Đánh giá cùng em học toán lớp 5

Bài 1

a] Viết phân số thích hợp chỉ phần tô đậm của mỗi hình sau vào chỗ chấm:


b] Tô màu vào hình vẽ cho thích hợp với phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình sau:

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ, tìm số phần được tô màu và tổng số phần. Phân số chỉ phần đã tô màu có tử số là số phần được tô màu và mẫu số là tổng số phần.

Lời giải chi tiết:

a]

b]

Bài 2

Viết phân số thích hợp vào ô trống

 

Phương pháp giải:

Quan sát trên tia số ta thấy 1 đơn vị được chia thành 8 phần bằng nhau, do đó mỗi phần nhỏ tương ứng với \[\dfrac{1}{8}\] đơn vị, từ đó ta điền được các phân số tương ứng trên tia số.

Lời giải chi tiết:

Bài 3

a] Viết các thương sau dưới dạng phân số:

\[3:13 = \dfrac{ \ldots }{ \ldots }\]

\[47:28 = \dfrac{ \ldots }{ \ldots }\]

\[2018:1000 = \dfrac{ \ldots }{ \ldots }\]

b] Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1:

\[7 = \dfrac{ \ldots }{ \ldots }\]

\[68 = \dfrac{ \ldots }{ \ldots }\]

\[403 = \dfrac{ \ldots }{ \ldots }\]

\[2018 = \dfrac{ \ldots }{ \ldots }\]

Phương pháp giải:

- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên [khác ] có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

- Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng \[1\].

Lời giải chi tiết:

a] \[3:13 = \dfrac{3}{{13}}\];   

    \[47:28 = \dfrac{{47}}{{28}}\];

    \[2018:1000 = \dfrac{{2018}}{{1000}}\]

b] \[7 = \dfrac{7}{1}\];

    \[68 = \dfrac{{68}}{1}\]; 

    \[403 = \dfrac{{403}}{1}\];

    \[2018 = \dfrac{{2018}}{1}\]

Bài 4

Rút gọn các phân số:

\[\begin{array}{l}\dfrac{{21}}{{27}} =  \ldots \\\dfrac{{125}}{{75}} =  \ldots \\\dfrac{{40}}{{140}} =  \ldots \\\dfrac{{756}}{{1000}} =  \ldots \end{array}\]

Phương pháp giải:

Khi rút gọn phân số có thể làm như sau:

- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn \[1\].

- Chia tử số và mẫu số cho số đó.

Cứ làm như thế cho đến khi nhận được phân số tối giản.

Lời giải chi tiết:

\[\dfrac{{21}}{{27}} = \dfrac{{21:3}}{{27:3}} = \dfrac{7}{9}\]

\[\dfrac{{125}}{{75}} = \dfrac{{125:25}}{{75:25}} = \dfrac{5}{3}\]

\[\dfrac{{40}}{{140}} = \dfrac{{40:20}}{{140:20}} = \dfrac{2}{7}\]

\[\dfrac{{756}}{{1000}} = \dfrac{{756:4}}{{1000:4}} = \dfrac{{189}}{{250}}\] 

Lời nói đầu

Dạy học hai buổi/ngày là một trong những nhiệm vụ cơ bản để thực hiện Chương trình Giáo dục Tiểu học, đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện của bậc học này. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ việc dạy học buổi hai ở tiểu học cần đảm bảo: Học sinh được tự học [có sự hướng dẫn của giáo viên] để hoàn thành nội dung học tập tại lớp, góp phần hình thành một số năng lực, phẩm chất cần thiết như tự chủ, giao tiếp, hợp tác, chăm chỉ, nhân ái, trung thực,... Đồng thời, cần đa dạng các hình thức học tập, tạo cơ hội cho học sinh tương tác với bạn, với thầy cô, với gia đình, cộng đồng và tăng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong nhà trường vào cuộc sống cho các em.


Cuốn sách Cùng em học Toán lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực [Hỗ trợ buổi học thứ hai, lớp học hai buổi/ngày] được biên soạn với tinh thần trên. Nội dung sách được tổ chức theo tuần, mỗi tuần gồm 2 phần: Ôn tập và Vui học. Trong đó:


- Phần Ôn tập gồm 2 tiết, tiết 1 gồm các bài tập củng cố những nội dung trọng tâm của hai bài học Toán học vào thứ hai và thứ ba; tiết 2 gồm các bài tập củng cố những nội dung trọng tâm của ba bài học Toán học còn lại trong tuần. Các bài tập được biên soạn nhằm giúp các em củng cố vững chắc, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học ở buổi học thứ nhất và có thể phát triển năng lực từng học sinh. Ở các trường có điều kiện sắp xếp giờ tự học thành tiết các em có thể hoàn thành trọn vẹn các bài tập trong tiết học quy định, tuy nhiên cũng có thể chia nhỏ nội dung của các tiết này để thực hiện trong thời gian tự học của cả tuần một cách linh hoạt, hợp lí. Trong quá trình tự học, hãy chú ý trao đổi, chia sẻ, thảo luận với bạn, với thầy cô về những khó khăn hay cách làm thú vị,... để đạt kết quả tốt nhất.


- Phần Vui học có thể là câu đố vui, bài toán vui, bài toán tình huống trong cuộc sống để các em vận dụng các kiến thức đã học, tìm tòi, sáng tạo, phát triển tư duy, tạo hứng thú cho các em học Toán. Các em có thể thực hiện phần này với sự hỗ trợ của người lớn.


Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện hơn.


CÁC TÁC GIẢ

Chủ Đề