Đại học Duy Tân có bảo nhiều chương trình đào tạo đạt kiểm định ABET

ABET - Accreditation Board for Engineering and Technology [Tổ chức Kiểm định các Chương trình Đào tạo Kỹ thuật - Công nghệ], Mỹ đã chính thức công bố kết quả kiểm định 2 chương trình đào tạo của Đại học [ĐH] Duy Tân: Kỹ thuật Mạng và Hệ thống Thông tin Quản lý

Hai chương trình này đã được công nhận đạt chuẩn Kiểm định Quốc tế ABET của Mỹ vào ngày 27-8-2019 dựa trên kết quả của chuyến thăm kiểm định năm ngoái từ ngày 28 đến 30-10-2018. Theo đó, ĐH Duy Tân trở thành trường đại học thứ 2 của Việt Nam có các chương trình đạt chuẩn kiểm định ABET, sau trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP HCM [2014], và là cơ sở giáo dục thứ 3 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định này nếu tính cả trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng [2018]. Duy Tân là trường đại học đầu tiên của Việt Nam có các chương trình về kỹ thuật mạng và hệ thống thông tin quản lý đạt chuẩn kiểm định ABET. Trường cũng là đơn vị ngoài công lập đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET.

Các chuyên gia đánh giá ABET trong buổi làm việc tại Trường ĐH Duy Tân

Kiểm định quốc gia và quốc tế đang trở thành xu hướng của các trường đại học Việt Nam hiện nay nhằm đảm bảo cho sinh viên được học tập với những chương trình đào tạo đạt chuẩn, chất lượng và tiên tiến nhất. Trong số rất nhiều đơn vị, tổ chức thực hiện công tác kiểm định ngoài và độc lập, ABET thường được xem là tổ chức kiểm định uy tín nhất thế giới cho các chương trình kỹ thuật và công nghệ.

ABET được thành lập năm 1932 với 4 Ủy ban Kiểm định gồm: Ủy ban Khoa học Ứng dụng [ASAC], Ủy ban Khoa học Điện toán [CAC], Ủy ban Kỹ thuật [EAC], và Ủy ban Công nghệ [TAC].

Các thành viên thuộc 4 Ủy ban này đến từ 35 hiệp hội nghề nghiệp uy tín của Mỹ như: ASHRAE, SPE, SME,… với hơn 2.200 tình nguyện viên là các nhà khoa học, các chuyên gia, doanh nhân hàng đầu trên toàn thế giới. Hiện tại, đã có 4.005 chương trình đào tạo thuộc 793 trường đại học và cao đẳng ở 32 quốc gia được kiểm định ABET. Nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới đã tham gia kiểm định ABET cho các chương trình đào tạo như: ĐH Khoa học Ứng dụng [Áo]; ĐH Khoa học và Công nghệ Mody [Ấn Độ]; ĐH AMA [Philippines]; hay các trường đại học kỹ thuật nổi tiếng của Mỹ như: Học viện Kỹ thuật Massachusetts [MIT], Đại học California ở Berkeley [UCB], ĐH Carnegie Mellon [CMU], ĐH Johns Hopkins, ĐH Duke,…

Trong 3 ngày từ 28 đến 30-10-2018, Đoàn Kiểm định gồm 3 thành viên của Tổ chức Kiểm định ABET đã đến ĐH Duy Tân để thực hiện kiểm định 2 chương trình đào tạo là Kỹ thuật Mạng và Hệ thống Thông tin Quản lý. Đoàn đã thực hiện kiểm định chương trình đào tạo thông qua 9 tiêu chí gồm: Students [Người học], Program Educational Objectives [Mục tiêu của Chương trình Đào tạo], Student Outcomes [Chuẩn Đầu ra], Continuous Improvement [Cải tiến Chất lượng Liên tục], Curriculum [Chương trình Đào tạo], Faculty [Đội ngũ Giảng viên], Facilities [Cơ sở Vật chất], Institutional Support [Cam kết của Nhà trường], Program Criteria [Các chuẩn riêng của chương trình].

Hệ thống máy tính hiện đại tại ĐH Duy Tân

Sau thời gian làm việc nghiêm túc và khách quan, Tổ chức Kiểm định các Chương trình Đào tạo Kỹ thuật - Công nghệ - ABET đã chính thức công nhận 2 chương trình đào tạo Kỹ thuật Mạng và Hệ thống Thông tin Quản lý của ĐH Duy Tân đã đạt chuẩn kiểm định ABET với mức kiểm định cao nhất là 6 năm, tính đến ngày 30-9-2025. Đặc biệt, ngay ở thời điểm kết thúc chuyến thăm kiểm định vào tháng 10-2018, chương trình Kỹ thuật Mạng của nhà trường đã đạt mọi yêu cầu kiểm định ABET; trong khi chương trình Hệ thống Thông tin quản lý cần thêm một ít thời gian để khắc phục một số thiếu sót không đáng kể.

Cả 2 chương trình đào tạo, tính đến thời điểm này, đều đã đáp ứng 100% các yêu cầu của các tiêu chí kiểm định của Ủy ban Khoa học Điện toán [CAC], ABET. Để đạt được kết quả này, ĐH Duy Tân đã dành thời gian lên tới hơn 6 năm để xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng đào tạo, và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học được diễn ra một cách thuận lợi và chất lượng nhất.

TS. Lê Nguyên Bảo - Hiệu trưởng ĐH Duy Tân cho biết: "Hơn 8 năm nay, ĐH Duy Tân đã có những bước phát triển mang tính đột phá trong cả công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo. Số lượng công bố quốc tế qua mỗi năm đều tăng rất nhanh đưa ĐH Duy Tân lên xếp hạng thứ 4 trong Top 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu của Việt Nam có số lượng công bố ISI nhiều nhất trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019. Cùng với nghiên cứu khoa học, ĐH Duy Tân cũng nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo qua việc đạt được nhiều chuẩn kiểm định quốc gia và quốc tế. Đạt được chuẩn kiểm định ABET vào đúng dịp ĐH Duy Tân kỷ niệm 25 năm thành lập trường sẽ là cột mốc để nhà trường tiếp tục nỗ lực trên mọi công tác nhằm nâng cao chất lượng dạy và học."

TS. Trần Nhật Tân, Giám đốc Trung tâm Kiểm định Chất lượng, Đại học Duy Tân cho biết thêm: "Chuẩn kiểm định ABET được xem là uy tín và danh giá nhất của Mỹ, nếu không muốn nói là nhất thế giới. Thế nên, đạt kiểm định ABET sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu của ĐH Duy Tân là quốc tế hóa chương trình đào tạo Công nghệ - Kỹ thuật nói chung và các chương trình công nghệ thông tin nói riêng. Chương trình đào tạo ở các quốc gia đạt chuẩn kiểm định ABET sẽ được các đại học và doanh nghiệp Mỹ công nhận tín chỉ, công nhận văn bằng tương đương với các chương trình đào tạo được học tập ngay ở Mỹ. Điều này là vô cùng thuận lợi để triển khai các chương trình tuyển sinh viên nước ngoài, trao đổi sinh viên và giảng viên giữa ĐH Duy Tân với các trường đại học trên thế giới. Không ít thì nhiều, từ đây có thể khẳng định Duy Tân là một đơn vị đào tạo kỹ thuật và công nghệ thông tin có chất lượng của Việt Nam cũng như trong khu vực, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI đặt tại Việt Nam và các nước sở tại."

Anh hùng lao động, Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Duy Tân cho biết trường sẽ tiếp tục kiểm định ABET cho các chương trình kỹ thuật và công nghệ khác của nhà trường từ năm nay cũng như trong các năm đến.

== THÔNG TIN THÊM VỀ CÁC KHÓA HỌC CỦA ĐẠI HỌC DUY TÂN TRÊN EDUNET : Tại Đây

Chương trình này được công nhận đạt chuẩn kiểm định quốc tế ABET của Mỹ vào ngày 24.8.2021, dựa trên kết quả của đợt kiểm định [online] năm ngoái từ ngày 6 đến 9.12.2020.

Đây là chương trình đào tạo thứ 4 đạt chuẩn kiểm định ABET của ĐH Duy Tân, sau 3 chương trình đào tạo gồm:

- Kỹ thuật Mạng,

- Hệ thống Thông tin Quản lý, được công nhận kiểm định vào tháng 8.2019.

- Công nghệ/Kỹ thuật Điện-Điện tử, được công nhận kiểm định vào tháng 8.2020.

Chương trình Công nghệ/Kỹ thuật Phần mềm của ĐH Duy Tân đạt Kiểm định ABET, Mỹ

ĐH Duy Tân là trường ĐH thứ 2 của VN có các chương trình đạt chuẩn kiểm định ABET, sau trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM [2014]. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 4 trường đạt kiểm định ABET:

- ĐH Duy Tân là trường có số chương trình được kiểm định nhiều nhất với 4 chương trình.

- Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM có 2 chương trình.

- Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM có 2 chương trình.

- Trường Cao đẳng Cao Thắng có 2 chương trình.

Đáng chú ý, cả 4 chương trình đạt kiểm định ABET của ĐH Duy Tân đều đạt ở mức cao nhất: 6 năm.

Điểm mạnh của chương trình Công nghệ/Kỹ thuật Phần mềm tại ĐH Duy Tân đã được ABET ghi nhận và đánh giá cao thông qua nhận xét: “Nhà trường đã thiết lập mối liên kết hợp tác với 15 trường ĐH trên thế giới, trong đó có 4 trường ở Mỹ. Một trong số đó phải kể đến chương trình hợp tác ‘Đào tạo - Tập huấn Giảng viên’ với Viện Nghiên cứu Phần mềm [ISR] của ĐH Carnegie Mellon, Mỹ. Chương trình hợp tác này được thực hiện hàng năm tại Mỹ hoặc tại Việt Nam. Sự hợp tác này đã cung cấp cho các giảng viên cơ hội tốt nhất để nâng cao các kiến thức và kỹ năng của họ, từ đó có tác động tích cực đến chất lượng dạy và học trong chương trình. Các liên kết hợp tác này cũng góp phần bổ sung tính toàn cầu hóa cho các chương trình đào tạo, mở rộng cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp các ngành Công nghệ - Kỹ thuật của nhà trường theo đuổi các chương trình học cao hơn ở nước ngoài”.

Toàn cảnh đợt kiểm định ABET online năm ngoái từ ngày 6 đến 9.12.2020

Được xem là tổ chức kiểm định uy tín nhất thế giới, là tiêu chuẩn “vàng” cho các chương trình Kỹ thuật và Công nghệ, rất nhiều trường ĐH nổi tiếng thế giới đã tham gia kiểm định ABET cho các chương trình đào tạo của mình. Tiêu biểu trong số đó có: ĐH Khoa học Ứng dụng [Áo], ĐH Khoa học và Công nghệ Mody [Ấn Độ], ĐH AMA [Philippines]…; hay các trường ĐH kỹ thuật nổi tiếng của Mỹ như: Học viện Kỹ thuật Massachusetts [MIT], Đại học California ở Berkeley [UCB], ĐH Carnegie Mellon [CMU], ĐH Purdue, ĐH Johns Hopkins, ĐH Duke...

ABET được thành lập năm 1932 với 4 Ủy ban Kiểm định gồm:

- Ủy ban Khoa học Ứng dụng [ASAC],

- Ủy ban Khoa học Điện toán [CAC],

- Ủy ban Kỹ thuật [EAC], và

- Ủy ban Công nghệ - Kỹ thuật [ETAC].

Các thành viên thuộc 4 ủy ban này đến từ 35 hiệp hội nghề nghiệp uy tín của Mỹ như: ASHRAE, SPE, SME… với đông đảo các tình nguyện viên là các nhà khoa học, các chuyên gia và nhà tuyển dụng hàng đầu trên toàn thế giới. Hiện tại, đã có hơn 4.307 chương trình đào tạo thuộc 846 trường ĐH và cao đẳng ở 41 quốc gia được kiểm định bởi ABET. Có hơn 175.000 sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình được ABET công nhận mỗi năm và hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đã nhận được bằng từ các chương trình được ABET công nhận kể từ năm 1932.

Khác với cách đánh giá và công nhận theo cấp độ đáp ứng từ 1-7 [bởi AUN-QA hay kiểm định trong nước], để được ABET công nhận đạt kiểm định ở mức cao nhất [6 năm], các chương trình đào tạo cần đáp ứng tuyệt đối 100% các tiêu chí theo yêu cầu của ABET. Nếu có bất kỳ một tiêu chí nào thuộc chương trình đào tạo không đáp ứng theo yêu cầu của ABET, chương trình đó xem như không được kiểm định hoặc chỉ có thể được xem xét công nhận có điều kiện tạm thời ở mức độ tối đa là 2 năm.

Sau quá trình kiểm định nghiêm túc và khách quan, Tổ chức Kiểm định ABET đã công nhận chương trình Công nghệ/Kỹ thuật phần mềm của ĐH Duy Tân đạt kiểm định ABET với mức kiểm định cao nhất là 6 năm, tính đến ngày 30.9.2026.

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ/Kỹ thuật phần mềm của ĐH Duy Tân đã đáp ứng 100% các tiêu chí kiểm định của Tổ chức Kiểm định ABET. Kết quả này bắt nguồn từ những chuẩn bị rất chu đáo của ĐH Duy Tân qua nhiều năm. Trong đó phải kể đến:

- Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao,

- Chú trọng vào việc giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy để đáp ứng các chuẩn đầu ra của chương trình,

- Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế,

- Nâng cấp trang thiết bị thực hành phục vụ thí nghiệm - thực hành và nghiên cứu chuyên sâu.

Lĩnh vực CNTT của ĐH Duy Tân có vị trí cao trên các Bảng Xếp hạng Thế giới

TS Nguyễn Đức Mận - Trưởng Chương trình Kỹ thuật Phần mềm, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế cho biết: “Việc đạt được kiểm định ABET ngày hôm nay cho chương trình Công nghệ/Kỹ thuật phần mềm là kết quả của cả một quá trình đầu tư mang tính chiến lược của lãnh đạo nhà trường bắt đầu từ năm 2008, khi hợp tác với Viện Nghiên cứu Phần mềm - ĐH Carnegie Mellon [CMU], Mỹ để chuyển giao công nghệ, ‘nhập khẩu’ chương trình và nội dung, đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH chất lượng cao cho xã hội.

Suốt từ năm 2008 đến nay, Trường ĐH Duy Tân đã đưa đi đào tạo, tập huấn hơn 150 lượt cán bộ, giảng viên tại CMU và tại Việt Nam để cập nhật nội dung, phương pháp đào tạo. Đồng thời, nhà trường cũng được phía Viện Nghiên cứu Phần mềm CMU cử các chuyên gia sang đánh giá, tư vấn và huấn luyện đội ngũ hằng năm. Với sự đầu tư chiến lược và kết quả đạt được sau hơn 10 năm triển khai chương trình, năm 2019, Duy Tân đã bắt đầu đăng ký kiểm định ABET ngành Công nghệ/Kỹ thuật phần mềm thuộc Ủy ban Kỹ thuật EAC - Ủy ban Kiểm định các ngành Công nghệ. Để đạt được kiểm định ABET thuộc Ủy ban Kỹ thuật EAC là không hề đơn giản. Một chương trình công nghệ đạt toàn bộ các tiêu chuẩn của EAC đòi hỏi cả một quá trình xây dựng, điều chỉnh, cải tiến liên tục về nội dung giảng dạy, chất lượng giảng dạy, đội ngũ, hợp tác doanh nghiệp, cơ sở vật chất… Tất cả nhằm đáp ứng được chuẩn đầu ra của người học mà ABET đã thay đổi và áp dụng từ năm 2018”.

Cũng theo TS Nguyễn Đức Mận, đối với Ủy ban Kỹ thuật EAC, các chuyên gia đánh giá chương trình sẽ xem xét, đánh giá một cách toàn diện với một số điều kiện cần và đủ, khắt khe hơn các ủy ban khác. Trong đó, tập trung nhiều vào việc đánh giá chất lượng nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, xem xét từng hồ sơ giảng dạy, tính logic của chương trình, tính cập nhật và hiện đại của chương trình, việc đảm bảo cung cấp cho người học năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp mang tính thời đại, hay chương trình có đánh giá được kỹ năng làm việc nhóm, khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai hay không. Để đánh giá các vấn đề này, đoàn kiểm định đã phỏng vấn gần như 100% giảng viên tham gia giảng dạy chương trình [kể cả các giảng viên thỉnh giảng], sinh viên đang học, cựu sinh viên, doanh nghiệp… và đã nhận được nhiều nhận xét rất tốt.

Đặc biệt, đoàn đánh giá quan tâm đến chất lượng các Đồ án Thiết kế-Triển khai [Design-Implement], Đồ án Capstone… của sinh viên dựa trên phương pháp đào tạo CDIO và “học qua làm” đã được nhà trường áp dụng nhiều năm qua; do đó, điểm mạnh này đã trở thành lợi thế để chương trình Công nghệ/Kỹ thuật phần mềm của ĐH Duy Tân được công nhận đạt Kiểm định ABET hôm nay.

Sinh viên Đinh Viết Nhật Tân cùng nhiều bạn bè đã đăng ký học đại học trên giảng đường Duy Tân

Chương trình Công nghệ/Kỹ thuật phần mềm của ĐH Duy Tân nhiều năm trở lại đây đã thu hút đông đảo các thí sinh có điểm thi rất cao trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT theo học. Trong đó năm nay, 2021, có em Ngô Lê Hoàng đạt 24,45/30 điểm, Đinh Viết Nhật Tân đạt 25,8/30 điểm, Nguyễn Minh Phú đạt 25,85/30 điểm…

Tân sinh viên Nhật Tân [đến từ Gia Lai] được trao Học bổng Toàn phần của ĐH Duy Tân, đã chia sẻ: “Mong ước trở thành một lập trình viên giỏi, có việc làm tốt sau khi tốt nghiệp, nên ngay từ khi học phổ thông, em đã chú tâm tìm hiểu kỹ lưỡng các trường ĐH có chương trình đào tạo chất lượng trên cả nước để theo học. Em nhận thấy chương trình đào tạo ngành Công nghệ/Kỹ thuật phần mềm ở ĐH Duy Tân rất tốt khi có hợp tác đào tạo với ĐH Carnegie Mellon của Mỹ với cơ sở vật chất vô cùng hiện đại, thầy cô rất giỏi chuyên môn. Khi vừa nhận được thông tin đã trúng tuyển vào trường, em biết thêm là chương trình mình theo học đã đạt Kiểm định ABET của Mỹ. Đây là bằng chứng khẳng định chất lượng đào tạo chương trình Công nghệ/Kỹ thuật phần mềm của nhà trường, và giúp em thêm yên tâm về quyết định chọn Duy Tân để theo học ĐH”.

Thời gian gần đây, các lĩnh vực CNTT của ĐH Duy Tân luôn có vị trí rất cao trên các bảng xếp hạng thế giới. Trong đó, lĩnh vực đào tạo Khoa học máy tính-Kỹ thuật máy tính của ĐH Duy Tân đã:

- Xếp trong Top 301-400 thế giới - đứng trong Top đầu tại VN trong Bảng xếp hạng 500 ĐH tốt nhất thế giới ở “Bảng Xếp hạng Toàn cầu về các Ngành học” - Global Ranking of Academic Subjects 2021, GRAS do tổ chức Xếp hạng Shanghai Ranking Consultancy [Trung Quốc] công bố.

- Xếp vị trí thứ 3 tại VN và 691 trên thế giới theo Bảng xếp hạng Học thuật Toàn cầu URAP 2020-2021.

 

Các ngành học của ĐH Duy Tân được URAP xếp hạng

ĐẠI HỌC DUY TÂN

- Top 700 Trường ĐH tốt nhất Thế giới theo Xếp hạng của Shanghai Ranking năm 2021.

- 1 trong 400 ĐH Tốt nhất châu Á năm 2021 theo QS Asian University Rankings.

- ĐH thứ 2 của VN đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.

- Xếp thứ 3 ĐH của VN [thứ 1482 thế giới] trên bảng xếp hạng các ĐH trên Thế giới - CWUR.

- Xếp thứ 2/12 ĐH của VN [thứ 770 thế giới] trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.

- Xếp thứ 2 của VN trên bảng xếp hạng Nature Index 2020.

- Xếp thứ 3 VN, 1470 Thế giới trên Bảng xếp hạng Website các Trường ĐH trên thế giới do Webometrics đánh giá và công bố vào tháng 07/2021.

- Ngành Khoa học Máy tính & Kỹ thuật có thứ hạng trong nhóm 301-400 Thế giới, Top 1 tại VN và Ngành Kỹ thuật Điện Điện tử có thứ hạng trong nhóm 401-500 Thế giới, đứng thứ 2 tại VN theo bảng xếp hạng Shanghai Ranking 2021.

Video liên quan

Chủ Đề