Đánh giá sơ đồ tư duy sinh học 10

Nội dung chính

  • TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
  • SƠ ĐỒ TƯ DUY CHƯƠNG I : THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
  • MẪU SỐ 1
  • MẪU SỐ 2
  • MẪU SỐ 3
  • MẪU SỐ 4
  • MẪU SỐ 5
  • Sơ đồ tư duy sinh học tế bào lớp 10
  • Kiến thức mở rộng vềthành phần hóa học của tế bào
  • I. Các nguyên tố hóa học và nước
  • II. Nước và vai trò của nước trong tế bào
  • II. Cacbonhidrat và Lipit
  • III. Protein
  • IV. Axit Nucleic
  • Video liên quan

Sinh học hay sinh vật học [tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học] là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật [ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống], cách thức các cá thể và loài tồn tại [ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng].

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :]]

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

1. Thành phần hóa học của tế bào

Bốn nguyên tố C, H, O và N là những nguyên tố chính góp phần tạo nên khoảng 96% khối lượng các cơ thể sống.

Do phân tử nước có tính phân cực nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống.

Các hợp chất hữu cơ như cacbohiđrat, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, trình tự sắp xếp và số lượng của các đơn phân trong mỗi phân tử quyết định các đặc tính lí hóa học của chúng. Lipit là đại phân tửhữu cơ kị nước, không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

2. Cấu tạo tế bào

Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.

Mọi tế bào đều được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân [hay vùng nhân].

Tế bào thường có kích thước nhỏ đảm bảo tối ưu hóa tỉ lệ s/v.

Có 2 loại tế bào là : tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

+ Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, không có hệ thống màng bên trong tế bào, không có các bào quan có màng bao bọc. Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ chưa có màng bao bọc.

+ Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ. Vật chất di truyền của tế bào được bao bọc bởi 2 lớp màng tạo nên nhân tế bào, bên trong tế bào có hệ thống nội màng, có nhiều bào quan được bao bọc bởi 1 hoặc 2 lớp màng, có khung xương tế bào được làm bằng các sợi prôtêin. Các bào quan thực hiện những chức năng chuyên biệt: nhân tế bào chứa thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, ti thể và lục lạp thực hiện chức năng chuyển hóa năng lượng, lizôxôm là nhà máy tái chế rác thải, Gôngi là nhà máy lắp ráp và phân phối các sản phẩm của tế bào, ribôxôm là nhà máy tổng hợp prôtêin...

Màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có chức nãng điều khiển các chất ra vào tế bào một cách có chọn lọc.

Các phương thức vận chuyển qua màng : vận chuyển chủ động, vận chuyển thụ động, xuất bào và nhập bào.

3. Chuyên hóa vật chất và năng lượng

Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường.

ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào.

Quang hợp là quá trình chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng tiềm ẩn trong hợp chất hữu cơ. Quang hợp bao gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.

Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP. Quá trình phân giải glucôzơ bao gồm 3 giai đoạn [đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron] với sản phẩm chính là ATP, các sản phẩm phụ làCO2và nước. Đặc điểm của quá trình này là năng lượng trong phân tử glucôzơ được giải phóng một cách từ từ từng bước một và được điều khiển bằng một hệ thống các enzim.

4. Phân chia tế bào

Sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền lưu trữ trên ADN.

Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện qua các hình thức phân chia tế bào.

+ Nguyên phân là quá trình phân bào đảm bảo sự truyền đạt thông tin một cách nguyên vẹn từ tế bào này sang tế bào khác nhằm thực hiện các chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng tái sinh các mô và cơ quan ở các cơ thể sinh vật đa bào.

+ Giảm phân chỉ xảy ra ở các cơ thể lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính giúp tạo ra sự đa dạng di truyền làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

SƠ ĐỒ TƯ DUY CHƯƠNG I : THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

MẪU SỐ 1

MẪU SỐ 2

MẪU SỐ 3

MẪU SỐ 4

MẪU SỐ 5

Hướng dẫn lập “Sơ đồ tư duy sinh học tế bào lớp 10” đầy đủ, chi tiết nhất và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Sinh học cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Sơ đồ tư duy sinh học tế bào lớp 10

MẪU SỐ 1

MẪU SỐ 2

MẪU SỐ3

MẪU SỐ4

Kiến thức mở rộng vềthành phần hóa học của tế bào

Tế bào là một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ gồm:

- Prôtêin có cấu trúc phức tạp gồm các nguyên tố: Cacbon [C], ôxi [O], hiđrô [H], nitơ [N], lưu huỳnh [S], phôtpho [P], trong đó N là nguyên tố đặc trưng cho chất sống.

- Gluxit gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H : O luôn luôn là 2H : 1 O.

- Lipit cũng gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H : O thay đổi tuỳ loại lipit.

- Axit nuclêic gồm 2 loại: ADN [axit đêôxiribônuclêic] và ARN [axit ribônuclêic]. Chất vô cơ bao gồm các loại muối khoáng như canxi [Ca], kali [K], natri [Na], sắt [Fe], đóng [Cu]...

I. Các nguyên tố hóa học và nước

1. Các nguyên tố hóa học

- Trong 92 nguyên tố hoá học, chỉ có vài chục nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống. Trong vài chục nguyên tố đó các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.

- Cacbon là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng cảu vật chất hữu cơ.

- Các nguyên tố cấu tạo nên tế bào được chia làm 2 loại: Nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng

+ Nguyên tố đại lượng: Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ

+ Nguyên tố vi lượng: Tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin,...

II. Nước và vai trò của nước trong tế bào

1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước

- Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử ôxy với 2 nguyên tử hyđrô bằng liên kết cộng hóa trị.

- Phân tử nước có tính phân cực.

- Giữa các phân tử nước có lực hấp dẫn tĩnh điện [do liên kết hyđrô] tạo ra mạng lưới nước.

2. Vai trò của nước đối với tế bào

- Là thành phần cấu tạo và dung môi hoà tan và vận chuyển các chất cần cho hoạt động sống của tế bào.

- Là môi trường và nguồn nguyên liệu cho các phản ứng sinh lý, sinh hoá của tế bào.

- Tham gia điều hoà, trao đổi nhiệt của tế bào và cơ thể…

II. Cacbonhidrat và Lipit

1. Cacbonhyđrat [đường]

a. Cấu tạo chung

- Hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố: C, H, O.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân: Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.

b. Các loại cacbonhydrat

* Đường đơn: [monosaccarit]

- Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C.

- Đường 5 C [Ribôzơ,đeôxyribôzơ], đường 6 C [Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ].

*Đường đôi: [Disaccarit]

- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.

- Mantôzơ [đường mạch nha] gồm 2 phân tử Glucôzơ, Saccarôzơ [đường mía] gồm 1 phân tử Glucôzơ và 1 phân tử Fructôzơ, Lactôzơ [đường sữa] gồm 1 phân tử glucôzơ và 1 phân tử galactôzơ.

* Đường đa: [polisaccarit]

- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.

- Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin…

c. Chức năng của Cacbohyđrat

- Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.

- Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể…

2. Lipit [chất béo]

a. Cấu tạo của lipit

* Lipit đơn giản: [mỡ, dầu, sáp]

- Gồm 1 phân tử glyxêrol và 3 axit béo

* Phôtpholipit: [lipit đơn giản]

- Gồm 1 phân tử glyxêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat [alcol phức].

* Stêrôit:

- Là Colesterôn, hoocmôn giới tính ơstrôgen, testostêrôn.

* Sắc tố và vitamin:

- Carôtenôit, vitamin A, D, E, K…

b. Chức năng

- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.

- Nguồn năng lượng dự trữ.

- Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.

III. Protein

1. Cấu trúc của protein

- Protein là phân tử có cấu trúc đa dạng nhất

- Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin

- Có 20 loại axit amin khác nhau.

- Các protein khác nhau về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các axit aminà Cấu trúc và chức năng đa dạng.

a. Cấu trúc bậc một

- Các axit amin liên kết với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit.

- Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp đặc thù của của các loại axit amin trong chuỗi.

b. Cấu trúc bậc hai

- Chuỗi pôlipeptit bậc 1 co xoắn hoặc gấp nếp

c. Cấu trục bậc ba

- Chuỗi pôlipeptit bậc 2 tiếp tục xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng.

d. Cấu trúc bậc bốn

- Do 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 3 tạo thành.

- Cấu trúc của prôtêin quy định chức năng của nó. Khi cấu trúc không gian bị phá vỡ [do nhiệt độ cao, độ pH …] thì prôtêin bị mất chức năng.

- Hiện tượng protein bị biến đổi cấu trúc không gian gọi là hiện tượng biến tính của protein.

2. Chức năng của Protein

- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể

- Dự trữ nguyên liệu

- Vận chuyển các chất

- Bảo vệ cơ thể

- Thu nhận thông tin

- Xúc tác phản ứng.

IV. Axit Nucleic

1. Axit đêôxiribônuclêic - [ADN]

a. Cấu trúc hóa học của ADN

- ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

- ADN là một đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các nuclêôtit [viết tắt là Nu]

b. Cấu tạo một nuclêôtit

- Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

- Đường đêoxiribôza: C5H10O4

- Axit phốtphoric: H3PO4

- Bazơ nitơ: Gồm 2 loại chính: Purin và pirimidin:

+ Purin: Nuclêôtit có kích thước lớn hơn: A [Adenin] và G [Guanin] [có cấu tạo vòng kép]

+ Pirimidin: Nuclêôtit có kích thước nhỏ hơn: T [Timin] và X [Xitozin] [có cấu tạo vòng đơn]

- Tất cả các nuclêôtit đều giống nhau thành phần đường và photphat, nên người ta vẫn gọi tên thành phần bazơ nitơ là tên Nu: Nu loại A, G, T, X...

- Bazơ nitơ liên kết với đường tại vị trí C thứ 1; nhóm photphat liên kết với đường tại vị trí C thứ 5 tạo thành cấu trúc 1 Nucleotit.

2. Axit ribônuclêic - ARN

a. Khái niệm

- ARN được cấu tạo từ các nucleotit [có 3 loại: mARN, tARN, rARN]

- Có trong nhân, nhiễm sắc thể, ty thể, lạp thể, đặc biệt có nhiều trong ribôsôm

- Trong ARN thường có nhiều base nitơ chiếm tỉ lệ 8-10%

- Hầu hết đều có cấu trúc bậc một [trừ mARN ở đoạn đầu].

b. Cấu trúc

* Thành phần cấu tạo.

- Là đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau tạo thành.

- Có cấu tạo từ các nguyên tố hoá học: C, H, O, N, P.

* Cấu trúc đơn phân [nuclêôtit]

Một đơn phân [nuclêôtit] được cấu tạo bởi 3 thành phần:

- Đường ribôz: C5H10O5

- Axit phốtphoric: H3PO4

- Bazơ nitric gồm 2 loại chính: Purin và pirimidin

+ Purin: Nucleotit có kích thước lớn hơn gồm A [Adenin] và G [Guanin]

+ Pirimidin: Nucleotit có kích thước nhỏ hơn gồm U [uraxin] và X [Xitozin]

Sự tạo thành mạch giống như ADN

Chủ Đề