Đất nông nghiệp có được xây nhà không

Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không? Câu trả lời là “KHÔNG”, vì theo như quy định mục đích sử dụng là để sản xuất nông nghiệp, tất cả các hoạt động sử dụng khác với mục đích trên không được phép thực hiện kể cả xây nhà tạm.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Giấy Phấp Xây Dựng Hồ Chí Minh nhé!

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp.

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không?

Câu trả lời là “KHÔNG”, vì người sử dụng đất sẽ bị phạt về hành vi phạm của mình nếu xây nhà ở trên đất vườn. Đất nông nghiệp được quy định mục đích sử dụng là để sản xuất nông nghiệp, tất cả các hoạt động sử dụng khác với mục đích trên không được phép thực hiện kể cả xây nhà tạm. Người sử dụng đất nếu muốn xây dựng nhà trên đất vườn phải xin phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.

Theo quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất trong luật đất đai 2013 tại khoản 1, điều 170, người sử dụng đất phải thực hiện đúng mục đích sử dụng của đất. Mục đích sử dụng đất được thể hiện rõ trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất hoặc các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng. Theo đó, người sử dụng đất không được sử dụng trái với mục đích nói trên.

Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không?

Nhà tạm được hiểu đơn giản là những công trình xây dựng không mang tính chất lâu dài. Nhà này chỉ được dựng đơn giản, tạm bợ nên không được đầu tư nhiều về mặt thiết kế và xây dựng. Nhà tạm thường được xây dựng bằng các vật liệu từ tre, gỗ, tường nhà thường được sử dụng đất xây dựng bao quanh.

Phần mái nhà được thiết kế xây dựng từ những mái lá hoặc mái rạ giúp nhà giảm bớt lượng nhiệt hấp thụ. Các ngôi nhà tạm này thường là nhà ở riêng lẻ và dựa theo quy hoạch của địa phương, có thời gian sử dụng nhất định.

Xem ngay: Báo giá dịch vụ xin giấy phép xây dựng quận 8

Loại đất nào được xây dựng nhà ở?

Theo quy định trong luật đất đai năm 2013, đất thổ cư là đất được sử dụng để xây dựng nhà ở. Đất thổ cư được quy định thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng xây dựng các công trình khác có liên quan đến nhu cầu ở của người dân.

Loại đất nào được xây dựng nhà ở?

Theo đó, người sử dụng muốn biết đất vườn có được xây nhà tạm không phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn sang đất thổ cư. Khi hồ sơ được xét duyệt, người sử dụng sẽ được phép xây dựng nhà ở trên đất vườn.

Điều kiện người sử dụng được cấp phép xây dựng nhà tạm trên đất vườn

Đất vườn có được xây dựng nhà tạm không phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Công trình xây dựng đó phải thuộc trong khu vực đã có chi tiết quy hoạch hay quy hoạch ở khu dân cư nông thôn.
  • Công trình xây dựng phải phù hợp với mục đích đầu tư hay mục đích sử dụng của đất.
  • Công trình xây dựng phải đảm bảo an toàn cho chính dự án của mình và các công trình xung quanh khác.
  • Đất vườn có được xây nhà tạm không phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu về môi trường. Ngoài ra, công trình xây dựng phải có hành lang bảo vệ, đê điều, giao thông,…
  • Hồ sơ thiết kế của công trình xây dựng phải đảm bảo đáp ứng các quy định.

Khi thời gian tồn tại của công trình xây dựng được ghi trên giấy chứng nhận tạm hết hạn, chủ đầu tư phải cam kết không được yêu cầu cơ quan Nhà nước bồi thường. Đồng thời, chủ đầu tư phải thực hiện cam kết tự phá bỏ công trình xây dựng trên.

Điều kiện người sử dụng được cấp phép xây dựng nhà tạm trên đất vườn

Các công trình xây dựng hay nhà ở riêng lẻ chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm theo một thời gian nhất định chứ không theo giai đoạn và dự án.

Xem thêm: Báo giá dịch vụ xin giấy phép xây dựng quận Thủ Đức

Muốn xây nhà tạm trên đất vườn cần phải cố hồ sơ gì?

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu quy định của Nhà nước.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất hay các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất.
  • Nếu bạn chỉ chuyển đổi mục đích sử dụng đất của một phần diện tích trên thửa đất đó thì cần phải có bản trích đo bản đồ địa chính.
  • 2 bản vẽ thiết kế công trình xây dựng muốn xin phép.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Giấy Phép Xây Dựng Hồ Chí Minh thì bạn đã biết được Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không? nhé!

Chú ý: Các quy định pháp luật dưới đây được chúng tôi cập nhật tại thời điểm đăng bài và hệ thống lại để khách hàng dễ theo dõi. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý.


Mục lục bài viết

  • 1. Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không ?
  • 2. Thời hiệu về xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng?
  • 3. Mức phạt đơn vị thi công xây dựng công trình mà không che chắn, rơi vãi vật liệu ?
  • 4. Tư vấn về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng ?
  • 5. Tư vấn về đóng thuế xây dựng và thủ tục hoàn công ?

1. Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không ?

Kính chào công ty Luật Minh Khuê, hiện tôi đang có một mảnh đất trồng cây lâu năm, giờ tôi muốn xây nhà lên mảnh đất đấy có được không? Nếu không được xây nhà mà tôi vẫn xây thì sẽ xử phạt ra sao?

Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng trực tuyến, gọi ngay: 1900.6162

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê đất, thuê đất nông nghiệp, thuê đất kinh doanh mới nhất năm 2022

Luật sư tư vấn:

Khoản 1, điều 10, Luật đất đai năm 2013 quy định:

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a] Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b] Đất trồng cây lâu năm;

c] Đất rừng sản xuất;

d] Đất rừng phòng hộ;

đ] Đất rừng đặc dụng;

e] Đất nuôi trồng thủy sản;

g] Đất làm muối;

h] Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Dựa vào căn cứ trên thì đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Điều 6, luật đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do đó, đất của nhà bạn đang sử dụng là đất trồng cây lâu năm thì chỉ được sử dụng cho mục đích trồng cây lâu năm. Bạn muốn xây dựng nhà ở thì cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nếu chưa chuyển mục đích sử dụng đất mà gia đình bạn xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm là trái quy định của pháp luật.

Khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a] Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c] Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d] Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e] Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g] Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đồ thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó thì hành vi xây dựng nhà ở trái phép trên đất chưa chuyển mục đích sử dụng có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Nếu gia đình bạn cố tình thực hiện xây dựng nhà ở trái phép mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính thì có thể bị buộc phá dỡ công trình.

>> Xem thêm: Năm 2022, Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện thế nào ?

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất [ảnh minh họa]

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT bao gồm:

+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Biên bản xác minh thực địa;

+ Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

+ Văn bản thẩm định nhu cầu, điều kiện sử dụng đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Bạn nộp 01 bộ hồ sơ tới Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện để xin chuyển mục đích sử dụng đất. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

>> Xem thêm: Chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư [xây nhà] ? Mức xử phạt khi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất ?

2. Thời hiệu về xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng?

Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi:1900.6162

Trả lời:

Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau:

Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a] Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;

b] Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

...

d] Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

>> Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mới năm 2022

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là khoảng thời gian xử lý vi phạm hành chính, khi hết khoảng thời gian này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ mất quyền xử lý vi phạm, người có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ.

3. Mức phạt đơn vị thi công xây dựng công trình mà không che chắn, rơi vãi vật liệu ?

Thưa luật sư, Bên cạnh nhà tôi có một công trình xây dựng mà cát bụi thường xuyên bay qua nhà gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tôi muốn khiếu nại và không biết mức phạt như thế nào ?

Xin luật sư tư vấn cụ thể. Cảm ơn!

Hướng dẫn quy chuẩn đảm bảo an toàn trong hoạt động xây dựng, gọi ngay: 1900.6162

>> Xem thêm: Thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thế nào? Có được chuyển đổi từ đất trồng cây thành đất thổ cư ?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Điều 15, Nghị định 139/2017/NĐ-CP

Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

1. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định như sau:

a] Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, với lỗi này căn cứ vào khoản 1, điều 13 thì mức phạt chỉ từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ. Bạn có thể căn cứ thêm các quy định tại điều khoản này để khiếu nại hoặc yêu cầu xử lý với mức phạt khác nhau.

Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng liên hệ với Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, gọi: 1900.6162 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Trân trọng./.

4. Tư vấn về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng ?

Luật sư tư vấn:

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là tổ chức sự nghiệp kinh tế, được UBND huyện quyết định thành lập, được UBND huyện quyết định thành lập, có nhiệm vụ giúp UBND huyện quản lý các dự án đầu tư xây dựng do UBND huyện làm chủ đầu tư.

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Về quản lý dự án xây dựng quy định:

"Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực quyết định về số lượng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực, cụ thể như sau:

c] Đối với cấp huyện: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc thực hiện vai trò chủ đầu tư và quản lý các dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư xây dựng;"

Trong trường hợp bạn đang công tác tại ban Quản lý dự án - Xây dựng của huyện, được quyết định thành lập của Chủ tịch UBND huyện và được giao nhiệm vụ làm đại diện chủ đầu tư các dự án do huyện làm chủ đầu tư. Tức là bạn có thể thực hiện vai trò đại diện chủ đầu tư các dự án do huyện làm chủ đầu tư. Như vậy, Ban Quản lý dự án - xây dựng sẽ không bị xử phạt nếu không có hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Xem thêm: Những chi phí phải nộp khi xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở ?

5. Tư vấn về đóng thuế xây dựng và thủ tục hoàn công ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau: Gia đình tôi có 1 căn nhà vừa xây xong tại khu vực Quận 12, TPHCM. Hiện nay chúng tôi đang có nhu cầu làm hoàn công cho căn nhà [diện tích khu đất 5,4m x 17m, diện tích sàn xây dựng 5,4m x 13m, bao gồm 1 trệt và 2 lầu].

Vì hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên gia đình tự đứng ra thuê nhân công và mua vật tư về để làm. Vậy xin được tư vấn: 1. Như vậy chúng tôi có phải đóng thuế xây dựng hay không [nếu đóng thi phải đóng bao nhiêu] 2. Trong trường họp gia đinh tự đứng ra làm thủ tục hoàn công [không thông qua dịch vụ] thì chi phí hết khoảng bao nhiêu [con số ước lượng].

Tôi xin cảm ơn !

>> Xem thêm: Giải thích ký hiệu viết tắt mục đích sử dụng đất ghi trên Bản đồ địa chính [LUC,LUK, LUN, BHK,...]? Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất ?

Luật sư tư vấn pháp luật thuế gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật thì các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thực hiện xây dựng công trình, nhưng hiện nay nhiều nhà thầu xây dựng khi nhận thầu xây dựng [nhất là nhà ở của người dân] không thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng Luật; những nhân công xây dựng nhà cho bạn được coi là cá nhân kinh doanh dịch vụ xây dựng, lắp đặt và phải thực hiện nộp thuế như với cá nhân kinh doanh theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC .

Tuy nhiên, đối với hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ thì pháp luật cũng quy định về nghĩa vụ nộp thuế theo Công văn số 3700/ TCT/DNK thì "Trường hợp chủ hộ gia đình tự mua vật tư xây dựng và tự thuê công nhân xây dựng lẻ [không hợp đồng] hoặc có thuê thầu xây dựng nhưng không cung cấp được hợp đồng và các căn cứ chứng minh đã thuê thầu xây dựng thì chủ hộ gia đình là người phải nộp thuế thay"

Nếu bạn không làm hợp đồng thuê công nhân xây dựng thì bạn có nghĩa vụ nộp thuế thay cho họ, trong trường hợp này là thuế thu nhập cá nhân. Bạn cũng phải nộp thêm thuế giá trị gia tăng do tự mua nguyên vật liệu xây dựng. Như vậy, bạn phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

>> Xem thêm: Điều kiện tách thửa đất ở, đất nông nghiệp tại Đồng Nai như thế nào ?

Về trường hợp này chị sẽ phải nộp thuế thay cho nhân công xây dựng nhà của bạn theo từng lần phát sinh đối với hoạt động xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu theo quy định tại Điều 3 thông tư 92/2015/TT-BTC, việc tính thuế được xác định như sau:

"a.1.5] Doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành trong năm dương lịch. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

b] Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh áp dụng như đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

c] Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Điểm b khoản 2 Điều 2 thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:

"- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%."

Do bạn cung cấp thông tin về số liệu không cụ thể nên chúng tôi không thể đưa ra con số ước tính, bạn có thể căn cứ về các quy định nêu trên để tính toán chi phí.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật đất đai - Công ty luật Minh Khuê

>> Xem thêm: Điều kiện đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng lúa ? Chuyển mục đích sử dụng đất phải chịu những loại thuế gì ?

Video liên quan

Chủ Đề