thai, tiền mãn kinh.

Triệu chứng thường gặp khi các tế bào mast ở bề mặt da tự sản xuất histamin mà không cần sự hiện diện của bất kỳ loại kháng nguyên nào, làm cho vùng da bị sưng lên. Do lớp màng bao bọc xung quanh tế bào mast bị suy yếu nên dễ bị phá vỡ bởi áp lực và tạo ra phản ứng dị ứng, đôi khi dễ nhầm với phản ứng dị ứng xảy ra do các kháng nguyên ngoại lai.

Những mảng mề đay hay đường hằn thường xuất hiện vài phút, đôi khi đau rát và ngứa, nhưng cũng có trường hợp bình thường không bị kích thích hay dị ứng, tự biến mất trong vòng vài phút mà không cần điều trị, nhưng có trường hợp ngứa đỏ kéo dài đến vài giờ.

Chúng ta nên tránh kích thích da và giảm ngứa càng nhiều càng tốt bằng cách chọn quần áo thoáng mát, thoải mái; tránh tiếp xúc với nước quá nóng; lau khô người một cách nhẹ nhàng sau khi tắm; Nếu nghi ngờ tổn thương da do thuốc, nên ngưng loại thuốc đó nếu an toàn. Sử dụng thuốc kháng histamin để giảm triệu chứng, nhất là nhóm kháng histamin không gây nghiện.

Da vẽ nổi có thể diễn tiến kéo dài trong vài tháng hoặc vô định. Tuy nhiên, ở nhiều bệnh nhân, da vẽ nổi sẽ lặn sau một hoặc hai năm, hoặc tối thiểu vết hằn da sẽ giảm mức độ tổn thương cho đến khi không còn gây ra bất kỳ triệu chứng đáng kể nào nữa.

Nổi mề đay [mày đay] là một dạng phát ban ngứa trên da. Các nốt sần nổi lên [vết phát ban] xuất hiện khi các tế bào da tiết ra các chất hóa học như histamine. Chúng có thể khác nhau về kích thước, và có thể có màu trắng hoặc đỏ. Mỗi vết phát ban có thể tồn tại vài phút hoặc vài giờ và có thể thay đổi hình dạng.

Nhiều thứ có thể gây ra mề đay, bao gồm thức ăn, thuốc, cao su, côn trùng cắn và các loại vi-rút. Người ta thường không tìm ra nguyên nhân cụ thể của mề đay và tình trạng phát ban sẽ tự khỏi. Đôi khi các vết phát ban tồn tại trong một thời gian dài [mày đay mạn tính]. Điều này có thể do một bệnh lý tiềm ẩn khác.

Bác Sĩ Gia Đình của tôi sẽ làm gì vào lúc này?

Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi để giúp tìm ra điều gì đã khiến quý vị bị nổi mề đay. Bác sĩ cũng có thể:

  • Làm các xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn
  • Kê toa thuốc cho quý vị để giúp làm hết phát ban và giảm ngứa
  • Thảo luận về những yếu tố kích ứng quý vị có thể tránh
  • Giới thiệu quý vị đến bác sĩ chuyên khoa [bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ miễn dịch học], nếu cần

Bác sĩ sẽ giới thiệu quý vị đến Khoa Cấp cứu ngay lập tức nếu họ nghĩ rằng quý vị đang gặp phải một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Bác Sĩ Gia Đình của tôi sẽ làm gì sau đó?

Bác sĩ có thể muốn gặp lại quý vị sau khoảng một tuần để xem tình trạng phát ban như thế nào, sau khi đã áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp điều trị. Nếu không có thay đổi lớn về tình trạng phát ban, bác sĩ có thể:

  • Làm thêm các xét nghiệm máu
  • Tăng liều lượng thuốc của quý vị hoặc thay đổi thuốc
  • Giới thiệu quý vị đến bác sĩ chuyên khoa, nếu cần thiết

Tôi nên làm gì?

Tránh các yếu tố gây kích ứng đã biết như đã thảo luận với Bác Sĩ Gia Đình của quý vị. Tránh những thứ làm trầm trọng thêm tình trạng phát ban như nhiệt độ nóng, căng thẳng hoặc bia rượu. Uống thuốc theo chỉ dẫn của Bác Sĩ Gia Đình.

Tôi nên hỏi bác sĩ của mình những gì?

  • Liệu thuốc men có ích không?
  • Tôi có thể bị dị ứng với cái gì?
  • Tôi cần làm những xét nghiệm gì?
  • Tôi có thể làm gì để ngăn phát ban quay trở lại?

Các định dạng nội dung khác, chia sẻ và in ấn

  • View PDF in the following languages

    File Size - 0.6 MB
  • Listen to audio version of this page

    Select audio language

Quan trọng: Thông tin này dành cho người đã nhận được chẩn đoán từ bác sĩ của họ. Thông tin không được thiết kế để dùng cho việc chẩn đoán tình trạng bệnh hoặc thay thế cho việc chăm sóc y tế lâu dài.

Chủ Đề