Đại học Sư phạm kỹ thuật hiệu trưởng

1. Công tác khảo thí.2. Công tác đối ngoại.3. Công tác hợp tác quốc tế.4. Công tác Nghiên cứu khoa học.5. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục.6. Công tác sinh viên và các trung tâm hỗ trợ sinh viên.7. Ký duyệt kế hoạch, chương trình tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi Olympic, thi kỹ năng nghề.8. Ký các chứng chỉ: Kỹ năng nghề, An toàn vệ sinh lao động, Giáo dục thể chất, Giáo dục QPAN, NVSP.9. Kỹ ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn trong hoạt động Kiểm định chất lượng giáo dục của Trường.10. Ký đánh giá kết quả rèn luyện, xác nhận tạm hoãn nghĩa vụ quân sự sinh viên, xác nhận vay vốn học tập đối với sinh viên.

11. Công việc khác theo phân công của Hiệu trưởng.

Phụ trách các đơn vị:

- Phòng Công tác sinh viên- Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế

- Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục

Theo đó, do Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chưa có Hiệu trưởng nên dự kiến Trường sẽ cấp, phát chứng nhận tốt nghiệp thay thế cho bằng tốt nghiệp trong thời gian nhà trường kiện toàn nhân sự.

Theo Nhà trường, quy định tại Thông tư 21/2019 về quy chế quản lý bằng tốt nghiệp do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký, "văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp".

Tuy nhiên, hiện nay trường chưa có quyết định công nhận hiệu trưởng nên chưa thực hiện việc cấp, phát bằng cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ theo kế hoạch dự kiến.

“Trong tháng 1/2022, trường sẽ tổ chức cấp, phát chứng nhận tốt nghiệp cho tất cả các học viên cao học, nghiên cứu sinh và sinh viên đã được công nhận tốt nghiệp trong thời gian trên. Chứng nhận tốt nghiệp có giá trị sử dụng thay thế cho văn bằng tốt nghiệp chính thức trong thời gian nhà trường kiện toàn nhân sự", thông báo nêu.

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. 

Trước đó, tháng 4/2021, Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có quyết nghị đối với PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh, Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy giữ chức vụ Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ông Nguyễn Trường Thịnh được Hội đồng trường giao phụ trách nhà trường từ ngày 1/5/2021. Tuy nhiên, tháng 7/2021, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thông báo lý do không công nhận Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đến tháng 8/2021, Bộ GD&ĐT có văn bản gửi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM trả lời công văn giải trình của Hội đồng trường này liên quan đến việc thực hiện quy trình hiệu trưởng và yêu cầu xem xét trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng trường.

Tháng 10/2021, PGS.TS Ngô Văn Thuyên, Chủ tịch Hội đồng trường nộp đơn xin từ chức.

Ngày 29/11/2021, Hội đồng trường này đã họp xem xét đơn xin từ chức và bỏ phiếu đồng ý cho Chủ tịch Hội đồng trường là ông Ngô Văn Thuyên thôi chức vụ.

Giữa tháng 12/2021, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn và yêu cầu Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM kiện toàn Hội đồng trường và các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường.

Tuy nhiên đến nay, trường vẫn trống nhiều vị trí lãnh đạo: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Trưởng phòng Đào tạo.

PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh là người đang được giao phụ trách trường sau khi PGS.TS Đỗ Văn Dũng về hưu hồi đầu năm 2021.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là một trong những trường tốp đầu tại TP.HCM, quy mô của trường khoảng 30.000 sinh viên, học viên từ bậc đại học đến thạc sĩ, tiến sĩ.

MAI CÁT

Như “rắn mất đầu”

Cuối tháng 10, các thành viên Hội đồng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhận được đơn xin từ chức của ông Ngô Văn Thuyên, Chủ tịch Hội đồng trường. Trong đơn ông Thuyên cho biết vì lý do sức khỏe không tốt. Chức danh Chủ tịch hội đồng trường là do Bộ GD&ĐT quyết định công nhận nên quyền quyết định thuộc về Bộ GD&ĐT.

Cuối tháng 11, Hội đồng trường trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM vừa bỏ phiếu đồng ý cho Chủ tịch hội đồng trường là ông Ngô Văn Thuyên thôi chức vụ này. Ông Ngô Văn Thuyên được Bộ GD&ĐT công nhận tái đắc cử Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhiệm kỳ 2020 - 2025 từ tháng 12/2020. Trong thời gian ông Thuyên làm Chủ tịch Hội đồng trường, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã tổ chức bầu Hiệu trưởng nhiệm kỳ mới.

Nếu không kiện toàn bộ máy nhân sự, sinh viên sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất

Tuy nhiên, ngay sau đó, Bộ GD&ĐT đã có thông báo nêu lý do không công nhận hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025 theo đề nghị của Hội đồng trường. Lý do được Bộ GD&ĐT đưa ra là Hội đồng trường có thảo luận nhưng không biểu quyết, không ra nghị quyết về việc tiếp tục hay không tiếp tục giao thực hiện chức trách nhiệm vụ, thẩm quyền chức vụ phó hiệu trưởng đối với TS Trương Thị Hiền.

Do đó, đến thời điểm hiện tại, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM không có hiệu trưởng cũng không có Chủ tịch Hội đồng trường.

Yêu cầu trường kiện toàn lãnh đạo

Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã có văn bản có hướng dẫn và yêu cầu trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM kiện toàn Hội đồng trường và các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường. Văn bản đưa ra ngay sau khi đoàn công tác vào làm việc với trường để rà soát, xem xét và hướng dẫn việc thực hiện các quy định về Hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường.

Trên cơ sở báo cáo của đoàn công tác, Bộ yêu cầu tập thể lãnh đạo trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM xây dựng trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ phó hiệu trưởng đối với TS Trương Thị Hiền và các chức vụ quản lý cấp phòng, khoa và tương đương trở xuống đã hết thời hạn bổ nhiệm; xin ý kiến Đảng ủy trường và trình Hội đồng trường xem xét, quyết định.

Hội đồng trường thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của bà Trương Thị Hiền và các chức danh quản lý khác theo đúng quy định của pháp luật. Kiện toàn Hội đồng trường. Cụ thể thực hiện quy trình, thủ tục bổ sung 2 thành viên hội đồng; làm việc với các thành viên hiện tại để xin ý kiến về việc tiếp tục hoặc không tiếp tục tham gia Hội đồng trường; thực hiện trình tự, thủ tục thay thế [nếu có].

Cũng theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Hội đồng trường trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM thực hiện trình tự, thủ tục quyết định nhân sự hiệu trưởng hoặc giao quyền hiệu trưởng, đảm bảo yêu cầu với vị trí hiệu trưởng hoặc được giao quyền hiệu trưởng phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín để điều hành, quản lý hoạt động của trường đi vào ổn định; được đa số thành viên tập thể lãnh đạo mở rộng tín nhiệm.

Sau khi thực hiện xong quy trình nhân sự hiệu trưởng, Hội đồng trường, hiệu trưởng thực hiện việc xem xét, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ phó hiệu trưởng và các chức vụ quản lý cấp phòng, khoa và tương đương trở xuống theo thẩm quyền đối với từng chức vụ theo quy định.

Hội đồng trường căn cứ tình hình nhân sự cụ thể của trường [trong đó lưu ý xem xét về công tác rà soát quy hoạch để đảm bảo số lượng, chất lượng cho các quy trình lựa chọn nhân sự] nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi tiết [nội dung công việc, thời gian hoàn thành...] để triển khai thực hiện các nội dung trên, báo cáo bộ trước khi thực hiện.

Tuy nhiên, văn bản này đã nhận được một số ý kiến đặt vấn đề liệu Bộ GD&ĐT có vi phạm quyền tự chủ của các trường ĐH khi việc bầu, bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó là trách nhiệm của Hội đồng trường. Trao đổi với Tiền Phong, Bộ GD&ĐT cho biết đây là văn bản hướng dẫn trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM kiện toàn nhân sự, những hướng dẫn đưa ra đều dựa trên các căn cứ pháp luật.

Thực tế, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có hai phó hiệu trưởng là bà Trương Thị Hiền và ông Lê Hiếu Giang đều hết thời hạn bổ nhiệm theo nhiệm kỳ hiệu trưởng [năm 2020]. Nhưng sau đó, Ban cán sự Đảng, Bộ GD&ĐT đã có văn bản cho phép tiếp tục thực hiện chức trách nhiệm vụ đến khi nào có hiệu trưởng mới. Tuy nhiên, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM chỉ làm thủ tục cho ông Giang tiếp tục thực hiện, không xem xét bà Hiền. Theo quy định, trường phải xem xét và có văn bản, có thể cho tiếp tục hoặc không cho tiếp tục đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng.

Quy trình thủ tục gồm Hội đồng trường phải tổ chức bỏ phiếu, sau đó ban hành Nghị quyết. Chủ tịch Hội đồng trường dựa trên Nghị quyết để ban hành. Sau khi căn cứ trên các quy định của Pháp luật, Bộ GD&ĐT nhận thấy trường phải thực hiện các bước như trên đối với bà Trương Thị Hiền [quy trình thực hiện như đối với ông Lê Hiếu Giang]. Còn việc giao hay không giao trách nhiệm thì đó là việc của trường, không phải trách nhiệm của Bộ GD&ĐT.

Trong tháng 11, nhiều lãnh đạo giữ chức vụ nguyên hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phó phòng... trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM vừa bị kỷ luật do có sai phạm về tài chính. Theo kết luận, trường đã sử dụng, quyết toán không đúng quy định hơn 11 tỉ đồng tiền kinh phí cấp bù, miễn giảm học phí sư phạm do Bộ GD&ĐT cấp trong năm 2014.

Tình trạng thu, quản lý, sử dụng tiền ở nhiều lớp ôn thi, bồi dưỡng ở trường không thống nhất. Phòng Đào tạo còn phát hành văn bản mở các lớp đào tạo, ký các biên bản thỏa thuận, hợp đồng, thu nhiều khoản lệ phí... không đúng quy định. Kết luận chỉ ra, trách nhiệm đối với những sai sót trên thuộc về lãnh đạo trường thời điểm đó.

Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM khuyết vị trí hiệu trưởng nhiều tháng nay

Hôm nay [13.5], Ban cán sự đảng bộ Bộ GD-ĐT đã có kết luận tại buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, trong đó có nội dung liên quan đến việc giao quyền hiệu trưởng ngay trong tháng 5 này.

Ban cán sự đảng chỉ đạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và các đơn vị liên quan thuộc bộ thực hiện ngay các nhiệm vụ cấp bách, quan trọng.

Thứ nhất, tập thể lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phải tuân thủ, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, hướng dẫn của Ban cán sự đảng, Bộ GD-ĐT và Đảng ủy Khối ĐH, CĐ TP.HCM; thực hiện dứt điểm kết luận thanh tra của Bộ…

Thứ hai, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM khẩn trương có ngay giải pháp cấp văn bằng cho người học đã đủ điều kiện được cấp bằng tốt nghiệp, đảm bảo đúng quy định và quyền lợi của người học; chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng chậm cấp bằng tốt nghiệp cho người học đã đủ điều kiện.

Thứ ba, Thư ký hội đồng trường thay mặt hội đồng trường thực hiện ngay việc ký thông báo thu hồi thông báo số 07/TB-HĐT ngày 16.3.2021 theo chỉ đạo của Bộ và trên cơ sở quyết nghị của hội đồng trường tại phiên họp ngày 13.4, thời hạn hoàn thành chậm nhất ngày 17.5. Người phụ trách trường thực hiện các thủ tục cần thiết để khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đối với tiến sĩ Trương Thị Hiền, hoàn thành trước ngày 30.5.

Thứ tư, Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thống nhất giao quyền hiệu trưởng [hoặc phó hiệu trưởng phụ trách] có thời hạn từ 3 - 6 tháng để giải quyết các vấn đề cấp bách của nhà trường và thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, hoàn thành trong tháng 5 này.

Trong thời gian giao quyền hiệu trưởng [hoặc phó hiệu trưởng phụ trách], đoàn công tác của Bộ tiếp tục hướng dẫn nhà trường triển khai quy trình kiện toàn hội đồng trường, bầu chủ tịch hội đồng trường và nhân sự hiệu trưởng theo đúng quy định.

Thứ năm, trong quá trình kiện toàn hội đồng trường và kiện toàn ban lãnh đạo trường, ưu tiên phương án kiện toàn cấp uỷ trước khi kiện toàn hội đồng trường.

Ngoài ra, trong các nội dung còn lại đáng chú ý là giao Cục Quản lý chất lượng theo dõi, đôn đốc Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thực hiện nhiệm vụ cấp văn bằng cho người học đã đủ điều kiện được cấp bằng tốt nghiệp, đảm bảo đúng quy định và quyền lợi của người học; kịp thời báo cáo Ban cán sự đảng chỉ đạo.

Trước đó, Ban cán sự đảng Bộ GD-ĐT đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn vào ngày 11.5. Tại cuộc họp, Ban cán sự đảng kết luận nhiều nội dung, trong đó nhấn mạnh việc xử lý các vấn đề về công tác tổ chức nhân sự của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là nhiệm vụ cấp bách; cần ưu tiên, dành thời gian lãnh đạo, chỉ đạo và sẽ phối hợp chặt chẽ với Thành ủy TP.HCM, Đảng ủy Khối ĐH, CĐ TP.HCM quyết liệt chỉ đạo tập thể lãnh đạo nhà trường xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng để sớm ổn định các hoạt động của nhà trường…

Tính đến nay, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chưa có quyết định công nhận hiệu trưởng. Do vậy, trường tổ chức cấp phát giấy chứng nhận cho tất cả học viên, nghiên cứu sinh và sinh viên được công nhận tốt nghiệp thời gian qua. Giấy chứng nhận tốt nghiệp có giá trị sử dụng thay thế cho văn bằng tốt nghiệp chính thức trong thời gian nhà trường kiện toàn nhân sự. Tính đến đầu năm nay, số người tốt nghiệp chưa nhận bằng gồm 67 thạc sĩ, 3 tiến sĩ, gần 1.700 sinh viên ĐH chính quy và gần 900 không chính quy.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề