Đánh giá cười đi anh cho nghỉ học

'Sau kỳ nghỉ dài, học sinh trở lại trường mình phải vừa dạy vừa dỗ dành nên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười...', cô Nguyễn Thị Thủy chia sẻ.

Đánh giá cười đi anh cho nghỉ học
Với học sinh lớp 1, các em mất khoảng 2-3 ngày mới có thể làm quen lại được các hoạt động của lớp

Ảnh minh họa: Hồng Phong

Nghỉ học một tháng, đi học trở lại nhiều em học sinh tiểu học đã quên tên bạn bè, ngồi nhầm chỗ, còn trẻ mầm non thì khóc òa đòi ở nhà…

Học sinh lớp 1 quên mặt chữ, ngồi nhầm chỗ

“Ngày đầu tiên đến lớp sau một tháng nghỉ học, nhiều bạn không chịu vào lớp cứ đứng trước cổng bám chặt tay mẹ đòi đi về. Nhiều em khóc như ngày đầu vào lớp 1 vậy, học với cô và bạn bè cả nửa năm học rồi nhưng nghỉ lâu khiến nhiều em quen nếp sinh hoạt ở nhà. Mình lại phải vừa dạy vừa dỗ dành nên cũng gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười. Thậm chí, nghỉ học một tháng, cô giao bài lập nhưng khi đi học trở lại bài vở vẫn trắng tinh, nên lớp học rất lộn xộn. Nhiều em quên luôn cả cách đánh vần, ghép chữ, mình lại phải làm lại từ đầu, nên mỗi lần học sinh nghỉ học lâu mình cũng sợ lắm”, cô Nguyễn Thị Thủy, giáo viên lớp 1 tại một trường tiểu học ở TP.HCM hài hước kể.

Chưa kể, theo cô Thủy trong những ngày đầu khi đi học lại, nhiều em còn quên luôn cả chỗ ngồi, tổ của mình và quên luôn cả tên bạn bè.

Đặc biệt, việc nhiều em quên kiến thức sau thời gian nghỉ dài khiến giáo viên rất vất vả. Ở các khối lớp khác, kiến thức có thể liền mạch nhưng ở lớp 1 kiến thức được chia thành nhiều phần khác nhau ví dụ, ở kỳ 1 các em chủ yếu đánh vần, đọc ghép tiếng, còn sang kỳ 2 các em bắt đầu đọc, trả lời câu hỏi.

“Mà năm nay chương trình lớp 1 khá nặng, phần tập làm văn trước đây thuộc chương trình lớp 2 thì nay đã đưa luôn vào lớp 1. Ví dụ như cho một bức tranh, yêu cầu học sinh viết 2-3 câu nói về hiện tượng thời tiết trong bức tranh, mọi người làm gì khi gặp thời tiết đó. Hoặc là yêu cầu học sinh viết những lời chúc ông bà, người thân trong dịp tết… Yêu cầu viết 2-3 câu, trong khi các em chỉ mới bắt đầu biết viết, nên để dạy được cả cô và trò phải chạy hết công suất”, cô Thủy nói.

Theo cô Thủy thì chương trình nâng cao sẽ giúp học sinh có khả năng vượt trội, nhưng mỗi lớp chỉ được khoảng 10 bạn có thể bắt kịp nhịp học này. Còn những bạn chậm hơn thì lại gặp khó khăn.

Đánh giá cười đi anh cho nghỉ học

Học sinh vệ sinh tay, đeo khẩu trang khi đi học trở lại

Nguyễn Loan

\n

Dù vậy, theo cô Thủy, với học sinh lớp 1 thì mất khoảng 2-3 ngày là các em có thể quen lại được với nội quy và các hoạt động của lớp. Còn về kiến thức bị quên thì giáo viên sẽ vừa dạy chương trình mới vừa dành thời gian ôn tập lại cho học sinh.

"Con thích ở nhà với mẹ"

Ngày thứ 2 đưa con đến trường, chị Tường Vy, phụ huynh có con học tại Trường mầm non thành phố 19/5 (Q.1, TP.HCM) cho biết bé vẫn mếu máo và nhất quyết đòi ở nhà với mẹ không chịu đến trường.

“Bé vẫn dậy sớm, chuẩn bị áo quần cho vào ba lô sau đó giục mẹ nhanh chóng làm đồ ăn sáng để… ăn cho kịp giờ đi làm với mẹ. Từ trước tết, khi con bắt đầu nghỉ học sớm mình đã cho con đi làm cùng mỗi ngày nên bé cũng đã quen với nhịp sinh hoạt của mẹ. Trước khi con đi học trở lại mình đã có chia sẻ, nhưng con bé vẫn nằng nặc đòi đi làm với mẹ. Sáng nay đi học khóc nức nở, bám chặt tay mẹ không chịu buông”, chị Tường Vy chia sẻ.

Sau ngày đầu tiên, chị Vy cho biết phải tranh thủ đi làm về sớm để đón con và cũng hồi hộp như thời gian đầu cho con đi học.

Trong khi đó, chị Đinh Ngọc Thọ, có con học tại Trường mầm non Hương Sen (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cũng cho biết không khỏi hồi hộp khi con đi học trở lại. Bé gần 3 tuổi, nghỉ học một tháng chị Thọ cho biết khi đi học về con hồn nhiên nói “con quên hết tên bạn rồi, bạn cũng quên tên con”.

“Ngày đầu lúc đi thì háo hức lắm, nhưng khi tới trường thì khóc oà lên bám chặt mẹ chẳng buông. Ngày thứ hai nghe bảo đi học là đã khóc từ lúc còn ở nhà, nhưng lên lớp chỉ khoảng 5 phút, được cô dỗ dành, có bạn chơi thì cũng nhanh chóng làm quen, hy vọng vài ngày nữa bé lặp lại thói quen cũ của mình”, chị Thọ nói.

Tin liên quan

  • Trẻ mầm non khóc òa trong ngày trở lại trường
  • Trẻ mầm non cũng… học trực tuyến?
  • Học sinh đi học lại từ 1.3, phụ huynh, giáo viên mừng muốn rớt nước mắt...

Giáo viên chờ học sinh thức dậy, học sinh ngủ nướng, tám chuyện... là những câu chuyện của nhiều người trẻ khi học online trong kỳ nghỉ dài vì Covid-19.

Đánh giá cười đi anh cho nghỉ học
Phạm Trần Quang Huy chọn học online tại quán cà phê

Ảnh: Tấn Đạt

Giáo viên chờ học sinh 

Quán cà phê nằm trên đường Yersin, Q.1, TP.HCM, trở nên nhộn nhịp khi về chiều vì nhiều người trẻ họp nhóm, tám chuyện với bạn bè. Có mặt tại đây, Phạm Trần Quang Huy, sinh viên Trường ĐH Văn Lang TP.HCM, đang chăm chú nghe từng bài giảng online của thầy giáo, chia sẻ: “Mình thích ra quán học online hơn vì không gian thoải mái giúp đầu óc suy nghĩ linh hoạt hơn, chứ ở nhà tù túng lắm”. 

Quang Huy háo hức kể: “Đúng 7 giờ sáng tiếng báo hiệu của điện thoại vang lên đồng nghĩa với việc buổi học sắp bắt đầu. Khi máy tính mở lên, khuôn mặt giảng viên xuất hiện và nở nụ cười nói 'chào tụi em, chúc các em buổi sáng tốt lành', lúc này chỉ biết nói 'ồ, wow'. Sau đó thầy cô chờ các bạn khác ngủ dậy nữa mới bắt đầu buổi học. Tới đây thôi, mình cảm thấy hạnh phúc vì giáo viên hiểu được tâm lý của sinh viên tụi mình”.

Ngô Thị Quế, sinh viên Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM, cho biết học online rất vui vì không phải đến lớp học hằng ngày, hay đi giữa cái nắng chang chang của Sài Gòn. "Mấy ngày đầu học online vui lắm, vừa mở laptop lên là cười giỡn, khoảng vài phút sau lớp mới ổn định để học. Có một số bạn hay lên trễ, thầy cô phải chờ. Và mỗi lần như vậy, tụi bạn em diện 1.001 lý do như máy tính hư, cấu hình yếu...", Quế cho biết.

Đánh giá cười đi anh cho nghỉ học

Nhiều bạn trẻ cho biết có được nhiều kỷ niệm vui khi học online

Ảnh: Tấn Đạt

Ngủ nướng và tám chuyện

\n

Nguyễn Thị Xuân May, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết trường May học video từ thầy cô gửi chứ không có trực tiếp. Mà mỗi lần May xem video bài giảng thì cơn buồn ngủ lại ập đến.

"Mắt cứ lim dim khi nghe giảng, nhưng khi chuyển sang lướt Facebook tám chuyện với mấy đứa bạn lại vui hẳn ra, mắt sáng như sao vậy á", Xuân May cho biết.

Còn Cao Ngọc Hồng Nhung, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết nghỉ một tuần thì vui lắm nhưng mà tới tuần thứ 3 thì “bớt” vui rồi. “Học thì ít, còn ngủ nướng thì thôi rồi. Hồi trước đi học thì ngủ từ 2 giờ sáng đến 7, 8 giờ sáng, bây giờ có đứa ngủ từ 4, 5 giờ sáng tới trưa trời trưa trật luôn...".

Trong khí đó, Nguyễn Thị Yến Thanh, học sinh lớp 10, Trường THPT Nguyễn Khuyến TP.HCM, lại than thở vì số lượng bài tập thầy cô giao trong việc học online của mình. Yến Thanh cho biết, một ngày có 4 đến 5 môn gửi bài tập mà cho thời gian rất ngắn để làm, em phải thức đêm làm đúng tiến độ bài tập, nhưng nhờ vậy mà em không quên bài vở và trở nên siêng học hơn.

“Học online cũng có câu chuyện vui lắm, em nhớ hôm đó cô giáo gọi video để học lúc bắt đầu chỉ có 2 bạn học, còn mấy bạn kia im lặng hết nên cô thất vọng lắm. Có khi bạn hẹn qua nhà để làm bài tập online em cứ ngỡ là nghiêm túc lắm, ai dè học được 5 phút rồi đi ăn uống, tám chuyện trên trời dưới đất. Còn có mấy bạn đang học rồi đem đàn ra hát hò khi phụ huynh về thì dọn bãi 'chiến trường' đúng lẹ luôn”, Yến Thanh kể.

Tin liên quan

  • Bỏ vườn cà phê gắn bó 20 năm, anh nông dân đổi đời bằng xe bánh mì
  • Người trẻ hiến máu tình nguyện trong dịch Covid-19
  • ‘Nghỉ tết lịch sử’ vì Covid-19: Xoay sở ‘giết’ thời gian, sinh viên nhớ Sài Gòn