Dcm chia cổ tức 2023

 Chúng tôi nâng giá mục tiêu của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) lên 21% và nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA khi chúng tôi đánh giá tích cực rằng DCM sẽ được hưởng lợi từ giá urê tăng mạnh trong giai đoạn 2021-2022 trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng và phân khúc NPK của công ty là động lực tiềm năng cho lợi nhuận trung hạn.

 Giá mục tiêu của chúng tôi tăng 21% được hỗ trợ bởi 1) lợi nhuận dự kiến giai đoạn 2021-2025 tăng 13,8% do giá bán urê và NPK dự báo cao hơn, 2) cập nhật mô hình định giá mục tiêu từ giữa năm 2022 đến cuối năm 2022 và 3) giảm tỷ lệ “chiết khấu minh bạch” của chúng tôi từ 20% xuống 10%.

 Chúng tôi kỳ vọng sự thiếu hụt khí đốt trên toàn cầu và nguồn cung từ Trung Quốc giảm sẽ khiến giá urê ở mức cao trong 6 tháng đầu năm 2022.

 Tương ứng, chúng tôi nâng cổ tức tiền mặt của DCM năm 2021-2023 thêm 50% lên 1.200 đồng/CP (lợi suất cổ tức 4,5%) và cổ tức năm 2024-2025 bằng tiền mặt 66,7% lên 2.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 7,6%).

 Chúng tôi dự báo LNST tăng trưởng 4,4% YoY trong năm 2022 do lợi nhuận từ nhà máy NPK mới và chi phí hành chính & quản giảm, giúp bù đắp cho mức giảm lợi nhuận từ phân urê do giá urê giảm nhẹ.

 Chúng tôi kỳ vọng nhà máy urê của DCM sẽ hoàn thành khấu hao vào năm 2024 và dự báo lợi nhuận ròng đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm trước).

 DCM có năng lực tài chính mạnh với lượng tiền mặt ròng là 159 triệu USD và tỷ lệ nợ ròng/vốn CSH là -58,5%.

 DCM hiện đang giao dịch với EV/EBITDA 2022 dự kiến là 4,3 lần, thấp hơn khoảng 50% so với các công ty cùng ngành và thấp hơn khoản 40% so với mức EV/EBITDA trung bình 6 năm của công ty là 7,0 lần.

 Rủi ro: Giá urê/DPS thấp hơn dự kiến; chi phí đầu vào cao hơn dự kiến.

Chúng tôi kỳ vọng giá urê trong nước hiện vẫn ở mức cao trong quý 3 sẽ bù đắp cho chi phí đầu vào tăng và sản lượng thấp. Trong quý 3/2021, giá urê trung bình của Biển Đen và Trung Quốc lần lượt tăng 84,4% YoY và 79,7% YoY và cao hơn 25,3% và 20,0% so với quý trước (QoQ).

Chúng tôi ước tính giá urê của DCM vẫn ở mức cao trong hầu hết quý 3/2021, trung bình là 8.800 đồng/kg (+43% YoY và +4% QoQ). Giá urê nhập khẩu (đã bao gồm phí vận chuyển) vẫn cao hơn giá trong nước và là nguyên nhân hỗ trợ giá urê trong nước dù nhu cầu thấp trong quý 3/2021 do mùa vụ thấp và các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19. Chúng tôi kỳ vọng giá urê tăng mạnh sẽ bù đắp cho việc chi phí khí gia tăng và sản lượng giảm so với cùng kỳ năm trước.

Khan hiếm khí trên toàn cầu và nguồn cung giảm từ Trung Quốc sẽ giữ giá urê ở mức cao trong năm 2022. Chúng tôi nhận thấy một số diễn biến mới có thể giữ giá urê ở mức cao trong hầu hết năm 2022. Thứ nhất, tình trạng khan hiếm khí hiện nay đã khiến nhiều nhà máy phân bón tại châu Âu phải đóng cửa do chi phí khí cao, đồng nghĩa với việc nguồn cung từ châu Âu giảm (chiếm 8% tổng sản lượng urê toàn cầu). Thứ hai, Trung Quốc tiếp tục cắt giảm sản lượng urê để hạn chế tiêu thụ năng lượng nhằm đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Thứ ba, những khó khăn hiện tại và sự gián đoạn trong vận chuyển do dịch COVID-19 đã tạo ra chênh lệch giữa giá urê trong nước và quốc tế. Do đó, chúng tôi tăng dự báo giá urê năm 2021/2022 thêm 1,6%/3,2% và tăng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021/2022 thêm 14,4%/26,8%.

Nguồn: VCSC 

Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa có thông báo ngày đăng kí cuối cùng chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã DCM)

Theo đó, ngày 7.7 sắp tới sẽ là ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày 8.7.2021 chính là ngày đăng kí cuối cùng. Tỉ lệ cổ tức của Công ty trong năm 2020 là 8%, có nghĩa là với mỗi cổ phiếu nhà đầu tư sẽ nhận được 800 đồng tiền cổ tức. Phương án chi trả cổ tức tiền mặt 8% trên mệnh giá cao hơn mức cổ tức năm 2019 là 6% trên mệnh giá.

Kết thúc phiên giao dịch 18.6, cổ phiếu DCM đóng cửa ở mức giá 20.300 đồng/cổ phiếu. Kể từ đầu tháng 6 đến nay, DCM liên tục có những diễn biến tích cực về giá. Cổ phiếu đã đạt mức tăng hơn 20,8% về thị giá, chỉ trong 14 phiên giao dịch của tháng 6 (lũy kế từ phiên 1.6 đến 18.6). Đà tăng của cổ phiếu gấp hơn 5,6 lần so với mức tăng hơn 3,7% của chỉ số VN-Index.

Dcm chia cổ tức 2023
Đạm Cà Mau sắp chia cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 8%/mệnh giá.

Đầu tháng 6.2021, cổ phiếu DCM đang được giao dịch quanh mức 16.150 đồng/cổ phiếu. Tại mức giá này, Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI Research cho biết cổ phiếu DCM đang giao dịch với hệ số P/E, P/B và EV/EBITDA năm 2021 lần lượt là 18x, 1,4x và 3,1x, so với mức lịch sử 2 năm của DCM lần lượt là 12x, 0,9x và 2x.

Theo SSI Research, Đạm Cà Mau chịu áp lực do chi phí khấu hao quá lớn (1.400 tỉ đồng so với lợi nhuận trước thuế là 627 tỉ đồng trong năm 2021), do đó P/E hiện tại cao nhưng EV/EBITDA thấp. Mặc dù giá bán urê có xu hướng tăng và lợi nhuận tài chính ròng dự kiến cải thiện, SSI Research ước tính lợi nhuận năm 2021 sẽ giảm 12% so với năm 2020 do giá dầu tăng cũng như dự kiến lỗ từ nhà máy NPK mới.

Tuy nhiên, SSI Research đánh giá Đạm Cà Mau là một công ty có lượng tiền mặt lớn (vị thế tiền mặt ròng lên tới 4.778 đồng/cổ phiếu), và có khả năng sẽ tăng trưởng lợi nhuận cao từ năm 2023 sau khi nhà máy urê hết khấu hao.

* Có thể bạn quan tâm 

► Cổ phiếu bứt tốc, Chủ tịch FPTS cơ cấu danh mục


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Dcm chia cổ tức 2023