Chữa tiền tiểu đường trong bao lâu

Trước khi phát triển lên đái tháo đường type 2, phần lớn con người luôn qua giai đoạn “tiền tiểu đường” – đường máu tăng hơn bình thường nhưng chưa tăng đủ để chẩn đoán đã bị tiểu đường.

Nghiên cứu gần đây cho thấy có một số tổn thương dài hạn tới cơ thể, đặc biệt là tim và hệ thống tuần hoàn, có thể đã xảy ra trong thời kì tiền tiểu đường. Tin tốt là có những việc bạn có thể làm để ngăn ngừa hay kìm hãm sự phát triển tiền tiểu đường thành đái tháo đường type 2.

Trong khi tiểu đường và tiền tiểu đường xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi chủng tộc, một số nhóm có nguy cơ cao về phát triển bệnh hơn những nhóm khác. Tiểu đường xuất hiện thông thường hơn cho những người:

  • Thừa cân hay béo phì, đặc biệt nếu bạn mang cân thừa trong bụng bạn [mà sẽ chuyển xuống mông, đùi]

  • Người có tiền sử gia đình bị tiểu đường

  • Lịch sử tiểu đường khi mang thai, gọi là “tiểu đường thai nghén” [nếu bạn là phụ nữ]

  • Dân số già

*Bạn có bị tiền tiểu đường?

Có 3 xét nghiệm khác nhau mà bác sĩ của bạn có thể dùng để xem bạn có bị tiền tiểu đường hay không. Mỗi xét nghiệm đo đường máu của bạn theo hướng khác nhau; bác sĩ sẽ chỉ dẫn đúng cho bạn:

  • Xét nghiệm HbA1C [Hemoglobin A1c]

  • Xét nghiệm đường máu lúc đói [FPG]

  • Xét nghiệm dung nạp đường bằng nghiệm pháp uống đường glucose [OGTT]

Đường máu được đo sau khi xét nghiệm sẽ chứng minh cơ thể bạn có trao đổi chất bình thường không. Nếu xét nghiệm chỉ ra bạn có đường máu cao hơn mức bình thường nhưng không quá cao như bị tiểu đường, bạn sẽ được chuẩn đoán là bị tiền tiểu đường.

*Tiền tiểu đường chưa chắc đã dẫn đến tiểu đường

Nếu bạn bị tiền tiểu đường, hãy thay đổi lối sống để giảm khả năng bạn có thể phát sinh tiểu đường. Đây là những lời khuyên từ Tổ chức đái tháo đường Mỹ khuyên bạn nên làm:

  • Giảm cân: Giảm khoảng 5% đến 10% cân nặng của bạn có thể giảm nguy cơ bệnh rất nhiều. Nếu bạn có cân nặng là 90kg thì nên giảm từ 5 đến 10kg.

  • Ăn đúng: chọn phần ăn giàu hoa quả, rau và sản phẩm ít béo, nhưng ít thịt, đường và ngũ cốc tinh chế. Tránh xa đồ uống có đường, như soda hay nước hoa quả.

  • Hãy vận động 30 phút mỗi ngày: Bạn không nhất thiết phải đến phòng tập hay tập vã mồ hôi ra. Đi bộ, làm vườn và nhảy là những hoạt động có ích.

  • Bỏ hút thuốc: Nếu bạn có hút thuốc, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hay điều trị làm thế nào để từ bỏ. Mọi người thường thành công hơn khi có sự giúp đỡ và uống thuốc giúp họ từ bỏ.

  • Uống thuốc: Nếu bác sĩ hay điều trị của bạn có chỉ định một số thuốc nào đó, hãy uống thuốc mỗi ngày theo hướng dẫn. Cái đó sẽ giúp ngăn ngừa tiểu đường, và còn hạ áp lực máu hay cholesterol. Người bị tiền tiểu đường có nguy cơ cao hơn trung bình bị đau tim, đột quỵ và một số vấn đề khác, thế nên những thuốc đó rất quan trọng.

Nguyễn Huy Toàn dịch

Đối với bệnh tiền tiểu đường, mức đường huyết có thể được phục hồi trở lại trạng thái bình thường bằng cách nỗ lực cải thiện lối sống như chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục, kiểm soát cân nặng từ giai đoạn đầu của bệnh.

Bệnh tiểu đường khó chữa khỏi khi phát bệnh, nhưng nếu bạn phát hiện sớm bệnh trước khi trở thành bệnh tiểu đường và thực hiện các biện pháp điều trị, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu về mức bình thường. Mặc dù không được chẩn đoán bệnh tiểu đường, trạng thái lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường được gọi là “bệnh tiền tiểu đường”.

Tiêu chuẩn về lượng đường trong máu được chẩn đoán là “bệnh tiền tiểu đường” là mức đường huyết lúc đói là từ 110~126 mg/dL. Khi mức đường huyết lúc đói là 100~109 mg/dL, nó nằm trong phạm vi của các giá trị bình thường, nhưng vì bất thường thường được phát hiện khi “xét nghiệm OGTT” được giải thích sau, phạm vi này được phân biệt phân loại với giá trị cao bình thường.

Bệnh tiền tiểu đường cũng rất đáng lo ngại [Ảnh: Internet]

Xét nghiệm bệnh tiểu đường bao gồm việc tiến hành lấy mẫu máu bệnh nhân khi đói rồi kiểm tra chỉ số của lượng đường trong máu, và lấy mẫu máu bệnh nhân sau khi hấp thụ glucose rồi kiểm tra sự thay đổi lượng đường trong máu.

Trong trường hợp bệnh tiền tiểu đường, tình trạng thiếu insulin sẽ xảy ra sau bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, vì vậy việc chẩn đoán không chỉ lấy mẫu máu bệnh nhân khi đói, mà còn tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose [OGTT].

“OGTT” là một xét nghiệm máu được tiến hành để kiểm tra những thay đổi về lượng đường trong máu sau bữa ăn. Khi lấy mẫu máu, bệnh nhân sẽ được hấp thụ glucose và sau đó tiến hành lấy mẫu máu nhiều lần sau mỗi 30 phút để theo dõi sự lên xuống của lượng đường trong máu.

Trường hợp “chỉ số đường huyết lúc đói từ 110~125 mg/dL” và “giá trị HbA1c là 6.0~6.4″, nên tiến hành xét nghiệm OGTT và ngay cả trường hợp “chỉ số đường huyết lúc đói từ 100~109 mg/dL”,  “giá trị HbA1c là 5.6~5.9”, trường hợp gia đình có người mắc bệnh tiểu đường hoặc bản thân là người béo phì, The Japan Diabetes Society cũng khuyến cáo nên tiến hành xét nghiệm OGTT.

Với bệnh tiền tiểu đường, bệnh nhân có thể làm giảm lượng đường trong máu nếu bệnh nhân nỗ lực trong các hoạt động cải thiện lối sống như chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục và quản lý cân nặng từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không quan tâm đến trạng thái bệnh tiền tiểu đường, nguy cơ bị tiểu đường tăng lên, xơ cứng động mạch cũng tiến triển.

Vì OGTT không được đo trong những lần khám sức khỏe, nếu bệnh nhân lo ngại về bệnh, hãy thử một lần đến khám và nhận tư vấn tại khoa nội và khoa nội bệnh tiểu đường.

2. Làm thế nào ngăn tiểu đường khởi phát?

Để bệnh tiểu đường không thể khởi phát, điều quan trọng là phải lưu ý trong việc quản lý cân nặng, cải thiện thói quen ăn uống, thói quen tập thể dục, uống rượu có chừng mực, không hút thuốc lá,  không để bị stress nhiều.

Trong cải thiện thói quen ăn uống, không ăn quá nhiều hoặc ăn không điều độ. Việc ăn uống điều độ quá mức cũng dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, do đó, việc thực hiện chế độ ăn uống cân bằng carbohydrate, protein và chất béo là một điểm cần chú ý. Những người thường ăn ở quán ăn và cửa hàng tiện lợi có xu hướng có lượng calo, chất béo và mỡ cao. Để có thể cân bằng tốt chế độ ăn uống, không chỉ kết thúc bữa ăn với 1 món mà nên bổ sung các món rau ăn kèm.

Tích cực vận động đảm bảo thể lực tốt [Ảnh: Internet]

Tập thể dục vừa phải cũng có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, nó cũng giúp loại bỏ chứng béo phì. Ngay cả trong các hướng dẫn y tế cho bệnh tiểu đường, tập aerobic và tập tăng cường đã được chứng minh là có hiệu quả cải thiện bệnh tiểu đường. Tập aerobic là loại vận động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đi xe đạp,… “Tập sức bền” là một bài tập lặp lại động tác tăng cường cơ bắp như cơ bụng, squat, chống đẩy, bài tập tạ. Điểm lưu ý là nên tập thể dục ít nhất 3 đến 5 lần một tuần, khoảng 20 đến 60 phút mỗi ngày với mức độ hợp lý.

Đây là căn bệnh gắn bó lâu dài với người bệnh, vì vậy bệnh nhân cần phải duy trì điều trị với nhận thức chính xác. Ngay cả khi bệnh nhân quản lý chế độ ăn và tập luyện quá mức, nếu không duy trì thì việc quản lý này không có hiệu quả. Tham khảo ý kiến với nhân viên y tế như bác sĩ phụ trách, y tá, chuyên viên dinh dưỡng và lên kế hoạch điều trị, hãy duy trì việc kiểm soát đường huyết theo phương pháp phù hợp với bản thân.

Bạn đang xem bài viết: “Chú trọng vào thứ tự ăn giúp đem lại hiệu quả tốt trong việc giảm cân” tại Chuyên mục: “Ăn uống&Vận động“.

//kienthuctieuduong.vn/
[Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản]

Ước tính có khoảng 34% người trưởng thành bị tiền tiểu đường. Tiền tiểu đường hiện được xem là một tình trạng có thể hồi phục nhưng cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường của một người.

Ước tính có hơn 100 triệu người Mỹ bị tiền đái tháo đường hoặc tiểu đường. Tiền tiểu đường là tình trạng người bệnh có mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được xếp vào bệnh tiểu đường và nó góp phần làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.

Nâng cao nhận thức và phân tầng nguy cơ của những người bị tiền đái tháo đường có thể giúp các bác sĩ đưa ra các biện pháp can thiệp tiềm năng có thể giúp giảm tỷ lệ bệnh nhân tiền tiểu đường phát triển thành bệnh tiểu đường. Nếu không được điều trị, 37% số người tiền tiểu đường có thể bị tiểu đường trong 4 năm. Nếu có can thiệp vào lối sống có thể làm giảm tỷ lệ bệnh nhân tiền tiểu đường phát triển bệnh tiểu đường xuống 20%.

Một nghiên cứu dài hạn cũng cho thấy, can thiệp lối sống có thể làm giảm nguy cơ tiền đái tháo đường tiến triển thành bệnh tiểu đường trong khoảng thời gian 10 năm. Để ngăn ngừa 1 trường hợp đái tháo đường trong thời gian 3 năm thì phải có ít nhất 7 người tham gia vào chương trình can thiệp lối sống, tức là tỉ lệ thành công là 1/7 người. Ngoài ra, liên quan đến chi phí lợi ích trong điều trị, dữ liệu gần đây cho thấy có sự khác biệt về chi phí trực tiếp và gián tiếp để chăm sóc bệnh nhân tiền tiểu đường so với bệnh nhân tiểu đường có thể lên tới $ 7000 mỗi năm. Đầu tư vào chương trình phòng chống bệnh tiền tiểu đường hiện nay có thể mang lại lợi tức đầu tư đáng kể trong tương lai và giúp ngăn ngừa một căn bệnh có thể phòng ngừa được.

Bệnh tiền tiểu đường có thể phát triển lên tiểu đường nếu không được điều trị sớm

Điều trị bệnh tiểu đường có thể ngăn ngừa một số biến chứng nguy hiểm của nó nhưng không khôi phục lại mức đường huyết bình thường. Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường thường bị trì hoãn cho đến khi nó xuất hiện các biến chứng và các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiện nay cũng không ngăn ngừa được tất cả các biến chứng liên quan đến điều kiện bệnh. Do đó, phòng ngừa bệnh tiểu đường và phòng ngừa tiền tiểu đường là giải pháp tốt nhất.

Năm 2002, một nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu giả thuyết liệu rằng can thiệp vào lối sống sẽ ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã chỉ định ngẫu nhiên những bệnh nhân bị tiền tiểu đường nhận giả dược và một chương trình điều chỉnh lối sống với mục tiêu giảm ít nhất 7% cân nặng và thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần. Độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 51 tuổi và chỉ số BMI là 34,0kg / m2. Thời gian theo dõi trung bình là 2,8 năm. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường lần lượt là 11,0 trên 100 người-năm ở nhóm dùng giả và 4,8 trên 100 người-năm ở nhóm có can thiệp lối sống.

Phân tích sâu hơn của nghiên cứu cho thấy nếu bệnh nhân tiền tiểu đường không được can thiệp, bệnh tiểu đường sẽ phát triển khoảng 37% trong 4 năm. Chương trình thay đổi lối sống đã giảm tỷ lệ người bị tiền tiểu đường phát triển bệnh tiểu đường trong 4 năm xuống còn khoảng 20%.

Duy trì thói quen tập luyện sẽ giúp cải thiện bệnh tiền tiểu đường

Theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường và bệnh tiêu hóa và thận, trừ khi những người bị tiền tiểu đường thay đổi lối sống của họ nếu không hầu hết sẽ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm. Hoạt động thể chất 150 phút mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 58%.

Mục tiêu điều trị tiền tiểu đường phải là bình thường hóa mức đường huyết. Các chiến lược nhắm mục tiêu can thiệp vào toàn bộ dân số có nguy cơ mắc tiền tiểu đường có thể giúp chăm sóc sức khỏe hợp lý hơn, ngăn ngừa bệnh có thể phòng ngừa và cứu sống.

Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Video liên quan

Chủ Đề