Đi xe có nồng độ cồn phạt bao nhiêu

//binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/tuyen-truyen-an-toan-giao-thong/muc-xu-phat-khi-dieu-khien-phuong-tien-tham-gia-giao-thong-co-nong-do-con-1437.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử //binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

1. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau: - Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; - Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng; - Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. - Ngoài ra, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. 2. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau: - Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; - Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 4 triệu đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng; - Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng; - Ngoài ra, hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. 3. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, như sau: - Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 10 tháng đến 12 tháng; - Có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 6 triệu đến 8 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 16 tháng đến 18 tháng; - Có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng; - Ngoài ra hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ còn bị phạt tiền từ 16 triệu đến 18 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển máy kéo], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 22 tháng đến 24 tháng.

Hiện nay, mức xử phạt về hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô, xe máy đã ở mức rất cao. Tuy nhiên, không ít người vẫn nghĩ rằng nếu đi xe máy có thể uống một chút mà không ảnh hưởng đến việc lái xe của mình. Đến khi bị CSGT kiểm tra, xử phạt mới tá hoả vì mức tiền phạt rất nặng, thậm chí bị tước cả GPLX.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển mô tô, xe máy [gồm cả xe máy điện] mà trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 2-8 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước GPLX từ 10-24 tháng.

Cụ thể, tại Điều 6 của Nghị định này quy định rõ 3 mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 10-12 tháng.

- Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 16-18 tháng.

- Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Đồng thời, tước GPLX từ 22-24 tháng.

Ngoài ra, nếu người điều khiển phương tiện không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền ở mức “kịch khung”, tức là phạt tiền đến 8 triệu, tước GPLX đến 24 tháng.

Đi xe máy có nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP] về xử phạt nồng độ cồn khi điều khiển xe máy, người lái xe máy có nồng độ cồn trong khí thở chưa vượt quá 0,25mg/lkhí thở sẽ phải đối mặt với mức phạt 2 - 3 triệu đồng.

Lái xe ôtô có nồng độ cồn phạt bao nhiêu?

Theo Khoản 6 Điều 17 thuộc Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng.

Không có giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP], người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

Nồng độ cồn giữ xe bao lâu?

Nồng độ cồn càng cao thì khả năng gây tai nạn khi tham gia giao thông càng lớn. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tất cả các hành vi vi phạm giao thông đến nồng độ cồn đều có thể bị tạm giữ xe, và thời hạn tạm giữ xe tối đa là 7 ngày.

Chủ Đề