Đề thi đánh giá năng lực có bao nhiêu câu

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông tin về việc tổ chức thi đánh giá năng lực năm 2023 từ 10/3/2023 đến 04/6/2023 tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An. Công tác tổ chức thi đảm bảo phòng dịch dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.

Bài thi Đánh giá năng lực [ĐGNL] học sinh THPT làm trên máy tính, thời gian từ 195-199 phút gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan [lựa chọn đáp án] và câu hỏi điền đáp án về các lĩnh vực Toán học [50 câu hỏi, 75 phút], Văn học-Ngôn ngữ [50 câu hỏi, 60 phút], Khoa học tự nhiên – xã hội [50 câu hỏi, 60 phút]. Phần 1 và phần 3 sẽ có thêm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.

Bài thi được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.

Cụ thể cấu trúc đề thi ĐGNL năm nay của ĐHQG Hà Nội như sau:

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội gồm có 150 câu hỏi,gồm 03 phần: Tư duy định lượng, Tư duy định tính và Khoa học. Mỗi phần 50 câu hỏi.

Cấu trúc

Câu hỏi

Phần 1: Tư duy định lượng [toán]

50

Phần 2: Tư duy định tính [Văn học – ngôn ngữ]

50

Phần 3: Khoa học [TN-XH]

50

Cấu trúc đề thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TPHCM có 120 câu hỏi, gồm 03 phần:

Cấu trúc

Số câu

Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ

Tiếng Việt

20

Tiếng Anh

20

Phần 2: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu

Toán học

10

Tư duy logic

10

Phân tích số liệu

10

Phần 3: Giải quyết vấn đề

Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học

10

Vấn đề thuộc lĩnh vực vật lí

10

Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học

10

Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lí

10

Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội

10

Tổng cộng

120

Bài thi ĐGNL của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn: Toán, Anh, Văn, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.

- Bài thi môn Toán gồm 31 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận.

- Các bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý gồm 29 - 30 câu hỏi, trong đó có 28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận.

- Bài thi Ngữ văn gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu liên quan đến bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

Kỳ thi ĐGNL Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 6 bài thi Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, tiếng Anh.

Bài thi các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh gồm 50 câu hỏi. Trong đó có 35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn và 15 câu hỏi ở dạng trả lời ngắn, thí sinh tính toán và điền kết quả vào phần trả lời trên hệ thống.

Bài thi Ngữ văn gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn [có một đáp án đúng duy nhất] và 01 bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội.

Tuyensinh247

DÀNH CHO 2K6 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024!

Bạn đăng băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:

  • Hệ thống kiến thức trọng tâm & làm quen các dạng bài chỉ có trong kỳ thi ĐGNL
  • Phủ kín lượng kiến thức với hệ thống ngân hàng hơn 15.000 câu hỏi độc quyền
  • Học live tương tác với thầy cô kết hợp tài khoản tự luyện chủ động trên trang

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Facebook 2K6 ôn thi Đánh giá năng lực 2024

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Phản ánh với phóng viên Báo Thanh Niên, một số thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết sau khi nhận được điểm thi đã bất ngờ với giá trị tối thiểu của các câu hỏi trong đề.

Chẳng hạn, một thí sinh có tổng điểm 827 cho hay đã đạt 194 điểm môn tiếng Anh, trong khi điểm tối đa ở phần thi này là 200 với 20 câu hỏi. Như vậy, so với trung bình 10 điểm 1 câu, thí sinh này đã làm sai 1 câu chỉ có 6 điểm.

Ảnh chụp kết quả bài thi đánh giá năng lực của thí sinh theo thông tin được phản ánh

Đáng chú ý, một thí sinh khác ngụ tại TP.Đà Nẵng cho hay đã đạt 198/200 điểm thi môn tiếng Việt. Vì phần thi này có 20 câu hỏi nên thí sinh có thể đã điền không đúng 1 câu có giá trị... 2 điểm.

Từ thực tế đó, một giáo viên ở TP.HCM đặt vấn đề: "Tại sao điểm số các câu lại có sự chênh lệch quá lớn, không thỏa đáng như thế trong khi độ khó các câu hỏi trong đề thi đa số đều tương đồng?".

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ghi nhận một số hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội cho thấy có thí sinh đạt 219 hay 265 điểm trong phần thi khoa học xã hội, vượt quá điểm tối đa của phần thi này là 200. Điều này khiến nhiều người quan ngại rằng liệu có sai sót trong cách tính kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM?

Trọng số điểm từng câu hỏi dựa vào đâu?

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo [ĐH Quốc gia TP.HCM], khẳng định không có chuyện thí sinh có kết quả thi phần khoa học xã hội vượt quá số điểm tối đa của phần thi theo quy định. Hình ảnh lan truyền trên mạng cho rằng thí sinh đạt 219 hoặc 265 điểm bài thi khoa học xã hội chỉ là hình ảnh cắt ghép, thông tin sai lệch không chính xác, theo tiến sĩ Chính.

Bên cạnh đó, ông Chính cho hay, điểm của mỗi câu có trọng số khác nhau và điều này đã được công bố trước. Kết quả thi đánh giá năng lực được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi [Item Response Theory - IRT]. Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Trọng số khác nhau của từng câu hỏi phụ thuộc vào độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi - mức độ này được đánh giá dựa vào thực tế số lượng thí sinh làm được bài ở từng câu hỏi cụ thể.

Dù không thông tin cụ thể về trọng số điểm từng câu trong bài thi đánh giá năng lực năm nay của ĐH Quốc gia TP.HCM nhưng tiến sĩ Chính khẳng định trọng số này được tính toán dựa trên một thuật toán đảm bảo độ chính xác, khoa học và công bằng tới tất cả thí sinh.

Bắt đầu từ năm 2018, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh. Bài thi chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học ĐH của thí sinh với 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn trong thời gian làm bài 150 phút. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT [Scholastic Assessment Test] của Mỹ và đề thi TSA [Thinking Skills Assessment] của Anh. Tổng điểm tối đa toàn bài thi là 1.200, trong đó điểm tối đa phần sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần giải quyết vấn đề là 500 điểm.

Ở đợt 1 [ngày 26.3], kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 thu hút hơn 88.000 thí sinh dự thi. ĐH Quốc gia TP.HCM đang tiếp nhận thí sinh đăng ký dự thi đợt 2, dự kiến tổ chức thi vào ngày 28.5 tại TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, An Giang.

Chủ Đề