Dịch vật nghĩa là gì

Khi đã mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người bệnh sẽ có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đó được gọi là quá trình tạo thành miễn dịch. Tùy theo loại bệnh và cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ khác nhau.

Bệnh truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh lây, đây là dạng bệnh rất phổ biến. Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm là do vi sinh vật [như vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng] gây ra, bệnh có khả năng lây truyền trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau và có thể trở thành vùng dịch với số người mắc nhiều.

Tuy nhiên, khi đã mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người bệnh sẽ có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đó được gọi là quá trình tạo thành miễn dịch. Tùy theo loại bệnh và cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ khác nhau.

Bệnh truyền nhiễm được phân loại theo đường lây và chia ra 5 nhóm bệnh. Cụ thể:

  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường da và niêm mạc
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường tiêu hoá
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường hô hấp
  • Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường

Bệnh truyền nhiễm do các vi sinh vật gây ra

2.1. Đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm

Thông thường, đặc điểm chung của bệnh truyền nhiễm như sau:

  • Bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng nhiều con đường khác nhau.
  • Bệnh do vi sinh vật gây ra nên gọi đó là mầm bệnh. Thông thường mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên, tuy nhiên có một số trường hợp có thể do hai hoặc nhiều mầm bệnh gây nên.
  • Có thể lây bằng một đường, nhưng cũng có thể lây bằng nhiều con đường.
  • Bệnh phát triển theo các giai đoạn và diễn ra kế tiếp nhau.
  • Sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm, cơ thể người có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình đó gọi là miễn dịch bảo vệ.

2.2. Giai đoạn phát triển của bệnh truyền nhiễm

  • Thời kỳ ủ bệnh: Đa phần người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì trong giai đoạn này. Thời kỳ ủ bệnh sẽ phụ thuộc vào loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể.
  • Thời kỳ khởi phát: Các triệu chứng của bệnh xuất hiện nhưng chưa nặng và rầm rộ nhất. Bệnh khởi phát theo một trong 2 kiểu: từ từ hoặc đột ngột.
  • Thời kỳ toàn phát: Giai đoạn này bệnh phát triển rầm rộ nhất, đầy đủ các triệu chứng nhất và bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũng thường hay gặp trong thời kỳ này.
  • Thời kỳ lui bệnh: Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh và tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi.
  • Thời kỳ hồi phục: Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần hồi phục, chỉ còn những rối loạn không đáng kể. Tuy nhiên cần phải được tiếp tục theo dõi bởi vì một số trường hợp tái phát.

Điều trị bệnh truyền nhiễm bằng các loại thuốc khàng sinh

Điều trị bệnh truyền nhiễm phải điều trị đặc hiệu, cơ chế bệnh sinh, điều trị triệu chứng và chế độ chăm sóc dinh dưỡng. Cụ thể:

  • Điều trị đặc hiệu: Diệt cơ chế gây bệnh. Thuốc diệt mầm bệnh thường là các loại kháng sinh và hoá dược, thảo dược..
  • Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: Đây là biện pháp đặc biệt quan trọng đối với các bệnh do vi rút, vì hiện tại thuốc có tác dụng thực sự diệt vi rút còn rất ít. Phương pháp này nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn bệnh lý.
  • Điều trị triệu chứng: Làm giảm các triệu chứng, giúp người bệnh dễ chịu hơn, đây là phương pháp điều trị hỗ trợ cần thiết.
  • Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng: Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng, do vậy ngoài điều trị bệnh phải rất quan tâm đến chế độ chăm sóc và dinh dưỡng.

Thường xuyên rửa tay sát khuẩn để phòng chống bệnh truyền nhiễm

Các bệnh truyền nhiễm có thể nhập vào cơ thể thông qua: Da, hít phải vi trùng trong không khí; ăn thức ăn bị ô nhiễm hoặc nước; bị côn trùng cắn hoặc bị muỗi đốt; quan hệ tình dục không an toàn.

Do vậy, để phòng ngừa bệnh, mọi người nên thực hiện theo các phương pháp sau để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân hoặc người khác:

  • Thường xuyên rửa tay: Trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh cần rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Tiêm vắc-xin đầy đủ: Tiêm vắc-xin đầy đủ có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
  • Không đi làm hoặc đến trường nếu đang có các hiện tượng như nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt.
  • Ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm và nguồn nước sạch.
  • Vệ sinh cơ thể, nơi ở, học tập và làm việc thường xuyên. Không dùng chung vật dụng cá nhân [bàn chải đánh răng, lược, lưỡi dao cạo...]. Tránh dùng chung ly uống hoặc đồ dùng ăn uống.
  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. Chung thuỷ 1 vợ 1 chồng.
  • Không du lịch đến nơi có vùng dịch.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh. Do đó, khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

XEM THÊM:

[TG] - , từ xưa đến nay vẫn là... chửi. Đó là hiện tượng "thốt ra những lời thô tục, cay độc để xúc phạm, làm nhục người khác" [, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020].

Ảnh minh họa

Rõ ràng, chửi là một hành động ngôn từ không bình thường. Mọi nhà ngôn ngữ đều xếp chửi vào nhóm những ngôn từ "phản chuẩn", "kém văn hoá". Nhưng thử hỏi, có ai trên đời này lại không bao giờ thốt ra lời chửi rủa? Nguyễn Thị Tuyết Ngân, trong bài "Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá trong các lối chửi của người Việt" [, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, 1993] có nói: "Chửi là hiện tượng mà, có lẽ, dân tộc nào cũng có và có từ rất lâu đời. Trong một số loại hình văn hoá dân gian [truyện cổ tích, thành ngữ] đã thấy có những yếu tố của hiện tượng này". Trần Thị Hoàng Yến [trong luận án tiến sĩ với đề tài , bảo vệ tại Trường Đại học Vinh, 2014] cũng cho rằng: "Trên thực tế, hành động chửi vẫn tồn tại và phát triển trong lời nói ở những giai tầng xã hội khác nhau, cả những người có trình độ văn hoá thấp đến những người có trình độ văn hoá cao, cả nam lẫn nữ, cả người cao tuổi lẫn người ít tuổi".

Theo Nguyễn Thị Tuyết Ngân [1993], "Chửi là một hiện tượng văn hoá ngôn từ phản chuẩn, bày tỏ một cách chủ động phản ứng bất bình nhằm làm giảm căng thẳng tinh thần của người chửi và hạ uy tín người bị chửi".

Như vậy, chửi xuất phát từ một nhu cầu tự thân của người chửi. Ai đó cảm thấy bất bình trước hiện thực, nhất là khi quá bức xúc khi chính mình bị xúc phạm hay bị tổn thương mất mát về vật chất [mất gà, mất chó, mất của... chẳng hạn] thì sẽ tìm cách "xả cơn giận" bằng việc chửi. Tất nhiên, không phải cứ "quá bức xúc, quá bực bội" đều thốt ra câu chửi. Và cũng không phải mọi lời chửi đều giống nhau.

Tiếng Việt có khá nhiều từ ngữ phản ánh sự đa dạng, phong phú và sinh động của hành động chửi: . Nhưng chửi gì thì chửi, mục đích của người chửi là dùng lời lẽ thô tục để làm nhục, làm mất thể diện người khác. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ xung đột vì người bị chửi có thể phản ứng lại. Cũng có thể họ chửi lại. Cũng có thể sẽ xảy ra bạo lực [đánh nhau, thậm chí dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, như gây thương tích, chết người].

Người chửi thường dùng những lời lẽ xấu xa, cay độc nhất để miệt thị làm mất mặt đối tượng. Ngôn từ đưa ra, theo Nguyễn Thị Tuyết Ngân, chia thành 4 nhóm lớn: 1] Những từ thuần Việt chỉ các bộ phận sinh dục nam và nữ [riêng những từ Hán Việt tương ứng không có chức năng này]; 2] Những từ chỉ tên những súc vật có đặc tính xấu: [khỉ đột, tiều/tườu, nỡm, bú dù], [dê cụ], ...; 3] Những từ chỉ một thứ "giả người", chưa đủ tiêu chuẩn người: ; 4] Những từ chỉ người với sắc thái đánh giá âm tính, vi phạm chuẩn mực xã hội [a. về nghề nghiệp: ...; b. về sinh lí: ,...; c. về trí tuệ: ...; d. về tín ngưỡng: ...; e. về đạo lí: ...; g. về pháp luật: ...]. Ngoài ra, "trong tiếng Việt còn có nhóm từ chửi đặc biệt, đó là lớp các tên riêng liên quan đến tục chửi "tên cái": , v.v. [cho đến các từ thay thế như ]". Tức là tất cả những gì có thể làm ảnh hưởng tới tư cách và nhân cách với người bị chửi, với mục đích hạ uy tín "ngay và luôn", tới mức cao nhất với người bị chửi.

Như vậy, qua từ ngữ chửi, cách chửi, lối chửi, người ta đã cố tình vi phạm các quy cách chuẩn mực trong giao tiếp thường gặp, bỏ qua mọi yếu tố nghi thức lịch sự tối thiểu. Bình thường là "xưng khiêm hô tôn" [xưng khiêm nhường, gọi tôn kính] nhưng khi "xắn quần, tốc váy" lên để chửi thì sẽ là "xưng tôn hô khiêm" [xưng thì tự đề cao mình, nhưng gọi lại hạ thấp người khác]. Họ sẵn sàng xưng là và gọi đối tượng bằng những cái tên thấp hèn như [và sau đó, có thể sẽ cho "cái quân khốn nạn" đó ăn đủ mọi thứ cặn bã trên đời này].

Đó là lối chửi đời thường. Trong văn học, người ta cũng đưa hành vi chửi vào các văn bản mang tính nghệ thuật [Nguyễn Khuyến từng viết: ; Tố Hữu cũng viết: ...]. Tuy nhiên, trong thơ văn nói chung, người ta sử dụng một cách hạn chế và mức độ cũng nhẹ hơn nhiều.

PGS. TS. Phạm Văn Tình

Video liên quan

Chủ Đề