Dấu hiệu trẻ có vấn đề về thần kinh

Tự kỷ [còn được gọi là “rối loạn phổ tự kỷ”] là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác. Để nhận biết dấu hiệu tự kỷ và […]

Tự kỷ [còn được gọi là “rối loạn phổ tự kỷ”] là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác. Để nhận biết dấu hiệu tự kỷ và khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ, chúng tôi đã có buổi trao đổi với TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

PV: Xin bác sĩ cho biết dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng tự kỷ?

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng: Khi tìm hiểu về các dấu hiệu mắc bệnh tự kỷ ta cần biết tự kỷ là gì! Theo nghiên cứu của NIH [Sức khỏe Tâm thần Mỹ], phổ tự kỷ là một rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh biểu hiện từ rất sớm, 75% xuất hiện từ trước 3 tuổi. Nó được gọi là phổ vì có sự khác biệt rõ ràng giữa các triệu chứng và mức độ ở mỗi người. Rối loạn phổ tự kỷ gồm nhiều chẩn đoán đơn lẻ: tự kỷ [thông thường], rối loạn phát triển lan tỏa không được chỉ định khác [PDD-NOS] và hội chứng Asperger. Với các biểu hiện rất sớm vậy, các bà mẹ cần theo dõi các biến đổi của trẻ để có hướng xử lý sớm.

Về Cảm xúc: Trẻ không giao tiếp bằng mắt với mẹ ngay từ khi còn nhỏ, không nhìn thẳng người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó, lơ đễnh, không phân biệt được người lạ, người quen; không bày tỏ yêu thương, quyến luyến với mẹ; không theo mẹ, không biết vui mừng khi bố mẹ đi đâu về.

Lúc đi học trẻ không thích chơi với bạn, không nhận thức được cô giáo la mắng hay khen, dẫn đến làm những điều không thích hợp.

Về Ngôn ngữ: Trẻ nói những âm đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhại lời người khác, nói lẩm bẩm một mình, có khi phát âm những âm vô nghĩa, lặp đi lặp lại. Không biết bắt chước người lớn để làm theo, nói theo; khi có nhu cầu bé không biết làm cho người lớn hiểu mình cần gì; phải gợi ý hướng dẫn nhiều lần bé mới có thể làm theo.

Về Hành vi: Trẻ chỉ thích chơi với một thứ, quan tâm đến chi tiết hơn là cách sử dụng đồ chơi thế nào [ ví dụ trẻ chỉ xoay tròn chiếc bánh xe chứ không để xe chạy dưới sàn].

Trẻ rất ghét sự thay đổi: giận dữ hay rất hoảng sợ khi đồ đạc trong nhà thay đổi, mẹ thay đổi kiểu tóc….

Đối với những kích thích từ bên ngoài, có khi trẻ đáp ứng quá mức, hoặc kém đáp ứng. Trẻ có thể lờ đi những lời của cha mẹ, nhưng lại cảm thấy thú vị với âm thanh nhỏ mà trẻ tự tạo ra như gãi, gõ vào đồ vật bên tai.

Trẻ có thể không ngủ vào ban đêm nhưng ngày vẫn dồi dào sinh lực.

Trẻ không biết sợ hãi khi gặp nguy hiểm, tự gây thương tích cho mình, đánh vào đầu, cào cấu, nhổ tóc…

Những trẻ bị tự kỷ có thể có những vận động bất thường như chậm đi do giảm trương lực cơ. Cử động bất thường: nhăn nhó mặt, xua tay, lắc lư, đập đầu…

PV: Xin bác sĩ cho biết căn nguyên dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng: Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã có nhiều ngiên cứu về nguyên nhân phát sinh bệnh tự kỷ, nhưng cho đến nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra nó. Có rất nhiều giả thuyết cho rằng bệnh có thể liên quan đến gen truyền từ bố mẹ trẻ và những thứ khác, như nhiễm trùng hoặc độc tố làm thay đổi cách não phát triển. Các vấn đề trong thời gian mang thai và khoảng thời gian sinh đẻ cũng làm tăng nguy cơ bị chứng tự kỷ.

PV: Vậy khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, thưa ông?

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng:

Khi thấy trẻ gặp khó khăn về lời nói và ngôn ngữ, dẫn đến nhiều hạn chế trong giao tiếp, giảm tương tác xã hội, bất thường về hành vi. Các dấu hiệu này sẽ rõ ràng và lặp lại một cách thường xuyên thì nên đưa cháu đến bác sĩ để được tư vấn và cho hướng điều trị. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ là người trực tiếp thăm khám và chẩn đoán cho trẻ. Bên cạnh đó là những nhà tâm lý học, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ và giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ đánh giá trẻ.

PV: Vậy bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi không, thưa bác sĩ?

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng: Cho đến nay, vẫn chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn chứng phổ tự kỷ. Tuy nhiên trên thực tế, việc chẩn đoán để điều trị và can thiệp sớm trẻ tự kỷ có thể giúp cải thiện và hòa nhập xã hội tốt hơn nếu được chăm sóc, quan tâm đúng mức. Những người bị chứng tự kỷ có nhiều rối loạn hành vi như kích động, gây rối, giải toản bản năng….sẽ được bác sĩ kê toa để giảm sự hiếu động thái quá, giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn. Ngoài ra những trẻ này cần được học ngôn ngữ và xây dựng các kỹ năng xã hội. Tùy vào mức độ từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám và có những điều trị phù hợp.

PV: Cảm ơn bác sĩ!

Đỗ Hằng- BV Bạch Mai

Các bệnh lý rối loạn tâm thần ở trẻ em sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của bé. Triệu chứng của những chứng rối loạn tâm lí, thần kinh ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng, do đó ba mẹ rất khó để chẩn đoán. Cha mẹ nên biết về những loại bệnh thần kinh thường gặp ở trẻ, từ đó biết cách điều trị và đảm bảo trẻ được phát triển bình thường. Chuyên khoa nhi bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã điều trị thành công rất nhiều trường hợp bé có tâm lý thần kinh không ổn định, nhận được sự tin tưởng của nhiều bố mẹ.

1. Các bệnh lý rối loạn tâm thần ở trẻ em

– Rối loạn lo âu

Nhiều người nghĩ rằng, bệnh này chỉ có ở người lớn, nhưng khi trẻ em mắc bệnh lại có những triệu chứng khác. Nếu thấy trẻ dễ bị sợ hãi, lo âu, hoặc khóc thét lên khi phải đối diện với những vật hoặc sự việc nhất định, rất có thể đó là những triệu chứng của bệnh tâm thần mà ba mẹ cần lưu ý. Trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng, trẻ nhỏ có thể có những dấu hiệu liên quan đến thể chất điển hình như tim đập nhanh, đổ mồ hôi liên tục.

Rối loạn lo âu là một trong các bệnh lý thần kinh tâm thần hay gặp ở trẻ em

– Hội chứng tăng động giảm chú ý

Những trẻ nhỏ bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thường gặp những vấn đề trong việc phải chú ý, tập trung. Trẻ rất dễ chán hoặc có cảm xúc tiêu cực với những việc hoặc tình huống xung quanh xảy ra. Ngoài ra, những đứa trẻ mắc chứng bệnh này hầu như không nghe lời và thường có xu hướng di chuyển liên tục.

– Rối loạn ăn uống         

Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ mắc bệnh tâm lí, thần kinh không được ổn định. Bé dường như không ăn và thường xuyên có cảm giác không muốn ăn, có những cảm xúc hay thái độ phản kháng mạnh mẽ đối với thức ăn.

– Rối loạn khả năng học tập và giao tiếp

Rối loạn này sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu trữ và xử lý thông tin của trẻ, điển hình là các vấn đề về phát âm, khả năng trình bày ý kiến và hệ suy nghĩ. Trẻ rất khó học những điều mới mẻ và thường gặp khó khăn trong việc xử lý bất kì thông tin mới nào.

– Rối loạn bài tiết

Trẻ em mắc phải rối loạn này thường gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh. Bé sẽ không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu dẫn đến chứng hay đái dầm.

– Rối loạn cảm xúc

Chứng bệnh này khiến trẻ dễ thay đổi tâm trạng, cảm xúc một cách nhanh chóng và cực khó kiểm soát. Rối loạn cảm xúc bao gồm căn bệnh trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, thường đi kèm với cảm xúc buồn bã kéo dài.

– Rối loạn phát triển lan tỏa

Đây là chứng rối loạn khiến cho trẻ bị suy nghĩ lộn xộn cúng như khó khám phá và hiểu về thế giới xung quanh mình. Bệnh cũng có khả năng kìm hãm sự phát triển các kỹ năng cơ bản, chẳng hạn như việc giao tiếp hoặc tưởng tượng của trẻ nhỏ.

– Tâm thần phân liệt

Đây là một bệnh rối loạn nghiêm trọng ở não làm biến đổi suy nghĩ và hành động của trẻ một cách tiêu cực. Trẻ bị tâm thần phân liệt thường khó khăn trong việc thực hiện chức năng trong cộng đồng ví dụ ở trường học và trong các mối quan hệ với người thân trong gia đình. 

– Rối loạn vận động

Ở trường hợp này, trẻ sẽ có những động tác bất ngờ và vô nghĩa thậm chí là thốt ra những âm thanh liên tục không kiểm soát được. Điển hình ở trẻ em là hiện tượng nháy mắt hoặc ngoáy mũi nhiều lần trong vô thức. Mặc dù đây là chứng rối loạn không nguy hiểm và chỉ là bệnh mang tính tạm thời nhưng nó cũng sẽ gây ra ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của trẻ.

– Rối loạn hành vi gây rối

Rối loạn hành vi gây rối khiến trẻ nhỏ có dấu hiệu phá bỏ luật lệ và có những hành động quấy phá không ý thức ở những nơi công cộng như trường học, công viên và ở nhà. 

Những rối loạn thần kinh trên thường gặp ở trẻ nhưng đều có thể được điều trị nếu bố mẹ phát hiện bệnh sớm và đưa trẻ đi khám kịp thời. Do đó, việc chú ý quan sát trẻ thường xuyên hơn sẽ giúp bố mẹ sớm phát hiện được những bất thường trong suy nghĩ và hành vi của con.

2. Điều trị các rối loạn tâm thần tại khoa nhi bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

2.1 Các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ em đang được ứng dụng

Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao đã điều trị thành công các bệnh lý rối loạn tâm thần ở trẻ em.

Cũng như những rối loạn y khoa khác, bệnh lý thần kinh ở trẻ có thể được chữa khỏi. Những phương pháp được vận dụng để điều trị bệnh này bao gồm thuốc, liệu pháp sử dụng tâm lý và phương pháp sáng tạo. Y học cũng đang tìm kiếm những phương pháp mới có thể điều trị cụ thể cho từng loại bệnh tâm thần ở trẻ nhỏ. Hiện nay, các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc thường sử dụng những phương pháp điều trị bệnh tâm thần ở trẻ sau:

– Điều trị nội khoa, dùng thuốc: các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh lý thần kinh cho trẻ thường nhằm mục đích chống loạn thần, giải lo âu, chống trầm cảm hoặc một số thuốc có thể giúp ổn định tâm trạng của bé.

– Liệu pháp tâm lý: phương pháp này được bác sĩ thực hiện nhằm giải quyết những cảm xúc tiêu cực của trẻ tâm thần. Đây là quá trình các chuyên gia tại bệnh viện giúp trẻ đối diện với bệnh tật, sử dụng lời nói, trò chuyện về các phương pháp để giúp trẻ hiểu và đối mặt với các triệu chứng xấu. liệu pháp tâm lý thường được sử dụng là liệu pháp ủng hộ, nhận thức hành vi và tương tác với gia đình, tập thể.

– Liệu pháp sáng tạo: bao gồm những liệu pháp nghệ thuật, có thể là chơi đùa rất hữu ích cho trẻ mắc các bệnh lý thần kinh, tâm thần, đặc biệt là trẻ đang gặp nhiều vấn đề trong việc thể hiện cảm xúc và suy nghĩ.

2.2 Ưu điểm khoa Nhi bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Chuyên khoa Nhi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cung cấp tất cả các dịch vụ khám và điều trị bệnh lý dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả trẻ ở lứa tuổi thiếu niên từ 0- 15 tuổi.

Chuyên khoa được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị vô cùng hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu thăm khám ở các lứa tuổi. Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao đã điều trị thành công nhiều bệnh lý thần kinh ở trẻ nhỏ. Các bác sĩ cực hiểu tâm lý trẻ, thăm khám tận tình, nhẹ nhàng và hạn chế kháng sinh, do đó trẻ hoàn toàn không có tâm lý sợ khám.

Với bệnh lý thần kinh ở trẻ em, chuyên khoa đã trang bị riêng sân chơi hấp dẫn với không gian thoáng mát, sạch sẽ để hỗ trợ cùng các bác sĩ điều trị thần kinh cho bé được hiệu quả nhất. Khu vui chơi còn là nơi trẻ có thể giao lưu, kết bạn và học hỏi, khám phá thêm nhiều điều thú vị, xua tan những bất ổn trong tâm lý của trẻ.

Chuyên khoa Nhi đã trang bị riêng sân chơi với không gian thoáng mát để hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ.

Bên cạnh đó, chuyên khoa nhi còn thực hiện phối hợp với hầu hết các chuyên khoa khác thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc trong đó có khoa thần kinh, giúp quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý ở trẻ được hiệu quả. Từ đó, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bé.

Chuyên khoa nhi Thu Cúc thấu hiểu nỗi khó khăn trong việc sắp xếp thời gian của ba mẹ để đưa con nhỏ đi thăm khám, vì vậy chuyên khoa Nhi Thu Cúc đã kéo dài thời gian mở cửa từ 08h00 – 20h00 vào tất cả các ngày trong tuần. Điều này giúp các bậc cha mẹ hoàn toàn chủ động đưa trẻ đi thăm khám, mà không ảnh hưởng đến công việc của phụ huynh cũng như kế hoạch học tập của con.

Video liên quan

Chủ Đề