Đại học Y Dược Huế có tốt không

[TN&MT] - Thành lập vào tháng 3/1957 và cho đến nay đã trải qua gần 65 năm hoạt động, Trường Đại học Y - Dược Huế đã và đang không ngừng vươn lên, thực hiện tốt công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh và chỉ đạo tuyến y tế cơ sở.

Với mô hình “Trường học- Bệnh viện”, Trường Đại học Y - Dược Huế đang đảm trách song song 2 mảng cực kỳ quan trọng là khám chữa bệnh và đào tạo nguồn nhân lực y tế. Hiện, Trường đã đào tạo được hơn 28.000 cán bộ y tế trình độ đại học và hơn 13.000 cán bộ y tế trình độ sau đại học cho ngành y tế khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. 

Trường Đại học Y - Dược Huế

Đổi mới chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế

Để tiếp tục khẳng định vị thế cơ sở đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe uy tín trong khu vực và cả nước, trong năm qua, Trường Đại học Y - Dược Huế đã tích cực hoàn thiện đổi mới nội dung chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp, dựa trên năng lực cho 2 ngành đào tạo là Bác sĩ Y khoa và Bác sĩ Răng Hàm Mặt. Đây là mô hình giáo dục y khoa tiên tiến trên thế giới hiện nay, hướng đến chuẩn Liên đoàn Giáo dục Y khoa quốc tế [WFME] và chuẩn bị tốt cho lộ trình sát hạch năng lực hành nghề y khoa của Bộ Y tế. 

Sau khi khóa đào tạo đầu tiên của chương trình mới tốt nghiệp năm 2024, các chương trình sẽ được triển khai kiểm định theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Giáo dục Y khoa thế giới.    

GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy - Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược Huế cho biết, Nhà trường phấn đấu đến năm 2024 sẽ chuyển đổi hoàn toàn các chương trình đào tạo đại học và sau đại học sang mô hình tiên tiến tích hợp, dựa trên năng lực và phấn đấu đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục Y khoa theo tiêu chuẩn của Liên đoàn giáo dục Y khoa thế giới.

Lớp học thực hành theo chương trình đổi mới đào tạo ngành bác sĩ Răng Hàm Mặt

Song hành với chương trình đào tạo mới, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đổi mới chương trình đã được trang bị khá đồng bộ và hoàn chỉnh. Hoạt động cải tiến chất lượng liên tục [Continuous Quality Improvement - CQI] được chú trọng triển khai; hệ thống minh chứng được thu thập và tích lũy một cách đều đặn, phục vụ tốt cho công tác bảo đảm chất lượng giáo dục. Trong xu thế hội nhập và quốc tế hóa giáo dục và y tế, Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh các chương trình đào tạo quốc tế như đào tạo Thạc sĩ Công nghệ y sinh học liên kết với Đại học Sassari Ý; Tiến sĩ y sinh học liên kết với Đại học Tartu, Estonia; Thạc sĩ Điều dưỡng liên kết Đại học Khon Kaen, Thái Lan; hoàn thành đề án phát triển chương trình song ngữ Tiến sĩ Y tế công cộng và Tiến sĩ Y sinh học, thực hiện tuyển sinh trong năm 2021.

Ngoài ra, những năm gần đây, Trường Đại học Y - Dược Huế luôn tích cực tìm kiếm, phát triển quan hệ hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ thông qua nhiều hình thức hợp tác. Cùng với duy trì quan hệ hợp tác với trên 130 trường đại học, bệnh viện đại học và các tổ chức quốc tế; Trường còn tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, đón hàng trăm lượt khách từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,…đồng thời tiếp nhận hàng trăm lượt giảng viên, sinh viên quốc tế tham gia giảng dạy, thực tập lâm sàng và nghiên cứu.

Chủ động ứng phó với đại dịch COVID - 19

Trong bối cảnh dịch COVID - 19 đang diễn biến phức tạp, Trường Đại học Y - Dược Huế đã chủ động thực hiện thành công nhiệm vụ kép, vừa đảm bảo hoàn thành tốt chương trình kế hoạch đào tạo, vừa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ viên chức, người lao động, học viên và sinh viên; đồng thời tham gia tích cực và hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh của tỉnh và các tỉnh thành lân cận.

Sinh viên Đại học Y - Dược Huế tình nguyện tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại các chốt kiểm soát y tế

Nhà trường cũng đã triển khai thực hiện hiệu quả dự án “Hợp tác đào tạo và huy động lực lượng y tế đối phó với dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam” theo kế hoạch của Bộ Y tế và hợp tác với Tập đoàn Novartis Việt Nam nhằm hưởng ứng trực tiếp lời kêu gọi hành động của Chính phủ Việt Nam trong việc đào tạo bổ sung lực lượng nhân viên y tế nhằm phòng chống đại dịch COVID-19.

Trường đã đào tạo nâng cao năng lực ứng phó với dịch COVID-19 cho hàng trăm cán bộ y tế, sinh viên và học viên sau đại học. Thời gian qua, sinh viên và học viên của Trường đã tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch với tỉnh Thừa Thiên Huế tại các chốt kiểm soát y tế và hệ thống y tế cơ sở; tham hỗ trợ công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm đối với các đối tượng có yếu tố dịch tễ COVID-19, với số lượng lên đến hàng nghìn lượt sinh viên tham gia.

Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế cũng đã triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 với các hoạt động như tổ chức tập huấn kỹ thuật lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR chẩn đoán COVID-19 và thực hiện quy trình xét nghiệm chẩn đoán nhanh và chẩn đoán xác định virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-Time PCR, tăng cường sàng lọc bằng máy đo nhiệt độ cơ thể không tiếp xúc. Đồng thời, tiếp tục phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, liên tục ứng dụng có kết quả tốt các kỹ thuật mới, tiên tiến, nổi bật trong điều trị và khám chữa bệnh...

Đại học Y Dược Huế: “Cái nôi” đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

[ĐCSVN] - Trường Đại học Y Dược Huế, Đại Học Huế là Trường đầu tiên trong khối ngành đào tạo sức khoẻ được cấp Giấy chứng nhận “Kiểm định chất lượng giáo dục trường Đại học”.

Trường Đại học Y khoa Huế được thành lập ngày 28/3/1957. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Trường đã vươn lên lớn mạnh không ngừng và thực hiện tốt các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh cũng như chỉ đạo tuyến y tế cơ sở. Cho đến nay, Trường đãđào tạo được gần 20.000 bác sĩ, dược sĩ, cử nhânđại học và hơn 8.000 học viên sauđại học. Các thế hệ sinh viên tốt nghiệp luôn nêu cao y đức, tích cực đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, có nhiều người đang giữ trọng trách trong ngành Y tế từ Trung ương đến địa phương.

Trường Đại học Y Dược Huế

Hiện Nhà trường đang đào tạo 29 ngành vàchuyên ngành đào tạo đại học hệ chính quy và liên thông, trong đó 9 ngành đào tạo đại học chính quy, 8 ngành đại học liên thông chính quy và 12 ngành và chuyên ngành đại học liên thông hệ vừa học vừa làm. Hằng năm, số lượng tuyển sinh gần 2.000 sinh viên, đưa quy mô đào tạo đại học các hệ lên 10.850 sinh viên. Chương trình đào tạo chính quy được thiết kế đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đang thực hiện cải cách chương trình đào tạo theo hướng tích hợp các phương pháp dạy học hiện đại gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo dựa trên năng lực thông qua hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ giáo dục hiệu quả cho 2 ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt, làm nền tảng để nhân rộng thành công sang các ngành đào tạo khác của bậc đại học và thí điểm một số chuyên ngành sau đại học. Bên cạnh đó, Trường hiện cũng đào tạo 96 chuyên ngành sauđại học, trong đó 7 chuyên ngành Nghiên cứu sinh, 14 chuyên ngành Cao học, 32 chuyên ngành CKI, 31 chuyên ngành CKII, 12 chuyên ngành Bác sĩ nội trú. Số lượng tuyển sinh hàng năm trên 600 học viên đưa quy mô đào tạo sau đại học gần 2.000 học viên. Về đào tạo quốc tế, Trường triển khai thành công các chương trình liên kết quốc tế mới, đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh: Chương trình Thạc sĩ Điều dưỡng liên kết ĐH Khon Kaen – Thái Lan, chương trình Tiến sĩ Y sinh học liên kết ĐH Tartu – Estonia và chương trình liên kết Thạc sĩ Công nghệ Y sinh học liên kết ĐH Sassari – Ý.

Trong những năm qua, Trường Đại học Y Dược Huế đã luôn tích cực tìm kiếm, phát triển quan hệ hợp tác với nhiều trường, cơ sở đào tạo và nghiên cứu quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ thông qua nhiều hình thức hợp tác. Cùng với việc duy trì mối quan hệ hợp tác với trên 130 trường đại học nước ngoài, Trường còn tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị và đón hàng trăm lượt khách quốc tế đến từ các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,...; đồng thời tiếp nhận hàng chục lượt giảng viên quốc tế đến tham dự giảng dạy ngắn hạn; các sinh viên, thực tập sinh thực tập lâm sàng và nghiên cứu. Hiện Trường cũng đang triển khai nhiều dự án hợp tác quốc tế như: “Dự án nâng cao năng lực đào tạo và thực hành âm ngữ trị liệu và thính lực tại trường Đại học Y dược Huế” [Dự án Âm ngữ trị liệu]; “Dự án giảng dạy theo hướng phòng tránh sai sót y khoa [TAME - Do nguồn tài trợ từ Uỷ ban Châu Âu]; Dự án “Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế” [HPET]; dự án “Nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh tại Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”, vốn vay ODA Ý;...Thông qua việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế đã không chỉ tăng cường nguồn lực tài chính mà còn nâng cao năng lực đào tạo và tiềm lực khoa học.

Trên chặng đường xây dựng và phát triển, công tác nghiên cứu khoa học cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Trường quan tâm triển khai bằng nhiều giải pháp, hoạt động và đạt được nhiều thành quả về số lượng lẫn chất lượng. Tại Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học, Cao đẳng Y Dược Việt Nam lần thứ 19, Trường Đại học Y Dược Huế là một trong các trường có số lượng đề tài tham gia nhiều nhất với 20 đề tài tham gia báo cáo tại đầy đủ các hội đồng chuyên ngành, xếp thứ 3 toàn đoàn về số lượng các đề tài đạt giải cao tại Hội nghị [12 giải chính thức bao gồm 1 giải Xuất sắc, 4 giải Nhất, 3 giải Nhì, 4 giải Ba].

Tại giải thưởng VIFOTEC – Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2019, Trường Đại học Y Dược Huế vinh dự có 2 đề tài đạt giải thuộc lĩnh vực Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống, bao gồm: Đề tài “Giá trị của Asymmetric Dimethylarginine huyết tương trong việc đánh giá tiến triển của bệnh thận và nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mãn”của nhóm nghiên cứu do GS.TS. Võ Tam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Huế, TS. Hoàng Trọng Ái Quốc và ThS. Lê Thị Diệu Phương – Bệnh viện Trung ương Huế chủ trì cùng các cộng sự đã đạtgiải Ba; Đề tài “Xác định các loài vi nấm thuốc giống nấm Candida và xác định độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm của mẫu phân lập được từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”, của nhóm nghiên cứu do TS. Ngô Thị Minh Châu và PGS.TS. Tôn Nữ Phương Anh chủ trì cùng các cộng sự từ Bộ môn Ký sinh trùng đạt giải Khuyến khích. Đặc biệt, lần đầu tiên Trường Đại học Y Dược Huế đã đảm nhiệm chủ trì chương trình khoa học công nghệ cấp Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Nghiên cứu xây dựng, Ứng dụng công nghệ thông tin triển khai và đánh giá hiệu quả mô hình kết hợp dạy học, lượng giá Ubiquitous, mô phỏng thực tại ảo với các phương pháp giảng dạy hiện đại trong đào tạo và đánh giá năng lực nghề nghiệp y khoa” và 6 đề tài/nhiệm vụ thuộc chương trình này thực hiện từ năm 2019. Đây là thành công lớn của Nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công tác nghiên cứu phục vụ đào tạo khối ngành khoa học sức khoẻ tại Việt Nam và nhu cầu đổi mới chương trình đào tạo theo hướng dựa trên năng lực và tăng cường ứng dụng CNTT 4.0; từ đây góp phần khẳng định vị thế của Nhà trường trong hệ thống giáo dục các trường đại học Y dược trong cả nước.

Với những kết quả đã đạt được, Trường Đại học Y Dược Huế là trường đầu tiên trong khối ngành đào tạo sức khoẻ được cấp Giấy chứng nhận“Kiểm định chất lượng giáo dục trường Đại học”do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và được công nhận làcơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dụcvào ngày 27/3/2017, cũng là trường đầu tiên trong khối Y Dược toàn quốc tham gia đánh giá ngoài 03 chương trình đào tạo Dược học, Cử nhân Y tế công cộng và Cử nhân Điều dưỡng.

Phát huy kết quả đã đạt được, trong những năm sắp đến, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế đã xây dựng nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của xã hội. Bên cạnh đó, tiếp tục liên kết đào tạo quốc tế một số ngành đào tạo, tăng cường sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh với công tác hợp tác quốc tế; Xây dựng Nhà trường thành Trung tâm nghiên cứu về khoa học sức khoẻ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và giải quyết các vấn đề của khu vực.

TT

Video liên quan

Chủ Đề