Danh sách các Tập đoàn kinh tế nhà nước

1. Xu thế tất yếu của việc hình thành:

Xu hướng thành lập TĐKT là hệ quả tất yếu của chính sách đa dạng hoá nền kinh tế ở Việt Nam, tạo lập ở mức cao nhất quyền tự chủ trong liên kết sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chúng ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế; dưới tác động của toàn cầu hoá về kinh tế và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ từ trong nước và cả nước ngoài. Vì vậy việc tổ chức, sắp xếp các công ty có quy mô nhỏ lẻ, hoạt động manh mún và kém hiệu quả thành những doanh nghiệp lớn có đủ tiềm năng cạnh tranh với các DN nước ngoài,

Mặt khác với việc Việt Nam chính thức là thành viên của WTO vừa cho chúng ta cơ hội để mở rộng hợp tác sâu rộng vào nền kinh tế thế giới để phát triển ngày càng mạnh mẽ, đồng thời cũng chịu không ít khó khăn từ việc cạnh tranh khốc liệt của các TĐKT lớn mạnh của nước ngoài. Vì thế việc thành lập TĐKT là hết sức cần thiết.

2. Loại hình TĐKT ở Việt Nam:

2.1. TĐKT nhà nước:

2.1.1. Đặc điểm:

TĐKT nhà nước được định nghĩa là nhóm các công ty liên kết chủ yếu dưới hình thức công ty mẹ công ty con, có từ 2 cấp doanh nghiệp trở lên, gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Trong đó, doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ giữ vai trò chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các doanh nghiệp thành viên. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không có vốn và tài sản chung. Vốn điều lệ của công ty mẹ của tập đoàn do 100% nhà nước đầu tư. TĐKT nhà nước có những đặc trưng cơ bản sau:

Một là, được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công ty nhà nước theo quyết định của Chính phủ.

Hai là, hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế theo mục tiêu chiến lược phát triển của từng tập đoàn mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác khó có thể thực hiện được.

Ba là, hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con; quy mô và khả năng tích tụ vốn có trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn so với các tổng công ty trước đây.

Bốn là, quan hệ giữa tập đoàn với bộ, ngành và Chính phủ: Nhà nước là chủ sở hữu của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam.

Đến nay, Chính phủ đã thành lập 12 TĐKT nhà nước theo hai phương thức, đó là:

Tổ chức lại các TCTNN [các TCT 90 và 91], gồm 10 tập đoàn: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Tổ hợp các DN độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động, gồm 2 tập đoàn: Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp các doanh nghiệp độc lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, bao gồm: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Sông Hồng, Tổng công ty Cơ khí Xây dựng, Tổng công ty Đầu tư phát triển xây dựng, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng. Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp từ: Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam.

2.1.2. Các TĐKT nhà nước tiêu biểu:

2.1.2.1. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam:

Ngày 26/3/2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức ra mắt. Với mô hình TĐKT mạnh, đây là một cuộc chuyển đổi mang tính cách mạng nhằm tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh của nghành Bưu chính Viễn thông Công nghệ Thông tin [BCVT CNTT] Việt nam trước yêu cầu của hội nhập. Việc hình thành tập đoàn nhằm xây dựng một DN hàng đầu trong lĩnh vực BCVT CNTT có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại, chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa nghành cả trong nước và quốc tế, trong đó Viễn thông, Công nghệ thông tin và Bưu chính là những nghành kinh doanh chính.

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi từ TCT Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang Tập đoàn BCVT Việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con nhằm tăng cường tích tụ về vốn, tập trung khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận của tổng công ty BCVT Việt Nam.

Mối quan hệ giữa tập đoàn với các DN thành viên là dựa trên quan hệ sở hữu vốn và quan hệ đầu tư, không còn mối quan hệ hành chính như trước kia nên nó phù hợp với cơ chế thị trường và có khả năng hội nhập. Tập đoàn vừa đóng vai trò là người trực tiếp kinh doanh một số dịch vụ BCVT then chốt, nhưng đồng thời lại đóng vai trò một nhà đầu tư tài chính. Liên kết của tập đoàn vừa liên kết cứng theo mô hình công ty mẹ công ty con, nhưng lại vừa liên kết mềm giữa TCT Viễn thông và TCT Bưu chính.

2.1.2.2. Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam:

Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam được hình thành từ mô hình TCT 91 theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số: 653/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ và số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Tập Đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.

Các lĩnh vực ngành nghề:

Công nghiệp khoáng sản [bao gồm công nghiệp bô xít alumin nhôm và các khoáng sản khác]: khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm alumin, nhôm, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu khác và khoáng sản khác.

Công nghiệp điện: đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Cơ khí: đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sông, đường biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác.

Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Quản lý, khai thác cảng biển, bến thuỷ nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa.

Vật liệu xây dựng: khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia; sản xuất xi măng, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác.

Xây lắp đường dây và trạm điện; xây dựng các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng.

Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản.

Cấp nước, xử lý chất thải, trồng rừng và sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi trơn, nitơ, ôxy, đất đèn, hàng tiêu dùng, cung ứng vật tư, thiết bị.

Các dịch vụ: đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất; tư vấn đầu tư, thiết kế; khoa học công nghệ, tin học, kiểm định, giám định hàng hóa; in ấn, xuất bản; đào tạo, y tế, điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch; hàng hải; xuất khẩu lao động; bảo hiểm, tài chính.

2.2. TĐKT tư nhân:

2.2.1. Đặc điểm:

TĐKT tư nhân được hình thành bằng chính sự tăng trưởng quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động của chính các DN. Việc hình thành tập đoàn hoàn toàn là do nhu cầu và nội lực của DN và không có bất cứ một quyết định chuyển đổi hay sắp xếp hành chính nào.Tập đoàn có thể nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty con. Công ty con được tổ chức dưới các hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty liên doanh trong và ngoài nước.

Mô hình TĐKT tư nhân hiện nay chưa được thừa nhận. Các tập đoàn hiện nay buộc phải mang cái tên không chính danh Công ty cổ phần tập đoàn, hoặc Công ty TNHH tập đoàn. Các TĐKT tư nhân trong nước đang phải áp dụng Luật doanh nghiệp mà luật này cũng chưa có sự thừa nhận chính thức nào.

Hầu hết doanh nghiệp này mới được thành lập trong vòng 10 năm trở lại đây và vận hành bằng phương thức gia đình tin cậy lẫn nhau chứ chưa thực sự chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là xu thế phát triển doanh nghiệp: cần liên doanh, liên kết, cổ phần hoá và niêm yết cổ phiếu, nên đòi có cách quản lý công khai, minh bạch và hiệu quả.

2.2.2. Các TĐKT tư nhân tiểu biểu:

Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp mạnh, tích hợp, liên kết các thế mạnh để hoạt động dưới một bộ máy điều hành chung, một thương hiệu chung tạo ra sự phát triển vượt bậc. Đây chính sự liên kết, hình thành mô hình TĐKT tư nhân. Tiêu biểu như FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom, Trung Nguyên, Các tập đoàn này đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • các tập đoàn lớn ở việt nam
  • cac tap doan kinh te tai viet nam
  • cac tap doan tct lon nhat viet nam
  • các tập đoàn hàng đầu việt nam về kinh tế
  • các tập đoàn kinh tế việt nam
  • danh sach cac tap doan kinh te viet nam
  • danh sach cac tap doan o Viet Nam
  • danh sách tập đoàn kinh tế việt nam
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề