Đập định chích ngừa bao nhiêu mũi?

Bộ Y tế Anh hiện cũng đang triển khai tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ở nước này. Theo các chuyên gia y tế, cha mẹ có con ở độ tuổi này nên đưa con đi tiêm phòng, đặc biệt đối với những trẻ mắc bệnh lý nền.

1. Bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới trẻ em thế nào?

Đối với hầu hết trẻ em khi mắc COVID-19, hầu hết là bị nhẹ, có thể phải nghỉ học vài hôm để điều trị và thường ít khi dẫn tới biến chứng. Ở một số trẻ, triệu chứng COVID-19 có thể nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài lâu hơn.

Hiện tại, biến thể Omicron dường như gây ra triệu chứng khá nhẹ, chủ yếu là ở đường hô hấp trên. Tuy nhiên, nếu các biến thể mới xuất hiện trong tương lai, cũng chưa thể biết các triệu chứng sẽ như thế nào.

2. Trẻ em nào có nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng?

Trẻ em mắc một số bệnh lý nền, hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc COVID-19 nặng cao hơn.

Những trẻ thuộc diện nêu trên hoặc trẻ sống chung cùng người suy giảm miễn dịch cũng được khuyên đi tiêm phòng để bảo vệ bản thân và giảm nguy cơ lây nhiễm cho người sống cùng.

Đối với trẻ mắc bệnh lý nền, cha mẹ cũng có thể tham vấn bác sĩ để có tư vấn sức khỏe tốt nhất.

3. Vaccine góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ thế nào?

Vaccine COVID-19 sẽ giảm nguy cơ trẻ nhiễm COVID-19. Tiêm đủ 2 liều vaccine sẽ tạo ra sự bảo vệ lâu dài ngăn biến chứng COVID-19 nặng, kể cả các biến thể mới gây ra các làn sóng dịch trong tương lai.

Chuyên gia y tế khuyên cha mẹ nên đưa trẻ có nguy cơ cao trở nặng nếu mắc COVID-19 [trẻ bệnh lý nền, hệ miễn dịch yếu] đi tiêm phòng vaccine COVID-19.

Vaccine cũng góp phần bảo vệ cơ thể chống lây nhiễm và giảm nhẹ các triệu chứng. Giống như mọi loại thuốc khác, vaccine cũng không hiệu quả tuyệt đối. Một vài trẻ vẫn có khả năng mắc COVID-19 dù đã tiêm phòng, nhưng thường triệu chứng nhẹ và chóng khỏi. Vaccine góp phần ngăn ngừa COVID-19 trở nặng.

4. Về liều vaccine COVID-19 dành cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi

Ở Anh, trẻ em được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer. Liều tiêm dành cho trẻ em chỉ bằng 1/3 so với liều của người lớn hay thanh thiếu niên. Vaccine đã trải qua kiểm nghiệm để đảm bảo an toàn nhất có thể.

5. Tác dụng phụ của vaccine COVID-19

Tác dụng phụ phổ biến:

Giống như tất cả mọi loại thuốc, vaccine có thể gây ra phản ứng phụ. Phần lớn tác dụng phụ nhẹ, không kéo dài lâu và thậm chí không phải ai cũng bị tác dụng phụ này.

Các tác phụ phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vaccine COVID-19 thường chỉ kéo dài trong vòng 1-2 ngày. Đối với vaccine Pfizer, liều 2 thường thấy rõ tác dụng phụ hơn liều 1.

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

- Đau, cảm giác nặng và khó chịu cánh tay tiêm, thường kéo dài 1-2 ngày.

- Mệt mỏi.

- Đau đầu.

- Ê ẩm người, triệu chứng nhẹ giống cúm.

Sau khi tiêm, trẻ nên được nghỉ ngơi. Trẻ nên nghỉ học 1-2 hôm ở nhà nghỉ ngơi nếu đang trong thời gian đi học.

Cha mẹ có thể cho trẻ dùng paracetamol để giảm đau và hạ sốt nếu trẻ bị sốt, đau đầu, đau cơ [theo hướng dẫn sử dụng về liều dùng cho trẻ em].

Triệu chứng sốt 2-3 ngày là không phổ biến sau tiêm. Nếu trẻ sốt bất thường kéo dài 2-3 ngày, rất có thể trẻ đã bị nhiễm COVID-19 hoặc dấu hiệu trẻ đang mắc một bệnh khác.

Triệu chứng sau tiêm thông thường không kéo dài quá 1 tuần. Nếu các triệu chứng tệ hơn, bạn hãy cho trẻ đi khám hoặc gọi cho đường dây nóng để được tư vấn.

Tác dụng phụ ít gặp:

- Đau ngực.

- Hụt hơi, khó thở.

- Cảm giác nhịp tim đập nhanh, loạn nhịp tim hoặc tim đập thình thịch.

Trong trường hợp này, nếu lo lắng cha mẹ có thể tham vấn bác sĩ hoặc cho trẻ đi khám.

6. Trẻ đã mắc COVID-19 thì nên tiêm vaccine sau bao lâu?

Nếu trẻ mắc COVID-19 thì nên tiêm vaccine sau 3 tháng khỏi bệnh. Mặc dù liều vaccine đầu tiên có tác dụng bảo vệ khá tốt cho trẻ, tiêm đủ 2 liều sẽ giúp bảo vệ lâu hơn.

Khi trẻ nghi nhiễm COVID-19, bạn chưa nên đưa trẻ đi tiêm phòng vội trong khi đợi kết quả xét nghiệm. Nếu trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, thì nên đợi sau 12 tuần mới tiêm vaccine.

Nguyễn Vân [theo gov.uk Health]

Nguồn: //suckhoedoisong.vn/tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-tu-5-den-duoi-12-tuoi-nhung-dieu-cha-me-can-biet-169220414153050532.htm

Em chào bác sĩ! Em năm nay học lớp 11, trước đây năm lớp 9 em từng đi chích ngừa uốn ván. Mới hôm qua em có quẹt trúng một cây đinh có dấu hiệu rỉ sét trong nhà và bị tróc da, rớm máu [vết thương nhỏ và không sâu lắm]. Em đã lỡ dùng cồn 90 độ để sát khuẩn. Em không biết liệu có sao không ạ và em có cần đi tiêm uốn ván lại không ạ? Em cảm ơn bác sĩ và hy vọng nhận được sự hồi âm từ bác sĩ!

Mỹ Linh [2003]

Chào bác sĩ, cho cháu hỏi là cháu tiêm phòng uốn ván 3 mũi rồi, ngày hôm qua không may dẫm phải đinh. Cho cháu hỏi trường hợp của cháu giờ phải làm sao ạ? Cháu cảm ơn!

Huỳnh Tấn Hiệp [1992]

Chào bác sĩ. Cho con hỏi 3 năm về trước con có bị đạp đinh con đã chích ngừa và nay 31/8 con bị đạp đinh có chích ngừa nữa không? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Câu hỏi ẩn danh

Em chào bác sĩ. Con em năm nay 3 tuổi rưỡi, đã tiêm mũi 5 trong 1 có phòng bệnh uốn ván. Tiêm lúc 3 tháng 4 tháng 5 tháng tiêm 3 mũi, giờ con em dẫm phải đinh thì có bị sao không ạ? Có cần tiêm vắc xin tiếp không ạ? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Nguyễn Huyền [1993]

Chào bác sĩ, 3 tháng trước tôi giẫm phải đinh và đã tiêm phòng uốn ván. Giờ tôi lại giẫm phải 1 miếng sắt thì có phải đi tiêm uốn ván nữa không? Mong bác sĩ tư vấn. Xin cảm ơn.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn! Về việc chích ngừa uốn ván của bạn cách đây 02 năm: Nếu là vắc-xin phòng uốn ván [liệu trình 03 mũi] thì bạn không phải lo, vì nó có tác dụng phòng uốn ván trong 10 năm. Còn nếu bạn được chích huyết thanh kháng độc tố uốn ván [SAT] thì bạn cần đến cơ sở y tế để chích lại SAT [tốt nhất trong 24 giờ].

Việc bạn sát khuẩn bằng cồn 90 độ có thể làm tăng tổn thương do nồng độ cao. Bạn có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng dung dịch betadine 10% hoặc cồn 70 độ.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Chủ Đề