Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở nhóm dưới 5 tuổi. Vì vậy, việc nhận biết sớm cũng như phòng bệnh là vô cùng quan trọng.   Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng phổi do các nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm gây nên. Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm.

1. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi


Khi thấy trẻ có một số triệu chứng viêm phổi dưới đây các phụ huynh nên đưa con đến khám Bác sĩ chuyên khoa, bệnh viện để có hướng điều trị kịp thời.
  • Sốt cao
  • Thở nhanh và / hoặc khó thở:
  • Trẻ được coi là thở nhanh nếu: thở trên 60 lần/phút [đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi], trên 50 lần/phút [đối với trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi] hoặc trên 40 lần/phút [với trẻ trên 1 tuổi].
  • Khó thở, thở gắng sức:  cơ liên sườn và hõm ức lõm vào khi hít thở [thở co lõm lồng ngực] cha mẹ cần vén áo trẻ cao để thấy rõ vùng ngực và bụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.
  • Ho khan vào thời gian đầu và sau đó ho có đờm, đờm trắng rồi chuyển xanh hoặc vàng;
  • Đau ở ngực, đặc biệt là khi ho.
  • Mệt mỏi và khó chịu hơn bình thường
  • Đau bụng dưới
  • Tím tái quanh môi và ở mặt do trẻ bị thiếu oxy
  • Nôn trớ hoặc tiêu chảy;
  • Mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon

2. Điều trị viêm phổi
 

a. Viêm phổi do vi khuẩn

  Nếu bệnh viêm phổi của trẻ là do vi khuẩn, trẻ sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Trong trường hợp nhẹ của viêm phổi do vi khuẩn, thuốc này có thể được uống tại nhà. Trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn thường cải thiện trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu dùng kháng sinh. Điều rất quan trọng là phải uống  đủ liều kháng sinh, ngay cả khi trẻ đã đỡ hơn. Điều trị sẽ tiếp tục trong 3 đến 7 ngày. Trẻ có thể tiếp tục ho đến ba tuần sau khi điều trị, nhưng điều này không có gì đáng lo ngại nếu chúng đang khá hơn.   Trẻ em bị nặng với bệnh viêm phổi do vi khuẩn có thể được nhập viện để được truyền thuốc kháng sinh trực tiếp vào tĩnh mạch. Một số trẻ cũng có thể cần oxy hoặc dịch  

b. Viêm phổi do siêu vi

Viêm phổi do siêu vi [do vi- rút] thường không nghiêm trọng như viêm phổi do vi khuẩn. Tuy nhiên, quá trình phục hồi có thể chậm hơn, mất đến bốn tuần. Thuốc kháng sinh không chữa được vi-rút và không được dùng cho bệnh viêm phổi do vi-rút.  

3. Chăm sóc tại nhà

 

Sau khi bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phổi nhẹ, phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà như sau:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn.
  • Trẻ cần tăng cường uống nước: để giảm sốt, làm loãng đờm. và ngăn ngừa mất nước. Cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ và cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên hơn.
  • Din dưỡng: thức ăn mềm, dễ tiêu, dễ nuốt; ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
  • Không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, thuốc kháng sinh nên uống đủ liều.
  • Không cho trẻ uống thuốc ho vì nó không giúp ích cho trẻ bị viêm phổi.
  • Vỗ lưng và giúp trẻ bài tiết đờm:  khi trẻ bị ho có đờm, cha mẹ thực hiện vỗ lưng tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn, bằng cách gập bàn tay ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ bên trái rồi sang bên phải, làm khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực. Chú ý không được vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.
  • Tái khám đúng lịch hẹn
  
4. Khi nào trẻ cần nhập viện
Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng viêm phổi dưới đây, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
  • Trẻ khó thở, thở khò khè. thở Co lõm lồng ngực
  • Sốt cao và kéo dài trong 2-3 ngày
  • Ngủ li bì hoặc khó đánh thức
  • Bắt đầu nôn mửa và không thể uống được gì cả
5. Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ
  • Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Điều này giúp giảm gần ¼ viêm phổi ở trẻ em.
  • Tiêm chủng vaccine phòng bệnh theo khuyến cáo của BYT: nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ nhỏ là phế cầu khuẩn. vì vậy trẻ  cần được tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch các vaccine như: Bạch hầu-ho gà- uốn ván, Hib, cúm, phế cầu. [Tiêm ngừa HIB và phế cầu giúp giảm 50% viêm phổi ở trẻ em]
  • Vệ sinh dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Không để trẻ hít phải khói bụi, khói thuốc lá.
  •  Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.
  • Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ
Cha mẹ nên trang bị đủ kiến thức về cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ để có hướng chăm sóc và điều trị kịp thời tránh điều đáng tiếc xảy ra.   Khoa Nhi của bệnh viện Columbia Asia Bình Dương, các Bác sĩ  luôn cùng phụ huynh chăm sóc sức khỏe khám – Chữa bệnh và vaccine cho Bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành. Và luôn nhận được sự tin tưởng cao của phụ huynh. -------------------------

Khoa Nhi - COLUMBIA ASIA VIETNAM

Chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ từ sơ sinh đến tuổi vị thành niên với Bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại

Viêm phổi là một trong những bệnh lý hô hấp nặng ở trẻ em, trung bình mỗi giây trên toàn cầu có khoảng 20 trẻ tử vong vì viêm phổi. Tỉ lệ tử vong này chủ yếu rơi vào các quốc gia đang phát triển, trong đó Việt Nam do điều kiện chăm sóc y tế chưa tốt. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên chú ý đến dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ để kịp thời phát hiện và điều trị y tế.

1. Các dạng viêm phổi ở trẻ thường gặp

Tác nhân gây viêm phổi ở trẻ khá đa dạng, có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra. Phổ biến nhất vẫn là viêm phổi do virus như: virus cúm, virus rhino, virus adeno, virus hợp bào hô hấp,… Virus tấn công nhanh từ hệ hô hấp trên vào phổi, khiến các phế nang dần được lấp đầy bởi dịch nhầy và dịch mủ, làm cản trở quá trình hô hấp và trao đổi oxy.

Trẻ em bị viêm phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng

Với trẻ dưới 5 tuổi, viêm phổi được phân thành các dạng: viêm phổi , viêm phổi nặng và viêm phổi rất nặng. Cụ thể:

1.1. Viêm phổi

Với tình trạng bệnh nhẹ này, chức năng hô hấp không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng, vì thế nhìn chung trẻ không bị quá mệt mỏi.

Một số triệu chứng của viêm phổi bao gồm: ho khan, đau đầu, sốt nhẹ, khó thở có kèm theo thở nhanh, không có dấu hiệu của viêm phổi nặng hay rất nặng,…

1.2. Viêm phổi nặng

Triệu chứng bệnh bao gồm: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

  • Thở rút lõm lồng ngực.

  • Cánh mũi phập phồng.

  • Rên rỉ [trẻ < 2 tháng].

Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ < 3 tháng tuổi đều được xem là viêm phổi nặng.

Viêm phổi do virus ở trẻ thường không gây nặng như do vi khuẩn

Với bệnh lý do virus nói chung và viêm phổi do tác nhân virus gây ra nói riêng, hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong đẩy lùi bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị hỗ trợ, triệu chứng có thể nặng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Do đó, không nên chủ quan với trường hợp viêm phổi này, trẻ vẫn cần được chăm sóc và theo dõi triệu chứng thường xuyên.

1.3. Viêm phổi rất nặng

Dấu hiệu nhận biết bệnh: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất 1 trong các triệu chứng sau :

  • Tím tái.

  • Bỏ bú hoặc bú kém [trẻ < 2 tháng ] không uống đc.

  • Co giật , li bì, khó đánh thức.

  • Suy hô hấp nặng.

Triệu chứng suy giảm chức năng hô hấp là nghiêm trọng nhất ở bệnh lý viêm phổi nặng này, do đó cần lưu ý triệu chứng để đưa trẻ đi cấp cứu, hỗ trợ thở oxy khi cần thiết.

1.4. Viêm phổi do căn nguyên vi khuẩn không điển hình

Một số trẻ sơ sinh, đôi khi là trẻ nhỏ không xuất hiện triệu chứng điển hình của viêm phổi nhiễm trùng, nguyên nhân có thể do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc trẻ chưa diễn đạt được chính xác cảm giác của mình.

Cha mẹ nên lưu ý cả các dấu hiệu sau bởi chúng cũng xuất hiện trong bệnh viêm phổi ở trẻ: hôn mê, nôn mửa, trớ, khóc nhiều bất thường, da mặt nhợt nhạt,…

Trẻ sơ sinh thường khó diễn tả cảm giác chính xác khi bị viêm phổi

2. Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ cha mẹ nào cũng cần lưu ý

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói chung là bệnh lý phức tạp, triệu chứng bệnh ở mỗi trẻ có thể khác nhau. Do đó, việc nhận biết sớm viêm phổi ở trẻ cần đến kiến thức đầy đủ và sự chăm sóc, quan sát tình trạng sức khỏe trẻ thường xuyên từ cha mẹ hoặc người chăm sóc.

2.1. Triệu chứng chung của bệnh viêm phổi ở trẻ

Trẻ có thể có một vài triệu chứng viêm phổi dưới đây, tùy theo nguyên nhân, độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà bệnh có thể biểu hiện khác nhau.

Trong đó, các dấu hiệu nặng là: tím tái, li bì, bỏ bú, co giật. Thở nhanh luôn xuất hiện trong tất cả các mức độ bệnh viêm phổi.

Cách xác định trẻ có thở nhanh hay không sẽ khác nhau ở từng độ tuổi:

  • Trẻ < 2 tháng : nhịp thở >= 60l/phút.

  • Trẻ 2 tháng đến < 12 tháng: >50l/phút.

  • Trẻ 12 tháng đến < 5 tuổi: >= 40l/phút.

  • Trẻ >= 5 tuổi: >=30l/phút.

Cần lưu ý các trường hợp viêm phổi xảy ra, trẻ có thể có biểu hiện triệu chứng ngoài đường hô hấp, đau bụng hoặc nôn mửa khiến nhiều bậc phụ huynh nhầm lẫn sang bệnh lý tiêu hóa, dạ dày khác.

2.2. Nhận biết viêm phổi ở trẻ qua diễn biến bệnh

Tiến triển viêm phổi ở trẻ khá đặc trưng, vì thế cha mẹ có thể dựa trên những triệu chứng theo giai đoạn để nhận biết bệnh sớm như sau:

Viêm phổi thường bắt đầu xuất hiện triệu chứng sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên, nghĩa là trẻ có triệu chứng đau họng, cảm lạnh từ 2 - 3 ngày. Thông thường sau 2 - 3 ngày này, triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên sẽ thuyên giảm khi điều trị, song nếu nó trở nên nặng hơn, có thể vi sinh vật đã tấn công đến phổi.

Viêm phổi có thể xảy ra sau khi nhiễm trùng đường hô hấp 2 - 3 ngày

Phổi bị tổn thương khiến dịch nhầy, bạch cầu,… tập trung nhiều hơn trong các phế nang phổi, cản trở hoạt động hô hấp và khiến phổi hấp thụ oxy kém hơn. Vì thế trẻ dần thở nhanh hơn để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết.

Sau khi viêm phổi, triệu chứng xuất hiện khá nhanh và nghiêm trọng bao gồm: thở nhanh bất thường, sốt cao đột ngột, thở khò khè,… Nếu tác nhân do vi khuẩn, triệu chứng bệnh thường phát triển nhanh và nghiêm trọng hơn so với virus.

Ngoài ra, tùy theo tác nhân gây bệnh mà triệu chứng viêm phổi nhiễm trùng có thể khác nhau. Qua thăm khám cụ thể, các bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng bệnh.

Viêm phổi ở trẻ có thể tiến triển nặng nếu không được điều trị kịp thời

Như vậy, dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ có thể rất đặc trưng bằng các vấn đề hô hấp do tổn thương phổi hoặc không điển hình. Việc phát hiện sớm qua dấu hiệu hô hấp nặng, không đáp ứng điều trị là rất quan trọng trong ngăn ngừa biến chứng và tử vong do bệnh.

Nếu cần tư vấn thêm, cha mẹ hãy liên hệ 1900 56 56 56, tổng đài tư vấn sức khỏe của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Video liên quan

Chủ Đề