Đánh giá ô nhiễm không khí hà nội năm 2024

News [Jan 2016]: The AQI calculation for the Hanoi CEM Station are set back to normal levels while being fixed by the Hanoi EPA team.

News [Jan 2016]: AQI Station from UNIS [United Nations International School Of Hanoi] is now available for Hanoi.

News [Jan 2016]: The readings for the Hanoi CEM Station are abnormally low, so the PM2.5 AQI calculation has been again re-adjusted by a factor of 30 to reflect the current conditions.

News [Dec 2015]: Due to many message received about the Hanoi monitoring station is reporting abnormally low values [since December 21th, 2015], the AQI calculation for Hanoi is adjusted to reflect the current conditions. Check this blog entry for more information about this case.

Air Quality Data provided by the Vietnam Center For Environmental Monitoring Portal [cổng thông tin quan trắc môi trường] [cem.gov.vn]

Nhập tên thành phố

↓ ↓ ↓

hoặc để chúng tôi tìm trạm quan trắc chất lượng không khí gần bạn nhất

Máy theo dõi chất lượng không khí GAIA sử dụng cảm biến hạt laze để đo mức độ ô nhiễm hạt PM2.5 và PM10 theo thời gian thực, một trong những chất gây ô nhiễm không khí có hại nhất.

Nó rất dễ cài đặt: Nó chỉ yêu cầu điểm truy cập WIFI và nguồn điện tương thích USB. Sau khi kết nối, mức độ ô nhiễm không khí theo thời gian thực của bạn sẽ hiển thị ngay lập tức trên bản đồ của chúng tôi.

Trạm đi kèm với dây cáp điện chống nước dài 10 mét, nguồn điện, thiết bị lắp đặt và bảng điều khiển năng lượng mặt trời tùy chọn.

Về các thang đo chất lượng không khí

-Giá trị chỉ số chất lượng không khí [AQI]Mức độ ảnh hưởng sức khỏe0 - 50TốtChất lượng không khí được xem là đạt tiêu chuẩn, và ô nhiễm không khí coi như không hoặc gây rất ít nguy hiểm51 -100Trung bìnhChất lượng không khí ở mức chấp nhận được; tuy nhiên, một số chất gây ô nhiễm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của một số ít những người nhạy cảm với không khí bị ô nhiễm.101-150Không tốt cho người nhạy cảmNhóm người nhạy cảm có thể chịu ảnh hưởng sức khỏe. Số đông không có nguy cơ bị tác động.151-200Có hại cho sức khỏeMỗi người đều có thể sẽ chịu tác động đến sức khỏe; nhóm người nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.201-300Rất có hại cho sức khỏeCảnh báo nguy hại sức khỏe nghiêm trọng. Đa số mọi người đều bị ảnh hưởng.300+Nguy hiểmCảnh báo sức khỏe: tất cả mọi người có thể chịu tác động nghiêm trọng đến sức khỏe

Để biết thêm về ô nhiễm và chất lượng không khí , xem wikipedia chất lượng không khí đang đề hoặc hướng dẫn về chất lượng không khí và sức khỏe của bạn .

Để biết những lời khuyên về sức khỏe rất hữu ích của bác sĩ y khoa Richard Saint Cyr ở Bắc Kinh, xem www.myhealthbeijing.com blog.

Thông báo sử dụng: Tất cả dữ liệu chất lượng không khí không được xác thực tại thời điểm công bố. Nhằm đảm bảo chất lượng, những dữ liệu này có thể được cập nhập mà không cần thông báo trước. Nhóm dự án Chỉ số chất lượng không khí toàn cầu đã thực hiện tất cả yêu cầu cần thiết trong việc biên soạn các thông tin này. Nhóm dự án hoặc các bên liên quan sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất, thương tích hoặc thiệt hại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc cung cấp những dữ liệu này trong bất kỳ trường hợp nào.

Ghi nhận trong một số ngày đầu tháng, chỉ số chất lượng không khí AQI có lúc vượt quá 200 [ngưỡng cảnh báo tím] và thường xuyên phổ biến ở mức trên 100 [cảnh báo cam tới đỏ].

Có những ngày, Hà Nội đứng ở vị trí thứ 1 trên bảng xếp hạng các Thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.

Theo bản đồ chất lượng không khí, khu vực Hà Nội sáng ngày 10/12 nhiều điểm có mức ô nhiễm cảnh báo màu tím [chất lượng không khí rất xấu]. Chỉ số chất lượng không khí [Air Quality Index - AQI] nhiều nơi vượt ngưỡng 223.

Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 34.5 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.

Cùng thời điểm này, ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới AirVisual xếp thủ đô Hà Nội ô nhiễm không khí đứng đầu thế giới với chỉ số AQI trung bình 200 đơn vị.

Như vậy, người dân Thủ đô bị ảnh hưởng bởi mức bụi gấp 5 lần tiêu chuẩn của WHO. Ở mức ô nhiễm này, người dân phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 ở mức trên 45 ìg/m3, hơn gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia.

Ghi nhận lúc 6h sáng ngày 12/12, Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí cao nhất đạt mức 161 cảnh báo màu đỏ.

Trong ngày, chỉ số chất lượng không khí phổ biến ở mức hơn 100. Chỉ số này có xu hướng giảm hơn khi có nắng lên và đạt mức dưới 100 từ sau 18h.

Theo báo cáo, riêng năm 2019, Hà Nội có 2.855 ca tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi PM2.5, chiếm 12% tổng số trường hợp trên 25 tuổi.

Tổng số năm sống [tiềm tàng] bị mất của người dân là 79.933 năm và kỳ vọng sống bị mất do phơi nhiễm với bụi PM2.5 là 908 ngày, giảm khoảng 2,49 tuổi.

Đáng chú ý, sự gia tăng nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội khiến mỗi năm có thêm hơn 1.000 ca nhập viện do bệnh tim mạch, gần 3.000 trường hợp do hô hấp, lần lượt chiếm 1,2% và 2,4% tổng số ca bệnh.

Tổng cục Môi trường cũng nhận định ô nhiễm môi trường tại Hà Nội từ cuối tháng 11 đến nay chủ yếu do bụi mịn PM2.5.

Trong số đô thị bị ô nhiễm, giá trị trung bình 24 giờ PM2.5 ở Hà Nội cao nhất, có đến 6-7 ngày vượt quá giới hạn so với tiêu chuẩn cho phép, chủ yếu mức kém và chạm ngưỡng xấu.

Đâu là nguyên nhân?

Lý giải về nguyên nhân này, TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, theo quy luật thời gian, từ tháng 10 đến tháng 12, ô nhiễm không khí ở Hà Nội thường xuyên xảy ra, có năm cao, có năm thấp hơn.

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí của Hà Nội là do các nguồn giao thông, xây dựng, công nghiệp và hoạt động dân sinh.

Trong điều kiện khí tượng không thuận lợi như lặng gió, khí thải lưu cữu ở tầng thấp không phát tán được sẽ ra gây ô nhiễm nghiêm trọng như những ngày đầu tháng 12 vừa qua. Tuy nhiên, khi như gió lớn chất lượng tốt hơn nhiều.

“Nói như vậy để thấy điều kiện thời tiết không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm mà là yếu tố khách quan làm tăng hay giảm nồng bộ bụi được phát tán từ các hoạt động của con người” - TS. Dương Tùng nói.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Huy Nga cho rằng, dù thời tiết Hà Nội có những đặc thù và diễn ra hằng năm, song với chỉ số AQI nói trên, rõ ràng chất lượng không khí của Hà Nội đã được cải thiện nhiều so với những năm 2020 trở về trước.

"Còn nhớ, thời điểm những năm trước đó, Hà Nội có nhiều chỉ báo màu đỏ, thậm chí có màu tím - tức là chất lượng không khí rất xấu, người khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng chứ đừng nói tới người nhạy cảm" - PGS.TS. Nguyễn Huy Nga nói.

Để có được kết quả đó, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực trong việc xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% lượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công.

Thu gom, vận chuyển rác thải hàng ngày khu vực đô thị đạt trên 90%, khu vực ngoại thành đạt 80%.

Đồng thời, đưa vào vận hành hệ thống 35 trạm quan trắc không khí tự động, 6 trạm quan trắc nước mặt, giám sát chất lượng môi trường khí thải, nước thải các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Cùng với đó, triển khai chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn.

Thành phố cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất, công trình xây dựng gây bụi bẩn; rà soát đầu tư xây dựng, chỉnh trang công viên, hồ điều hòa yêu cầu các đơn vị vệ sinh môi trường tăng cường tưới nước rửa đường, thu gom rác thải…

Trước tình trạng ô nhiễm không khí, mới đây, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường [Bộ Tài nguyên và Môi trường] đã có văn bản đề nghị các sở tài nguyên và môi trường tập trung nguồn lực triển khai các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tăng cường tần suất quan trắc môi trường không khí trong chương trình quan trắc định kỳ; vận hành các trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục đảm bảo số liệu truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường để các cơ quan chuyên môn, cơ quan thông tấn tiếp cận và đưa tin; khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với người hoạt động ngoài trời lúc sáng sớm và chiều tối.

Tuy nhiên những nỗ lực ấy sẽ khó mang lại được hiệu quả như mong muốn nếu không có sự chung tay của toàn xã hội.

Bởi theo kết quả của Viện Khí tượng Phần Lan trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật quản lý chất lượng không khí của Ngân hàng Thế giới nghiên cứu, xác định các nguồn thải ô nhiễm không khí thông qua việc lấy mẫu, phân tích thành phần hóa học của bụi PM2.5 và ứng dụng mô hình PMF tại Hà Nội cho thấy, khoảng 50% khối lượng bụi mịn PM2.5 là chất hữu cơ, đến từ các nguồn sau quá trình đốt cháy trong công nghiệp [dùng các chất nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt…]; quá trình đốt sinh khối [từ rơm rạ, chất thải rắn…].

Cùng với đó là các quá trình bụi mịn di chuyển từ xa; từ giao thông; 33% [1/3] khối lượng bụi mịn PM2.5 là từ các hợp chất vô cơ thứ cấp, các nguồn thải di chuyển từ xa đến, hoặc cũng có thể từ các nguồn thải của Hà Nội.

Chủ Đề