Đề 3 trang 168 hướng dẫn đè thi ngữ văn năm 2024

1.- Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc.

- Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam.

2.Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao

Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác.

3.Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập:

- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.

- Trách nhiệm thế hệ trẻ:

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

- Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức.

PHẦN HAI [6 ĐIỂM]

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa.

- Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi đất nước vẫn còn nhiều khó khăn: miền Bắc đã được hòa bình, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến; miền Nam đang đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước.

- Nhà thơ Bằng Việt đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Nhớ về quê hương, về người bà thân yêu, về những kỉ niệm tuổi thơ gian khổ mà ấm áp nghĩa tình, nhà thơ đã viết nên bài thơ này.

2.- Câu thơ "Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" nhắc nhớ đến kỉ niệm khi nhà thơ lên bốn tuổi, năm 1945, miền Bắc lâm vào nạn đói khủng khiếp khiến 2 triệu đồng bào chết đói.

- Việc tách từ "mòn mỏi" tạo thành tổ hợp "đói mòn đói mỏi" có tác dụng nhấn mạnh sự dai dẳng, khủng khiếp của cơn đói cũng như nỗi cơ cực, nhọc nhằn của mỗi người dân trong nạn đói.

3. Viết đoạn văn

Học sinh trình bày cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về đoạn thơ theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản:

- Về nội dung: Tình bà cháu sâu nặng vượt trên cả khoảng cách không gian ["cháu đã đi xa", đến những phương trời mới, đất nước xa xôi], khoảng cách thời gian [người cháu đã khôn lớn, trưởng thành], vượt lên cả sự khác biệt về hoàn cảnh sống [cuộc sống đủ đầy về vật chất, tiện nghi]. Nỗi nhớ về bà, về những kỉ niệm tuổi thơ luôn luôn thường trực trong tâm thức, trong trái tim người cháu.

- Về hình thức:

+ Học sinh viết đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch, với dung lượng phù hợp với yêu cầu đề bài [khoảng 12 câu]. Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, logic.

+ Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép nối để liên kết câu [gạch chân]

4. Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH [FTECH CO., LTD]

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 168 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn biểu cảm ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 168 sách giáo khoa Ngữ văn 7 phần soạn bài Ôn tập văn biểu cảm chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài: Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? Nêu ví dụ.

Trả lời bài 3 trang 168 SGK văn 7 tập 1

Cách trả lời 1:

- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.

- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.

- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiếu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Tất cả những bài ta đã học: “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Hoa học trò”, “Cây sấu Hà Nội”,… đều là những ví dụ cụ thể.

Cách trả lời 2:

- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá.

- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò như cái cớ, cái nền cho cảm xúc. Do đó, nó thường không tả, không kể đầy đủ như khi nó là một kiểu văn bản độc lập.

⟹ Không thể thiếu miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm.

Ví dụ: “Hoa hải đường”, “Cây sấu Hà Nội”

Cách trả lời 3:

- Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm làm nền, làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. Tạo nên sự cụ thể và ấn tượng cho bài viết. Tự sự và miêu tả là hai yếu tố không thể thiếu trong văn biểu cảm.

Ví dụ: “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Cây sấu Hà Nội”,…

Tham khảo: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

-/-

Bài 3 trang 168 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn theo các cách trình bày khác nhau giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập văn biểu cảm tốt hơn trước khi đến lớp.

Chủ Đề