Đàn ông cao bao nhiêu?

Thông tin được tiến sĩ Trần Đăng Khoa, Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế nêu tại Hội thảo về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, sáng 28/7.

Cụ thể, chiều cao của nam giới Việt Nam đã tăng từ 164 cm vào năm 2000 lên 168 cm vào năm 2020. Nữ giới cũng tăng thêm khoảng 2 cm chiều cao, từ 154 cm lên 156 cm. Với các con số này, chiều cao trung bình của người Việt đang đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á.

Theo một chuyên gia dinh dưỡng không muốn nêu tên, chiều cao là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển toàn diện của con người. Việc người dân Việt Nam cao lên phản ánh họ đã có ý thức và kiến thức tốt hơn về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, sự phát triển của bản thân.

Tuy nhiên, so với các quốc gia khác ở châu Á như Nhật Bản, chiều cao trung bình của người Việt còn thấp, theo tiến sĩ Khoa. Để cải thiện chiều cao người Việt, Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho rằng cần quá trình lâu dài như đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung vi chất, chăm sóc hệ gene...

Một chuyên gia khác cho biết, để cải thiện chiều cao của người Việt, điều quan trọng là cần có can thiệp dinh dưỡng hợp lý theo chu kỳ vòng đời. Cụ thể, khi mang thai, người mẹ cần được bổ sung đủ chất, đủ dinh dưỡng, đa dạng để không sinh ra trẻ nhẹ cân, thấp còi. Tiếp theo là nuôi dưỡng trẻ thật tốt trong ba năm đầu đời, trẻ được bú sữa mẹ sớm và hoàn toàn trong sáu tháng đầu, chế độ dinh dưỡng hợp lý, ít mắc bệnh...

Đồ họa tầm vóc người Việt Nam. Đồ họa: Tiến Thành

Tốc độ tăng chiều cao của người Việt thập niên vừa qua tăng gần gấp đôi tốc độ thập niên trước đó. Từ năm 2000 đến 2010, chiều cao nam thanh niên tăng thêm 2,1 cm [từ hơn 162 lên hơn 164 cm]; nữ chỉ tăng thêm 1 cm. Tính chung người Việt, chiều cao trung bình tăng 1,1 cm mỗi thập niên kể từ năm 1975.

Trong vòng 100 năm kể từ 1975 về trước, chiều cao người Việt không thay đổi, với 160 cm ở nam và 150 cm ở nữ.

Giáo sư Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết mục tiêu của Việt Nam đến năm 2025 là tăng chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi, đối với nam đạt 167 cm, nữ 156 cm. Năm 2030 chiều cao người Việt dự kiến tăng thêm 4 cm.

Các loại bệnh như bệnh đái tháo đường, tim mạch, suy thận và ung thư có thể ảnh hưởng đến chiều cao cũng như một số căn bệnh khác bao gồm:

Chứng loạn sản sụn [Achondroplasia]

Chứng loạn sản sụn là một dạng bệnh làm tứ chi ngắn đi. Người bị bệnh loạn sản sụn chỉ có chiều cao trung bình khoảng 1,22 m.

Bệnh loạn sản hệ xương [Spondyloepiphyseal dysplasias – SED]

Bệnh loạn sản hệ xương SED gây ra chứng thân ngắn hơn bình thường. Bệnh này do di truyền nhưng thường không được phát hiện cho đến khi trẻ ở độ tuổi từ 6–8 tuổi.

Bệnh loạn sản gây vặn vẹo [Diastrophic dysplasia]

Bệnh loạn sản này là một dạng bệnh di truyền khá hiếm gặp gây ngắn bắp chân và cánh tay.

Những người gặp bệnh gây thấp chiều cao có thể cũng bị ảnh hưởng sức khỏe như bệnh SED gây viêm xương khớp nặng.

U tuyến yên

Trẻ bị u tuyến yên – khối u trong tuyến yên – cơ thể tiết ra rất nhiều hormone tăng trưởng, làm cho chúng phát triển cao hơn so với bình thường.

Người với chiều cao không bình thường có nhiều vấn đề về sức khỏe. Kích cỡ vượt khổ của họ làm căng hệ thống chuyển hóa và gây ra bệnh tim mạch như là chứng giãn nở tim hay còn gọi là bệnh cơ tim.

Để có một chiều cao cân đối và theo chuẩn của thế giới, người Việt Nam cần chú trọng chế độ ăn uống của bản thân hơn, đặc biệt các sản phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D cũng như siêng tập thể dục. Người lớn cũng nên chú ý phòng tránh các loại bệnh gây đột biến chiều cao hay ảnh hưởng xấu đến quá trình tăng trưởng của trẻ để trẻ phát triển và đạt chiều cao tốt nhất có thể.

Bảng chiều cao cân nặng của nam giới chuẩn được các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra theo từng độ tuổi. Việc thường xuyên theo dõi chỉ số và điều chỉnh kịp thời làm giảm thiểu nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe và giúp cơ thể phát triển cân đối hơn.

Tâm Anh mời bạn xem chi tiết chia sẻ về chỉ số chiều cao cân nặng của nam chuẩn theo từng độ tuổi và những lưu ý để có 1 lộ trình tiến đến vóc dáng chiều cao cân nạng chuẩn ngay dưới đây.

Thông số chiều cao cân nặng lý tưởng của nam giới

Tuy cùng một độ tuổi nhưng mỗi người sẽ có mức phát triển khác nhau, chiều cao cân nặng khác nhau. Dưới đây là bảng số đo chiều cao cân nặng chuẩn của nam giới theo đơn vị đo khối lượng [kg] và chiều cao [cm].

Chiều cao [cm]

Cân nặng [kg]

137

28,5 – 34,9

140

30,8 – 38,1

142

33,5 – 40,8

145

35,8 – 43,9

147

38,5 – 46,7

150

40,8 – 49,9

152

43,1 – 53,0

155

45,8 – 55,8

157

48,1 – 58,9

160

50,8 – 61,6

163

53,0 – 64,8

165

55,3 – 68,0

168

58,0 – 70,7

170

60,3 – 73,9

173

63,0 – 76,6

175

65,3 – 79,8

178

67,6 – 83,0

180

70,3 – 85,7

183

72,6 – 88,9

185

75,3 – 91,6

188

77,5 – 94,8

191

79,8 – 98,0

193

82,5 – 100,6

195

84,8 – 103,8

198

87,5 – 106,5

201

89,8 – 109,7

203

92,0 – 112,9

205

94,8 – 115,6

208

97,0 – 118,8

210

99,8 – 121,5

213

102,0 – 124,7

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nam theo tuổi [12 tháng – 20 tuổi]

Tùy theo độ tuổi phát triển, trẻ sẽ có những mốc chỉ số chiều cao cân nặng khác nhau. Cụ thể:

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam 12 – 23 tháng tuổi

Tháng tuổi

Cân nặng [kg]

Chiều cao [cm]

12 tháng tuổi

9.6

75.7

13 tháng tuổi

9.9

76.9

14 tháng tuổi

10.1

77.9

15 tháng tuổi

10.3

79.2

16 tháng tuổi

10.5

80.2

17 tháng tuổi

10.7

81.2

18 tháng tuổi

10.9

82.2

19 tháng tuổi

11.2

83.3

20 tháng tuổi

11.3

84

21 tháng tuổi

11.5

85

22 tháng tuổi

11.7

86.1

23 tháng tuổi

11.9

86.8

Chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ 2 tuổi – 12 tuổi

Tuổi

Cân nặng [kg]

Chiều cao [cm]

2 tuổi

12.5

86.8

3 tuổi

14

95.2

4 tuổi

16.3

102.3

5 tuổi

18.4

109.2

6 tuổi

20.6

115.5

7 tuổi

22.9

121.9

8 tuổi

25.6

128

9 tuổi

28.6

133.3

10 tuổi

32

138.4

11 tuổi

35.6

143.5

12 tuổi

39.9

149.1

Số đo chiều cao cân nặng chuẩn của nam từ 13 – 20 tuổi

Tuổi

Cân nặng [kg]

Chiều cao [cm]

13 tuổi

45.8

156.2

14 tuổi

47.6

163.8

15 tuổi

52.1

170.1

16 tuổi

53.5

173.4

17 tuổi

54.4

175.2

18 tuổi

56.7

175.7

19 tuổi

57.1

176.5

20 tuổi

58

177

Mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng của nam giới

Theo các số liệu nghiên cứu khoa học, cơ thể người sẽ có sự tương quan giữa chiều cao và cân nặng theo một tỉ lệ chuẩn nhất định. Nắm được các chỉ số này giúp chúng ta dễ dàng điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện để có được một thân hình chuẩn mực.

Cách tính chiều cao cân nặng chuẩn của nam được xác định dựa theo chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số này được tính theo công thức có liên quan đến chỉ số chiều cao và chỉ số cân nặng, cách tính chi tiết như sau:

BMI = Trọng lượng cơ thể [tính theo kg]/chiều cao cơ thể [tính theo m2]

Hiện nay có một số trang web trực tuyến tính chỉ số BMI rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập thông số sẽ có ngay kết quả trả về.

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý, chỉ số BMI không phải lúc nào cũng chuẩn. Ví dụ như trường hợp nam giới khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc sẽ có cân nặng cao hơn so với người ít cơ bắp, khi đó chỉ số BMI sẽ bị sai lệch. Vì vậy, chiều cao cân nặng chuẩn của nam tập gym cũng có sự khác biệt so với người bình thường.

Tổ chức Y tế thế giới đã công bố giá trị BMI chuẩn của người nam giới trưởng thành như sau:

  • BMI < 20: Nhóm người thiếu cân
  • 20

Chủ Đề