Sông Hồng có giá trị như thế nào đối với Hà Nội

Đồng bằng sông Hồng có vị trí địa lí thuận lợi , điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, tập trung dân cư đông đúc và nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế. Cụ thể Vùng đồng bằng Sông Hồng có đặc điểm gì? mời bạn đọc theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi để có câu trả lời.

Giới thiệu về vùng đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng [hay Châu thổ Bắc Bộ] là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương, 8 tỉnh và 12 thành phố thuộc tỉnh. Các tỉnh thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình , Nam Định, Ninh Bình. Diện tích của vùng là nhỏ nhất nước ta chỉ với diện tích 14806 km2 [chiếm 4,5 % diện tích cả nước] và 19,5 triệu người [2013] nhưng lại là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Vị trí địa lí vùng đồng bằng Sông Hồng như sau:

+ Phía Bắc và phía Tây giáp Trung Trung du miền núi Bắc Bộ

+ Phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ

+ Phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ

+ Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Vùng đồng bằng Sông Hồng là cầu nối giữa vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong cả nước và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. Nhờ có thủ đô Hà Nội nên đồng bằng sông Hồng giữ vị trí trung tâm kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hoá của cả nước. Sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng là cửa ngõ mở ra khu vực và thế giới. Vì thế đồng bằng sông Hồng có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Dựa trên đặc điểm của điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên và điều kiện dân cư lao động thì câu hỏi Vùng đồng bằng Sông Hồng có đặc điểm gì được Luật Hoàng Phi đưa ra giải đáp trả lời như sau:

– Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình thấp và vùng chủ yếu là đồng bằng, khá bằng phẳng rất thuận lợi để phát triển tất cả các ngành kinh tế và tập trung dân cư

+ Đất đai của vùng chủ yếu là đất phù sa ngọt của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đất Feralit ở vùng tiếp giáp với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.  Đất phù sa: hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất. Đất phèn, đất mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ. Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ.

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, tạo điều kiện để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, tiến hành thâm canh, tăng vụ và đưa vụ đông trở thành vụ chính

+ Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Mạng lưới song ngòi bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới tiêu, phát triển giao thông đường sông, thủy sản và du lịch cho vùng.

+ Sinh vật: Vùng có các vườn quốc gia: Cát Bà, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Xuân Thủy  có giá trị phát triển du lịch sinh thái.

+ Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại khoáng sản giá trị là: Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình. Sét, cao lanh: Hải Dương. Than nâu: Hưng Yên. Khí tự nhiên: Thái Bình. Với các đặc điểm đa dạng khoáng sản rất thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp

+ Biển: Vùng đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài 400km từ Hải Phòng đến Ninh Bình, có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng khai thác thủy sản, phát triển giao thông đường biển, du lịch.

+ Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên với nhiều thuận lợi thì vùng cũng có không ít khó khăn. Quỹ đất nông nghiệp hạn chế, đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên và đang dần thoái hóa. Địa hình thấp, có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài. Thời tiết độc hại với rét đậm, rét hại, khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh, khó khăn trong bảo dưỡng máy mọc thiết bị sản xuất. Thiếu khoáng sản, nguồn tài nguyên tại chỗ hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ các vùng khác.

– Về điều kiện dân cư lao động

+ Dân cư lao động: Đây là vùng đông dân nhất cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2016 thì dân số vùng đồng bằng sông Hồng là 19,9 triệu người, chiếm 21,5%  dân số cả nước.

 + Mật độ dân số đông với khoảng 1000 – 2000 người/km2 [1320 người/km2 – 2016]. Mật độ dân số cũng cao nhất cả nước.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện, vào loại tốt nhất cả nước.

+ Với đặc điểm điều kiện dân cư lao động của vùng đã tạo cho vùng có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người lao động có truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động vào loại dẫn đầu cả nước. Một số đô thị của vùng được hình thành từ lâu đời, có nhiều lễ hội, di tích lịch sử văn hóa, có giá trị phát triển du lịch.

+ Tuy nhiên bên cạnh đó vùng cũng có rất nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người thấp , tỉ lệ thất nghiệp cao. Áp lực đối với các vấn đề kinh tế, giáo dục, việc làm, nhà ở, môi trường.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Vùng đồng bằng Sông Hồng có đặc điểm gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Sau nhiều năm chờ đợi, mới đây thành phố Hà Nội đã phê duyệt Đồ án quy hoạch chung đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5.000. Đồ án này được kỳ vọng sẽ là luồng sinh khí mới, khơi dậy giá trị kinh tế, văn hóa, du lịch vùng đất bãi rộng lớn vốn từ nhiều năm qua đang bị lãng quên.

  • Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đi qua 13 quận, huyện

  • Quy hoạch sông Hồng: Người dân xóm nổi ngụ cư sẽ về đâu?

Bản vẽ minh họa Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được UBND TP Hà Nội chính thức phê duyệt. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức

Tạo lập không gian xanh

Vùng đất bãi bồi ven sông Hồng được tính từ đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở chạy qua 13 quận, huyện của Hà Nội có diện tích khoảng 5.000 ha. Đây là quỹ đất vô cùng lớn để Hà Nội nhưng từ nhiều năm nay chưa được khai thác.

Dọc hai bên bờ sông Hồng đoạn qua Hà Nội là những bờ cỏ lau và những diện tích rau màu. Tại những đoạn gần khu dân cư, đất bãi bồi sông Hồng khá ô nhiễm. Tại nhiều khu đất bãi bồi sông Hồng thuộc quận: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Long Biên, Gia Lâm xuất hiện những đống vật liệu xây dựng, rác thải hình thành từ nạn đổ trộm trong nhiều năm qua.

Cùng với đó, cạnh những khu vực này là những xóm nghèo hoặc khu ở của những người dân lao động tự do ngoại tỉnh, mưu sinh tại các khu vực chợ Long Biên và các vùng lân cận. Cuộc sống của không ít người dân ở đây tạm bợ trong những căn nhà nổi, nhà tự lắp ghép tự phát, lấn chiếm mặt nước của khu vực bãi sông Hồng. Song, cũng có không ít gia đình đã được chính quyền địa phương cấp đất ở cạnh bờ sông Hồng sinh sống qua nhiều năm, nhiều đời.

Bà Nguyễn Thị Tuyết, Tổ trưởng Tổ dân phố số 1 phường Phúc Xá [Ba Đình] cho biết, khi nghe tin thành phố công bố quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, người dân ở đây nửa mừng nửa lo. Số thì mong muốn được chính quyền cải tạo khu đất bãi ven sông thành công viên du lịch, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng. Nhưng cũng có nhiều người ở Tổ 1 bày tỏ tâm tư, sẽ phải di chuyển đi nơi khác nếu chính quyền lấy đất để xây công trình.

"Tinh thần chung là người dân chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của thành phố về quy hoạch bãi sông Hồng, để khu vực này khoác "áo mới" không còn nhếch nhác nữa. Thế nhưng, mong muốn sớm có một thông tin cụ thể về quy hoạch sử dụng đất để chủ động hơn trong việc xây dựng và kiếm tìm sinh kế", bà Nguyễn Thị Tuyết chia sẻ.

Cùng với Ba Đình, khu vực bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm [Hà Nội] thuộc địa bàn hai phường Chương Dương và Phúc Tân có diện tích khoảng 23 ha. Theo ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, địa phương đang xây dựng kế hoạch khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng. Bởi vậy, quận sẽ đầu tư cải tạo khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông thành công viên văn hóa du lịch.

Ngoài ra, quận Hoàn Kiếm sẽ tạo lập và tôn tạo không gian xanh, cảnh quan, mặt nước, giải quyết vấn đề lấn chiếm đất bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng, vi phạm trật tự xây dựng, cải thiện vệ sinh môi trường nhằm mục tiêu cụ thể hóa định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cần quyết tâm lớn

Phân khu quy hoạch có diện tích khoảng gần 11.000ha, trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha [33%], đất bãi sông trên 5.400 ha [50%], phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức.

Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5.000 định hướng không gian xanh hai bên sông Hồng sẽ là các không gian mở, tạo không gian giao lưu văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cho người dân đô thị, phát huy cảnh quan sinh thái nông nghiệp phục vụ sản xuất và du lịch.

Đối với khu vực đất ở hiện có cũng được cải tạo nâng cao chất lượng không gian, bổ sung tăng cường hệ thống hạ tầng xã hội như sân chơi, giáo dục, y tế, văn hóa, dành quỹ đất tổ chức không gian vườn hoa, cây xanh.. và hạ tầng kỹ thuật về giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên [Hà Nội] quy hoạch phân khu đô thị được duyệt là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết từng khu vực chức năng, lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch. Tuy nhiên để hiện thực quy hoạch cần có sự quyết tâm để giải quyết các thách thức về nguồn lực đầu tư, về ứng dụng khoa học công nghệ, cũng như vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc xác lập cơ chế, chính sách. Từ đó tạo thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư xây dựng không gian công cộng trên cơ sở liên kết với vùng, khu vực để phát huy giá trị vùng đất bãi.

Cũng nhìn nhận ở khía cạnh thực hiện hóa được quy hoạch sông Hồng là việc làm khó, đòi hỏi phải có sự quyết tâm rất lớn từ cấp Trung ương, bộ ngành, thành phố và quận huyện nên theo ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cho khu vực sông Hồng, nhất là trong việc xây dựng công viên, cải tạo nhà ở, xây dựng công trình công cộng. Khi triển khai cụ thể hóa quy hoạch, thành phố cũng nên tham khảo các dự án đã đề xuất trong nhiều năm qua và kinh nghiệm quốc tế trong đầu tư, khai thác các bãi sông.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng, vùng đất bãi sông Hồng là "viên ngọc xanh" vô cùng quý giá nhưng đang thô mộc, cần được gọt rũa cho đẹp mắt nhằm phát huy được giá trị cảnh quan, môi trường chung cho Thủ đô.

Cùng với đó, vùng đất bãi cũng còn gắn với giá trị về văn hóa, lịch sử của mảnh đất kinh kỳ nghìn năm tuổi. Trên cơ sở như vậy, khi triển khai hiện thực hóa quy hoạch, thành phố cần phải đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết, trước hết. Đặc biệt, quyết tâm không thể để một doanh nghiệp hay tổ chức nào làm méo mó, trục lợi từ quy hoạch chiếm đất, bán đất kiếm lợi nhuận. Mặt khác, cũng cần sớm triển khai đưa quy hoạch vào thực tiễn để nâng cao giá trị sống cho người dân cũng như chỉnh trang, tái thiết không gian của Thủ đô.

Mạnh Khánh [TTXVN]

Hà Nội công bố quy hoạch sông Hồng và sông Đuống

TP Hà Nội yêu cầu 13 quận huyện có quy hoạch đi qua không để phát sinh thêmdiện tích đất ở, số hộ dân sinh sống ngoài đê, ngoài quy hoạch...

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Quy hoạch sông Hồng,
  • vùng đất bãi,
  • Hà Nội,

Video liên quan

Chủ Đề