Công thức tính trượt giá đồng tiền

Với mong muốn giúp người lao động nắm được chính xác vấn đề liên quan đến đóng và hưởng tiền bảo hiểm, Luật Quang Huy bổ sung đường dây nóng tư vấn luật Bảo hiểm xã hội. Để được tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bạn hãy liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 19006573 để được tư vấn miễn phí 24/7.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước sự mất giá của đồng tiền, các quy định về tiền trượt giá bảo hiểm xã hội đã được pháp luật ghi nhận. Đây là cơ sở để người tham gia bảo hiểm xã hội có thể nhận diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong bài viết này, Luật Quang Huy tập trung làm rõ khái niệm, cách tính và các quy định liên quan đến tiền trượt giá bảo hiểm xã hội.



Theo quy định tại khoản 2, điều 62, Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động được điều chỉnh dựa vào chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của pháp luật. Trong quá trình nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm có thể chi trả đối với một số người lao động được nhận thêm khoản tiền trượt giá.

Vậy tiền trượt giá là gì?

Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội được hiểu là số tiền được điều chỉnh tăng thêm để tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với những thời kỳ trước. Thực chất “trượt giá” ở đây là một hệ số, cụ thể là hệ số điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Hiểu một cách đơn giản thì hệ số trượt giá là hệ số giúp tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước. Hệ số trượt giá thường được sử dụng để đối phó với ảnh hưởng của sự gia tăng liên tục và mạnh mẽ của giá cả [tức khi có lạm phát cao].

Đồng tiền ở các thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, mức tiền lương và thu nhập đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội. Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội góp phần giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia bảo hiểm xã hội.

Đây là mức điều chỉnh đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước sự mất giá của đồng tiền.Từ đó, quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được đảm bảo tính công bằng, bởi số tiền đóng bảo hiểm xã hội của những năm trước thấp hơn rất nhiều ở hiện tại.

2. Đối tượng được nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội

Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH đã quy định cụ thể 3 nhóm đối tượng được áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội, bao gồm:

  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi khi hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.
  • Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.
  • Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.

3. Tiền trượt giá bảo hiểm xã hội được tính cho những chế độ gì của người lao động?

Hằng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lại công bố một mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội khác nhau. Do đó, tương ứng với từng năm làm hồ sơ hưởng chế độ mà tiền trượt giá của mỗi người sẽ là khác nhau.

Căn cứ Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, tiền trượt giá sẽ được tính cho người lao động khi họ làm hồ sơ hưởng các chế độ sau:

  • Làm thủ tục hưởng lương hưu hằng tháng: Chỉ áp dụng với đối tượng nhóm [2], [3].
  • Nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu nếu đóng BHXH vượt quá số năm đóng được tính hưởng tỷ lệ 75%: Chỉ áp dụng với đối tượng nhóm [2], [3].
  • Rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Áp dụng với cả 03 nhóm đối tượng.
  • Thân nhân nhận trợ cấp tuất một lần khi người lao động chết: Áp dụng với cả 03 nhóm đối tượng.

Tóm lại, tiền trượt giá sẽ được tính cho người lao động khi họ làm hồ sơ hưởng các chế độ rút bảo hiểm xã hội 1 lần, nhận trợ cấp tuất một lần khi người lao động chết.

Ngoài ra, tiền trượt giá còn được tính cho nhóm đối tượng 2, 3 khi làm thủ tục hưởng lương hưu hàng tháng hay nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu nếu đóng bảo hiểm xã hội vượt quá số năm đóng được tính hưởng tỷ lệ 75%.Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội tăng thì số tiền mà người lao động được nhận khi hưởng các chế độ trên cũng sẽ tăng nhẹ so với những người đã hưởng chế độ ở năm trước.

4. Cách tính tiền trượt giá khi hưởng BHXH

Cách tính tiền trượt giá căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định.

Cách tính tiền trượt giá khi rút tiền bảo hiểm xã hội

4.1 Đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước, và người sử dụng lao động quy định

Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

Bảng điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định như trên.

4.2 Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2:

Bảng điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo công thức phía trên.

5. Thủ tục lãnh tiền trượt giá sau khi lãnh bảo hiểm xã hội một lần

Người tham gia bảo hiểm xã hội có thể thực hiện một trong hai thủ tục sau để lãnh tiền trượt giá khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

5.1. Cách 1. Chờ cơ quan bảo hiểm xã hội tự liên hệ và trả tiền trượt giá

Nguyên nhân của việc không có tiền trượt giá trong số tiền bảo hiểm xã hội một lần được trả cho người lao động là do chưa có công văn về hệ số trượt giá áp dụng trong giai đoạn mà người lao động làm hồ sơ hưởng chế độ. Chính vì vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tạm thời chưa tính tiền trượt giá cho người lao động.

Sau khi có hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội chính thức, cơ quan này sẽ tự tính và trả thêm tiền cho người lao động:

  • Nếu đăng ký nhận bảo hiểm xã hội 1 lần là tiền mặt: Cơ quan bảo hiểm xã hội chủ động liên hệ người lao động lên nhận tiền trượt giá.
  • Nếu đăng ký bảo hiểm xã hội 1 lần qua tài khoản ngân hàng: Cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển tiền trượt giá trực tiếp vào tài khoản ngân hàng mà người lao động đã đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.

5.2. Cách 2. Chủ động liên hệ bộ phận một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi mình cư trú [nơi đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã 1 lần] để nhận thêm tiền trượt giá

Nếu không muốn chờ đợi quá lâu, người lao động có thể chủ động đến cơ quan bảo hiểm xã hội để hỏi về tiền trượt giá bảo hiểm xã hội của mình.

Khi đi, người lao động cần mang theo các loại giấy tờ sau:

  •  Quyết định về việc hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần [Mẫu số 07B-HSB] mà cơ quan bảo hiểm xã hội đã cấp trước đó.
  • Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân bản gốc, còn thời hạn sử dụng.


  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
  • Quyết định 166/QĐ-BHXH ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện;
  • Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề tiền trượt giá bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật hiện hành.Hy vọng bài viết hữu ích đối với quý bạn đọc.

Luật Quang Huy là Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu về pháp luật bảo hiểm xã hội là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này.

Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách hàng liên hệ qua Tổng đài tư vấn luật Bảo hiểm xã hội trực tuyến của HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để nhận tư vấn thêm về vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải.

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề