Đi điều lệnh là gì

Với khẩu hiệu “Kỷ luật nghiêm – Tham mưu tốt – Nghiệp vụ giỏi”, việc chấp hành điều lệnh, tăng cường huấn luyện quân sự, võ thuật luôn được Đảng ủy, Ban chỉ huy Công an TP Hà Tĩnh tiến hành thường xuyên, quan tâm. Gắn liền với việc thực hiện là trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, giám sát và nêu gương của lãnh đạo chỉ huy và cán bộ chiến sĩ trong Công an thành phố, trong đó góp phần lớn là công tác kiểm tra, chấn chỉnh của Tổ điều lệnh bán chuyên trách.

Ý thức được việc duy trì kỷ luật, kỷ cương, chấp hành điều lệnh CAND có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, “có kỷ luật mới có sức mạnh”, góp phần xây dựng lực lượng Công an thành phố từng bước hiện đại, chính quy, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong tình hình mới, lãnh đạo Công an thành phố thường xuyên ban hành nhiều nội dung, kế hoạch, chương trình, quán triệt tại các cuộc giao ban, hội nghị nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo chuyển biến mạnh mẽ việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ về điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ, quân sự, võ thuật, chấp hành quy trình công tác trong Công an nhân dân.

Một trong những biện pháp duy trì việc chấp hành điều lệnh CAND của CBCS là nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ điều lệnh bán chuyên trách trong Công an TP Hà Tĩnh. Thời gian qua, Tổ Điều lệnh đã chủ động tham mưu giúp lãnh đạo đơn vị tổ chức tổ công tác chấp hành điều lệnh CAND. Các lượt tự kiểm tra, chấn chỉnh tập trung vào việc chấp hành điều lệnh; thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, quy trình, quy chế đơn vị; sắp xếp trật tự, nội vụ, vệ sinh nơi làm việc, phòng ở tại các đơn vị…

Trong quý 3 năm 2021, Công an TP Hà Tĩnh đã tổ chức 89 lượt kiểm tra điểm danh quân số trực chiến ngoài giờ hành chính, 43 lượt kiểm tra trật tự nội vụ vệ sinh tại đơn vị. Qua kiểm tra cho thấy việc thực hiện xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của các đơn vị và cán bộ chiến sĩ trong Công an TP Hà Tĩnh đã đi vào nề nếp; trật tự vệ sinh phòng làm việc, nơi ăn, ngủ, nghỉ của các đơn vị gọn gàng sạch sẽ; các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ luôn ý thức cao trong công tác chấp hành điều lệnh CAND. Từ đó tạo tiền đề cho việc rèn luyện, tu dưỡng theo 6 điều Bác Hồ dạy CAND, ứng xử có văn hóa, nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ.
Tại các buổi kiểm tra, Tổ điều lệnh bán chuyên trách đã lập 39 biên bản ghi nhận kết quả của các đơn vị được kiểm tra điều lệnh, lập biên bản nhắc nhở, phê bình 19 trường hợp đồng thời trừ vào điểm thi đua tháng; chấn chỉnh tư thế, lễ tiết, tinh thần phục vụ nhân dân của CBCS Công an thành phố. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, Công an TP Hà Tĩnh duy trì việc chấm điểm, phân loại CBCS hàng tháng theo bộ tiêu chí riêng của đơn vị gồm kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các tiêu chí về rèn luyện, chấp hành quy chế đơn vị, điều lệnh CAND.

Kết quả công tác của Tổ điều lệnh Công an TP Hà Tĩnh đã góp phần giúp việc duy trì và chấp hành điều lệnh CAND đã trở thành ý thức tự giác trong mỗi CBCS Công an thành phố, tạo chuyển biến tích cực, hạn chế và giảm dần vi phạm trong CBCS, xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về lực lượng Công an TP Hà Tĩnh. Nhiều năm liên tiếp tập thể Công an TP Hà Tĩnh và các đội nghiệp vụ, công an phường, xã thuộc Công an thành phố đều được nhận danh hiệu Đơn vị văn hóa, gương mẫu chấp hành điều lệnh CAND

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong quý 4 năm 2021, Công an 7 quận trên địa bàn thành phố đã chỉ đạo các lực lượng tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố, Giám đốc CATP, các Quận ủy – UBND các quận, cấp ủy, chính quyền địa phương.

Xem thêm

Quân nhân trong quân đội không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới khi thực hiện động tác chào đều phải thực hiện theo đúng quy định điều lệnh. Vậy Quy định chào trong quân đội như thế nào?

Quân đội là gì?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Quốc phòng năm 2018 quy định: Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.

Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các trường hợp chào trong quân đội

Điều lệnh là kỷ luật, sức mạnh của quân đội trong công tác huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu và trong lễ tiết tác phong, ngôn phong của người quân nhân cách mạng khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự. 

– Các trường hợp chào báo cáo trong quân bao gồm:

+ Báo cáo cấp trên hoặc khi có đoàn kiểm tra đến thăm, làm việc;

+ Báo cáo trong các hội nghị, hội thi, hội thao, buổi lễ, học tập;

+ Báo cáo trong nghi lễ đón tiếp.

– Ngoài ra còn các trường hợp:

+ Chào điều lệnh tay không trong hàng ngày với cấp trên, cấp dưới, cùng cấp, trong các buổi lễ diễu binh, duyệt binh…

+ Chào điều lệnh có súng.

– Hầu như quy định chào đều chỉ thực hiện trong giờ làm việc hành chính, trong các ngày lễ, khi diễu duyệt binh, khi báo cáo cấp trên…Còn bình thường các quân nhân đều xưng hô chào hỏi và ít khi chào điều lệnh.

– Quy định chào trong quân đội là một nét đẹp của văn hóa quân nhân, khi cấp dưới chào bao giờ cấp trên cũng sẽ tôn trọng chào lại, điều đó góp phần thể hiện tính thống nhất, kỷ luật, tôn trọng lẫn nhau trong môi trường quân ngũ này.

Tăng cường kiểm tra, thực hiện điều lệnh trong huấn luyện diễn tập, góp phần nâng cao chất lượng chiến thuật quân sự của từng cán bộ, chiến sĩ trong quân đội; rèn luyện ý chí của người quân nhân cách mạng khi nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Có mấy động tác chào?

Trong Điều lệnh đội ngũ quy định rất chi tiết về từng bước thực hiện động tác chào trong trường hợp cụ thể. Mỗi quân nhân đều được huấn luyện và thuộc nằm lòng quy chế này sao cho thực hiên đồng bộ, thống nhất và đúng động tác.

Khi cấp dưới chào quy định cấp trên phải chào đáp lễ, cấp dưới khi gặp phải chào cấp trên trước, nếu cùng cấp với nhau người ít tuổi hơn chào trước… những hành động này rất văn minh, cũng chứa đựng đạo lý “kính trên nhường dưới” của dân tộc.

Qua đó có thể thấy động tác chào biểu thị tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau. Đây là nét đẹp riêng biệt trong văn hóa quân nhân và các lực lượng vũ trang.

Hai động tác chào ghi rõ trong Điều lệnh đội ngũ bao gồm:

– Động tác chào khi đội mũ

+ Động tác chào khi đội mũ cứng, mũ kê pi.

+ Động tác chào khi đội các loại mũ mềm, mũ hải quân.

– Động tác chào khi không đội mũ

+ Những động tác chào trên chỉ là đề cập về chào điều lệnh đội ngũ tay không.

Quy định về cách thực hiện động tác chào

Động tác chào khi đội mũ kê pi

– Khẩu lệnh: “CHÀO” hoặc “NHÌN BÊN PHẢI [TRÁI], CHÀO”; “THÔI”;

– Động tác:

+ Tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành lưỡi trai, trên đuôi lông mày phải; năm ngón tay khép lại duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống, hơi chếch về trước;

Bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên nâng lên ngang vai; đầu ngay, mắt nhìn thẳng vào người mình chào.

Chủ Đề