Dành bao lâu có tiền 200 triệu

Albert Einstein từng nói: "Compound interest is the eighth wonder of the world. He who understands it, earns it … he who doesn’t … pays it" [Tạm dịch: Lãi kép là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Những ai vận dụng được nó sẽ nhận được sự giàu có, còn những ai không hiểu… sẽ phải trả giá cho nó].

Vậy lãi kép là gì?

Lãi kép [còn gọi là lãi suất kép] được hiểu đơn giản là sau khi lấy lãi về, dồn vào tiền vốn, tiếp tục đưa tất cả số tiền đó tái tiết kiệm / đầu tư để lấy về lãi có giá trị cao hơn ở chu kỳ sau. Lãi kép có 2 yếu tố là thời gian và lãi suất.

Sức mạnh của lãi kép

Khái niệm lãi kép nghe cũng bình thường phải không bạn? Trên thực tế, khi tận dụng lãi kép, qua vài năm đầu sẽ không thấy gì khác biệt. Nếu như bạn kiên nhẫn và có kỷ luật trong việc tiết kiệm, sau khoảng 20, 30 năm, số tài sản sinh ra sẽ khủng khiếp đến bất ngờ.

Để giúp bạn hình dung, chúng ta cùng làm 1 bài toán giả định như sau:

Đề bài:

  • Năm nay bạn 25 tuổi, mỗi tháng bạn để dành được 1 triệu tiền nhàn rỗi
  • Bạn gửi góp 1 triệu / tháng vào tài khoản tiết kiệm Easy Saving tại VPBank [tìm hiểu về tiết kiệm Easy Saving]
  • Bạn duy trì việc tiết kiệm hàng tháng đều đặn như vậy trong suốt 20 năm, cho tới khi 45 tuổi

Hỏi: Sau 20 năm, bạn có bao nhiêu tiền?

Đáp án: Bằng việc tiết kiệm 1 triệu / tháng vào tài khoản Easy Saving, sau 20 năm bạn sẽ có 498,412,096 VNĐ [gồm 240,000,000 tiền gốc và 258,412,096 tiền lãi]

Với số tiền trên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các kế hoạch lớn: góp tiền mua nhà, mua xe, khởi nghiệp... Dễ thấy, dù là số tiền nhỏ nhưng thông qua việc tiết kiệm, bạn sẽ để dành được khoản tiền lớn trong tương lai. Và chìa khóa để thành công đó là: BẮT ĐẦU TIẾT KIỆM SỚM, VÀ TIẾT KIỆM ĐỀU ĐẶN!

[giả định: lãi suất niêm yết của tiết kiệm Easy Saving là 6.8% / năm]

Sau khi phân tích bài toán giả định trên, bạn đã thấy ấn tượng về sức mạnh của lãi suất kép và tiết kiệm? Tuy nhiên, chắc hẳn không ít bạn sẽ tự nhủ: "Năm tới tôi sẽ bắt đầu tiết kiệm!".

Trì hoãn - Đó chính là một sai lầm nghiêm trọng trong việc tiết kiệm. Có thể bạn không biết, cái giá của việc trì hoãn không hề nhỏ. Thậm chí, dù chỉ một năm trì hoãn cũng tạo nên sự khác biệt.

Cùng với bài toán trên, nếu bạn trì hoãn 1 năm, tổng số tiền nhận được sẽ chỉ còn 455,043,395 VNĐ, giảm 9% so với giá trị ban đầu. Và nếu bạn trì hoãn tới 10 năm, số tiền mà bạn nhận về trong 10 năm tiết kiệm chỉ còn 170,066,473, giảm tới 66% [!!] so với kịch bản ban đầu.

Dù cho lãi suất thị trường hay lạm phát có thay đổi, ý nghĩa của bài toán trên vẫn giữ nguyên, vì lãi suất ngân hàng sẽ điều chỉnh tăng khi lãi suất tăng, và ngược lại.

Làm thế nào để tận dụng lãi kép

1. Hãy bắt đầu tiết kiệm từ sớm

Dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn cũng nên bắt đầu tiết kiệm ngay. Kể cả với số tiền nhỏ, lãi kép sẽ giúp nhân số tiền tiết kiệm của bạn lên nhiều lần cùng thời gian.

2. Hãy tiết kiệm thường xuyên

Hãy giữ nguyên tắc và ưu tiên tiết kiệm. Như bạn thấy, chỉ cần tiết kiệm dù chỉ 1 triệu / tháng cũng có thể sinh ra số tiền lớn tới gần 500 triệu sau 20 năm. Và nếu bạn tiết kiệm lâu hơn, là 40 năm thay vì 20 năm, con số mà bạn nhận được sẽ lên tới 2,356,274,847 VNĐ sau 40 năm!

Nên bắt đầu tiết kiệm như thế nào

Các ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng cung cấp rất nhiều hình thức tiết kiệm. Nếu bạn muốn tích lũy sinh lời từ các khoản tiền thừa nhàn rỗi hàng tháng, tiết kiệm gửi góp Easy Saving trực tuyến của VPBank là hình thức phù hợp nhất hiện nay.

Để bắt đầu tích lũy, bạn chỉ cần:

  • Có tài khoản thanh toán tại VPBank
  • Đăng ký ngân hàng điện tử VPBank Online
  • Truy cập VPBank Online qua website //online.vpbank.com.vn hoặc trên ứng dụng di động
  • Mở một sổ Tiết kiệm gửi góp Easy Saving [cho phép bạn nộp tăng gốc bất cứ khi nào, không giới hạn số lần]
    Lưu ý: bạn nên chọn kỳ hạn 1 năm trở lên, phương thức tất toán là Tự động tái tục để tiền lãi nhập tiền gốc tiếp tục duy trì sinh lời sau mỗi chu kì.
  • Nộp tăng gốc đều đặn hàng tháng vào sổ tiết kiệm Easy Saving qua ngân hàng điện tử [Xem hướng dẫn]

Chỉ với các bước đơn giản, theo thời gian, lãi kép cùng sổ tiết kiệm Easy Saving sẽ tạo ra số tiền tăng gấp bội cho bạn. Hãy bắt đầu ngay nhé!

Với mức lương bình quân của người lao động hiện nay, nhiều gia đình vẫn phải gói ghém, tiết kiệm tối đa mới đủ tiền thuê trọ và chi phí sinh hoạt. Có bao nhiêu người dám nghĩ sẽ dành dụm được 1 tỷ hay có nhà riêng với mức lương như trên?

Tuy nhiên, bằng sự tằn tiện, tích góp, với mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng, một cặp vợ chồng đã làm được điều không tưởng ấy trong khoảng thời gian vỏn vẹn 3 năm.

Sau 3 năm trời sinh hoạt trong điều kiện "không phải dư dả gì", chị Nguyễn Mai Hiền [30 tuổi, Quảng Ninh] hiện nay đang sống tại tầng 4, tòa nhà C4, khu đô thị MD chia sẻ: "Khi mới quyết định mua nhà và đặt ra tiêu chí trong vòng 3 năm, chồng mình cũng gàn và nghĩ là khó làm được, vì mức thu nhập của 2 vợ chồng chỉ đủ tiêu, trang trải sinh hoạt hàng ngày chứ số tiền tích góp được không nhiều. Nhưng biết tính mình đã quyết là làm nên anh cũng đành cố gắng vì vợ, thắt chặt chi tiêu".

Được biết, thời điểm đó, chồng chị là anh Nguyễn Định Quang đang làm kỹ sư tại công ty điện tử với mức lương hơn 12 triệu/tháng. Chị giữ vị trí nhân viên văn phòng tại cơ quan bảo hiểm với mức lương gần 8 triệu/tháng.

Chị Hiền cho biết: "Lúc mới cưới, vẫn ở nhà thuê, thu nhập của 2 vợ chồng đúng là chỉ đủ tiêu, hàng tháng giữ lại đc 1-2 triệu cất vào hộp tiết kiệm nhưng kèm theo đó thì vẫn được đi ăn, đi chơi vui vẻ, thoải mái, mỗi năm cùng nhau đi du lịch 2 lần thay đổi không khí... Nhưng từ khi đưa ra kế hoạch quyết chí mua nhà, những hoạt động giải trí ấy gần như bị cắt giảm hẳn để phục vụ cho tương lai xa".

Thay vào đó là kế hoạch tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu tối đa được chị đưa vào và yêu cầu chồng "chấp hành nghiêm ngặt" vì một tương lai "có nhà riêng cho con chơi, có nhà đẹp cho con dẫn bạn về sau này".

Chị Hiền chia sẻ: "Cũng may mắn vì khi mới cưới xong, vàng, tiền cưới và tiền 2 vợ chồng được bố mẹ cho cũng được 200 triệu. Số tiền đó được vợ chồng gửi tiết kiệm lấy lãi. Khi mua nhà, số tiền ấy đã giúp vợ chồng mình đỡ khó khăn hơn rất nhiều".

Xác định sẽ mua những căn chung cư có giá dao động từ 1-1,3 tỷ để đảm bảo chất lượng thi công và văn hóa, an nình khu nhà, chị Hiền đã lên kế hoạch tích góp: “200 triệu đồng tiền bố mẹ cho, 500 triệu đồng tiền vợ chồng tiết kiệm trong 3 năm và 500 triệu đồng tiền vay lãi suất ngân hàng”.

Với mục tiêu chính là 500 triệu trong 3 năm, chị lên bảng chi tiêu cụ thể hàng tháng cho gia đình:

"Tiền ăn của 2 vợ chồng mỗi ngày 100 ngàn đồng, cả tháng là 3 triệu

Tiền sinh hoạt phí bao gồm điện, nước, Internet, xăng...: 1 triệu

Tiền thuê nhà hiện tại: 2 triệu

Phí phụ thu [ma chay, cưới hỏi, phí phát sinh...]: 1 triệu [Sử dụng tiền lãi gửi ngân hàng từ số tiền 200 triệu bố mẹ cho].

Tổng cộng hết xấp xỉ 7 triệu”.

Vậy là với kế hoạch chi tiêu trên, vợ chồng anh Quang, chị Hiền đã tiết kiệm được 14 triệu/ tháng cho kế hoạch mua chung cư trong vòng 3 năm của mình.

Sau ba năm "chấp hành nghiêm chỉnh" kế hoạch được đề ra, cũng như hi sinh không ít thú vui giải trí, trải qua những tháng có sự cố đột xuất cần cân đối lại thu chi, thực tế cho thấy vợ chồng chị Hiền đã thành công với số tiền tiết kiệm 504 triệu trong vòng 3 năm của mình.

Sau đó, số tiền 500 triệu đồng vay ngân hàng kèm lãi suất 7,45%/năm được anh chị kí với thời hạn 10 năm.

Và căn hộ chung cư với 1 phòng khách, 1 bếp ăn, 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh khép kín là cái kết có hậu cho kế hoạch "thắt chặt chi tiêu" của 2 anh chị.

Đến nay, sau 2 năm sống tại chung cư mới, thuộc quyền sở hữu của mình, abv nh chị đã trả được ngân hàng hơn 100 triệu cả tiền vốn và lãi.

Quan trọng nhất của việc tiết kiệm chi tiêu trong mỗi gia đình chính là sự quyết tâm, kiên trì và việc đồng lòng nhất trí, cùng nhau thực hiện của các thành viên trong gia đình. Bởi nếu lên kế hoạch chi tiêu nhưng "chồng xây vợ phá" hay ngược lại thì cũng đều rất khó thành công.

Mặc dù, dưới góc độ của những người đầu tư, gửi tiết không phải là kênh hấp dẫn vì nếu mạo hiểm đầu tư ở những kênh khác như vàng, bất động sản, chứng khoán, họ có thể khuếch đại con số này hơn nhiều lần nếu may mắn và đầu tư khôn ngoan. Tuy nhiên, đối với những người không ưa mạo hiểm thì thứ họ đầu tư duy nhất là thời gian.

Mức lương trung bình mất bao lâu để dành dụm được 1 tỷ?

Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện đang sở hữu tài nguyên dân số “vàng” với độ tuổi từ 25-45 chiếm tỉ lệ 32,23%, trong đó hơn nửa là 25-35. Riêng TP.HCM mỗi năm có 50.000 người lập gia đình, vì vậy nhu cầu về nhà ở từ bộ phận này rất lớn.

Là người có điều kiện tiếp xúc nhiều với các bạn trẻ, ông Huỳnh Ngô Tịnh - hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng - cho hay khoảng 5 năm trở lại đây, thu nhập của các bạn trẻ tăng khá nhanh. Tại một số khu công nghiệp - khu chế xuất trên địa bàn TP.HCM, nhiều người có mức thu nhập trung bình 6 - 7 triệu đồng/người/tháng, chưa kể tăng ca.

Đặc biệt, các bạn trẻ là sinh viên đại học mới ra trường thì bình quân mức lương hơn 7 - 8 triệu đồng/tháng. Từ đây có thể thấy nhu cầu nhà ở từ giới trẻ rất lớn do nguồn thu nhập ổn định.

Tổng hợp từ tư vấn của các chủ đầu tư và chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, với mức lương từ 15 triệu đồng/tháng, người mua đã bắt đầu có thể dự tính những phương án mua nhà phù hợp.

“Một cặp vợ chồng thu nhập 15 triệu đồng, nếu tiết kiệm, tích lũy thì không tới 10 năm đã có thể sở hữu nhà. Vấn đề là họ cần vạch rõ bài toán tài chính mua nhà như thế nào” - ông Tịnh đặt vấn đề.

Nếu đã có kế hoạch chi tiêu hợp lý, kiên trì, bạn có thể tham khảo bảng tiết kiệm để biết được chặng đường đi đến khoản tiền tiết kiệm 1 tỷ của bạn sẽ mất bao lâu nhé!

Mức lương trung bình sẽ mất bao lâu để tiết kiệm được 1 tỷ?

>>> XEM THÊM:

T.Linh [Tổng hợp]

Theo Homedy Blog Nhà môi giới

Video liên quan

Chủ Đề