Dòng khởi động của máy kéo dài trong bao lâu

Contactor là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Khởi động từ Contactor như thế nào. Hôm nay, Điện Phan Khang xin mời các bạn cùng tìm hiểu về Contactor, thông qua bài viết này nhé/.

1. Contactor là gì?

Contactor [Khởi động từ] là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn. Như vậy khi sử dụng Contactor ta có thể điều khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng là 600A [vị trí điều khiển, trạng thái hoạt động của Contactor rất xa vị trí các tiếp điểm đóng ngắt mạch điện].

Khởi động từ LC1D40AM7 hãng Schneider Electric

2. Phân loại Contactor

  • Phân loại Contactor Theo nguyên lý truyền động: ta có Contactor kiểu điện từ [truyền điện bằng lực hút điện từ], kiểu hơi ép, kiểu thuỷ lực. Thông thường sử dụng Contactor kiểu điện từ.
  • Phân loại Contactor Theo dạng dòng điện: Contactor một chiều và Contactor xoay chiều [Contactor 1 pha và 3 pha].

3. Cấu tạo của Khởi động từ

Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: Cơ cấu điện từ [nam châm điện], hệ thống dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm [tiếp điểm chính và phụ].

3.1. Nam châm điện của khởi động từ

Nam châm điện gồm có 4 thành phần:

  • Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.
  • Lõi sắt [hay mạch từ] của nam châm gồm hai phần: Phần cố định và phần nắp di động. Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay dạng CI.
  • Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầy khi ngừng cung cấp điện vào cuộn dây.

Trạng thái Nam châm điện của Khởi động từ

3.2. Hệ thống dập hồ quang điện của Khởi động từ

Khi Contactor chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy, mòn dần. Vì vậy cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách ngăn làm bằng kim loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp điểm chính của Contactor.

3.3. Hệ thống tiếp điểm của Khởi động từ

Hệ thống tiếp điểm liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ. Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm cuẩ Contactor thành hai loại:

  • Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua [từ 10A đến vài nghìn A, thí dụ khoảng 1600A hay 2250A]. Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của Contactor làm mạch từ Contactor hút lại.
  • Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường hở.

Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng [có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm] khi cuộn dây nam châm trong Contactor ở trạng thái nghỉ [không được cung cấp điện]. Tiếp điểm này hở ra khi Contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường hở.

Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển [dùng điều khiển việc cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm của các Contactor theo quy trình định trước].

Theo một số kết cấu thông thường của Contactor, các tiếp điểm phụ có thể được liên kết cố định về số lượng trong mỗi bộ Contactor, tuy nhiên cũng có một vài nhà sản xuất chỉ bố trí cố định số tiếp điểm chính trên mỗi Contactor, còn các tiếp điểm phụ được chế tạo thành những khối rời đơn lẻ. Khi cần sử dụng ta chỉ ghép thêm vào trên Contactor, số lượng tiếp điểm phụ trong  trường hợp này có thể bố trí tuỳ ý.

4. Nguyên lý hoạt động của Contactor - Khởi động từ 

Cấu tạo của Khởi động từ

Khi cấp nguồn điện bằng giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ tạo ra hút phần lõi từ di động hình thành mạch từ kín [lực từ lớn hơn phản lực của lò xo], Contactor ở trạng thái hoạt động. Lúc này nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm làm cho tiếp điểm chính đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái [thường đóng sẽ mở ra, thường hở sẽ đóng lại] và duy trì trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì Contactor ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

Các ký hiệu dùng để biểu diễn cho cuộn dây [nam châm điện] trong Contactor và các loại tiếp điểm.

Có nhiều tiêu chuẩn của các quốc gia khác nhau, dùng để biểu diễn cho cuộn dây và tiếp điểm của Contactor.

5. Các thông số cơ bản của Contactor - Khởi động từ

Khởi động từ LC1D09M7 Schneider Electric

5.1. Điện áp định mức của Contactor

Điện áp định mức của Contactor Uđm là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng ngắt, chính là điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây của nam châm điện sao cho mạch từ hút lại.

Cuộn dây hút có thể làm việc bình thường ở điện áp trong giới hạn [85 - 105]% điện áp định mức của cuộn dây. Thông số này được ghi trên nhãn đặt ở hai đầu cuộn dây Contactor, có các cấp điện áp định mức: 110V, 220V, 440V một chiều và 127V, 220V, 380V, 500V xoay chiều.

5.2. Dòng điện định mức của Contactor

Dòng điện định mức của Contactor Iđm là dòng điện định mức đi qua tiếp điểm chính trong chế độ làm việc lâu dài.

Dòng điện định mức của Contactor hạ áp thông dụng có các cấp là: 10A, 20A, 25A, 40A, 60A, 75A, 100A, 150A, 250A, 300A, 600A. Nếu đặt trong tủ điện thì dòng điện định mức phải lấy thấp hơn 10% vì làm kém mát, dòng điện cho phép qua Contactor còn phải lấy thấp hơn nữa trong chế độ làm việc dài hạn.

5.3. Khả năng cắt và khả năng đóng của Contactor

Khả năng cắt của Contactor điện xoay chiều đạt bội số đến 10 lần dòng điện định mức với phụ tải điện cảm.

Khả năng đóng: Contactor điện xoay chiều dùng để khởi động động cơ điện cần phải có khả năng đóng từ 4 đến 7 lần Iđm.

5.4. Tuổi thọ của Contactor

Tuổi thọ của Contactor được tính bằng số lần đóng mở, sau số lần đóng mở ấy thì Contactor sẽ bị hỏng và không dùng được.

5.5. Tần số thao tác của Contactor

Là số lần đóng cắt Contactor trong một giờ: Có các cấp: 30, 100, 120, 150, 300, 600, 1200, 1500 lần/giờ.

5.6. Tính ổn định lực điện động của Contactor

Tiếp điểm chính của Contactor cho phép một dòng điện lớn đi qua [khoảng 10 lần dòng điện định mức] mà lực điện động không làm tác rời tiếp điểm thì Contactor có tính ổn định lực điện động.

5.7. Tính ổn định nhiệt của Contactor

Contactor có tính ổn định nhiệt nghĩa là khi có dòng điện ngắn mạch chạy qua trong một khoảng thời gian cho phép, cac tiếp điểm không bị nóng chảy và hàn dính lại.

Phan Khang Electric - Nhà phân phối chính thức của Schneider Electric

6. Tổng kết

Qua bài viết này, Phan Khang Electric hy vọng các bạn có thể nắm sơ bộ về Khởi động từ, Khởi động từ là gì? Cấu tạo của Khởi động từ. Nguyên lý hoạt động của Khởi động từ, ...

Vâng, kính thưa các bạn, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về Contactor - Khởi động từ, nếu có thắc mắc gì về loại thiết bị điện này, đừng ngần ngại liên hệ Điện Phan Khang, để được tư vấn cụ thể hơn, bạn nhé.

CÔNG TY TNHH ĐIỆN PHAN KHANG

✜ Công ty TNHH Điện Phan Khang

✜ 4C Kha Vạn Cân, KP Bình Đường 2, P. An Bình, TP Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.

✜ Hotline : 

 0977993677

  • CCA là gì?
  • Ảnh hưởng của CCA tới vận hành ắc quy ô tô, motor, xe máy, tàu thuyền,...?
  • CCA càng cao có tốt không? có ảnh hưởng xấu đến vận hành xe, thiết bị?
  • Chọn mua ắc quy có CCA bao nhiêu là đủ?

Dòng khởi động lạnh ắc quy còn gọi là chỉ số CCA, được viết tắt từ Cold Cranking Amps, có đơn vị tính là Ampe, ký hiệu là A.

- Dòng khởi động lạnh CCA là cường độ dòng điện mà ắc quy phải cung cấp trong vòng 30 giây ở nhiệt độ -17,78⁰C hay 0⁰F [0 độ F], trong khi duy trì điện áp ít nhất là 7.2 Volt cho ắc quy 12V cho đến khi điện áp giảm xuống mức không sử dụng được.

Ví dụ: Một ắc quy Enimac EFB N55/65B24LS 12 Volt 52Ah 435A có thông số kỹ thuật CCA là 435A, tức nó có thể cung cấp dòng điện 435A [435 Ampe] trong vòng 30 giây ở nhiệt độ -17,78 ⁰C tương ứng 0⁰F trong khi điện áp duy trì ít nhất 7.2 Volt.

Dòng khởi động lạnh ắc quy Enimac EFB N55/65B24LS 12V 52AH CCA 435A

Xem thêm: Các dòng khởi động ở ắc quy

2. Ý nghĩa, vai trò & tầm quan trọng

Ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng dòng khởi động lạnh CCA khi lựa chọn mua, thay thế, kiểm tra & bảo dưỡng ắc quy:

- Chỉ số CCA rất quan trọng ở những nơi có thời tiết lạnh để khởi động động cơ một cách dễ dàng, đặc biệt là những nơi có khí hậu dưới 0⁰C [32⁰F].

- Với ắc quy ô tô, CCA càng cao thì khả năng phóng điện ắc quy càng mạnh, khởi động xe càng dễ dàng, nhanh chóng. Đồng thời, Khi CCA càng cao thì khả năng tiêu hao năng lượng càng nhiều nên cần sạc bổ sung điện năng ngay. Thông thường, các ắc quy có dòng phóng cao đều trang bị công nghệ sạc nhanh như ắc quy EFB, AGM, Lithium,...

- Đối với các nước nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Indonesia chỉ số CCA chỉ là một phần để đánh giá khả năng khởi động xe, công suất, tuổi thọ ắc quy. Do tính chất khí hậu nóng ẩm quanh năm nên bạn cần tìm kiếm những sản phẩm có công nghệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với môi trường, địa hình địa phương nhằm bảo đảm ắc quy được vận hành tốt, ổn định, an toàn, bền bỉ.

3. Nhận biết, kiểm tra CCA

Làm sao để nhận biết, kiểm tra dòng khởi động lạnh CCA chính xác ở bình ắc quy? Có 4 hình thức để đọc, hiểu, nhận biết, kiểm tra dòng khởi động lạnh CCA:

- Khi bạn truy cập vào website acquycaocap.vn trên mỗi thông tin sản phẩm có chỉ số CCA mà nhà sản xuất đã công bố chính thức trong phần thông số kỹ thuật, hoặc đặc điểm nổi bật.

- Sử dụng máy test điện tử để đo đạc thông số CCA.

Kiểm tra CCA - Cold Cranking Amps ắc quy bằng máy test điện tử

- Kiểm tra CCA có ghi trực tiếp trên nắp bình, vỏ bình ắc quy.

- Tham khảo các catalogue kỹ thuật ắc quy của hãng sản xuất.

4. Xe ô tô cần CCA bao nhiêu để khởi động xe?

- Mỗi dòng xe, đời xe, các phụ kiện, thiết bị điện - điện tử,... được lắp đặt trên xe đều yêu cầu chỉ số CCA khác nhau. Thông thường chỉ số CCA sẽ được ghi, thể hiện trên lắp bình ắc quy, catalog hoặc trong bảng thông số kỹ thuật OEM theo xe.

Ví dụ: Các thông số kỹ thuật bình ắc quy OEM xe Audi [như hình ảnh bên dưới] như sau: 

  • Mã bình ắc quy OEM Audi: 7P0 915 105 A
  • Điện thế: 12 Volt
  • Dung lượng: 75Ah
  • Thông số CCA: 420A [Tiêu chuẩn DIN], 800A [Tiêu chuẩn EN/SAE/GS]
  • Công Nghệ: AGM
  • Kích thước [Dài x Rộng x Cao]: 314 x 175 x 190 [mm]
  • Nhóm sản phẩm: DIN L4
  • Bố trí vị trí cọc bình [thiết bị đầu cuối]: L4 L[-,+], Cọc nghịch
  • Ắc quy thay thế tương ứng: Nhóm DIN L4 hoặc gõ mã bình "7P0915105A" [Viết liền, bỏ khoảng trắng hoặc dấu "-"] vào thanh công cụ tìm kiếm Acquycaocap.vn sẽ tìm thấy chính xác sản phẩm tương ứng.

Kiểm tra CCA - Cold Cranking Amps trên bình ắc quy OEM

- Trường hợp bạn không biết rõ xe ô tô cần CCA bao nhiêu hãy liên hệ ngay Ắc Quy Cao Cấp để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành ắc quy, chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn CCA ắc quy phù hợp nhất để lắp đặt cho xe ô tô hay các mục đích sử dụng khác.

5. So sánh CCA ắc quy chì axít

Ắc quy axít chì [Lead acid] như ắc quy nước, MF, CMF, SMF, EFB, AGM loại nào có chỉ số CCA cao nhất? Nên mua loại ắc quy có chỉ số CCA như thế nào để sử dụng?

- Đối với ắc quy axit chì cùng kích thước, nhóm sản phẩm thì ắc quy AGM có chỉ số CCA là cao nhất, thấp nhất là ắc quy nước truyền thống. Ở mỗi thương hiệu khác nhau thì CCA ắc quy sẽ có chỉ số là khác nhau.

- Thứ tự chỉ số CCA ở ắc quy axít chì được sắp xếp như sau:

AGM > EFB > Miễn bảo dưỡng [MF, CMF, SMF] > Nước Truyền Thống

Như vậy, Ắc quy AGM sẽ có chỉ số CCA - Dòng khởi động lạnh cao nhất.

6. Kinh nghiệm, lời khuyên & thông tin cần biết khác

Kinh nghiệm, lời khuyên, những thông tin cần biết về dòng khởi động lạnh CCA khi lựa chọn mua mới, kiểm tra, bảo hành, bảo dưỡng ắc quy:

- Theo kinh nghiệm của những chuyên gia đầu ngành về ắc quy, ở Việt Nam bạn có thể tìm chọn mua những sản phẩm chất lượng ổn định, khởi động mạnh mẽ, tuổi thọ cao như: bình ắc quy Enimac công nghệ Ý [Italy], Troy công nghệ Mỹ [USA], Pinaco, GS, Varta, Delkor, Daewoo, Rocket,...

- Để kiểm tra chính xác CCA cần sạc đầy điện năng, khi ắc quy chưa ở trạng thái sạc đầy sẽ cho những kết quả không chính xác. Ngoài ra, Đối với ăc quy có tuổi thọ càng cao thì CCA sẽ giảm dần.

- Đối với việc thay thế ắc quy mới, Acquycaocap khuyên bạn nên thay thế những sản phẩm có CCA bằng hoặc cao hơn ắc quy đang lắp đặt để đảm bảo hiệu suất khởi động, duy trì độ bền bỉ, ổn định theo thời gian cho ắc quy. Thay ắc quy mới bằng ắc quy có CCA thấp hơn có thể dẫn đến hiệu suất kém.

- Đối với ắc quy có tuổi thọ cao thì dòng khởi động CCA sẽ giảm dần, nên bạn nên chọn ắc quy có công suất khởi động cao hơn sẽ giúp kéo dài hơn theo thời gian.

- Mỗi loại xe ô tô, dòng xe, đời xe hay các mục đích sử dụng khác nhau sẽ cần ắc quy có chỉ số CCA phù hợp và có thể sẽ khác nhau. Đối với xe cao cấp, đời mới, hạng sang thì thường yêu cầu cần dòng khởi động CCA cao hơn so với các loại xe khác.

- Chỉ số CCA chỉ là thước đo tương đối và không phải là yếu tố quyết định về khả năng vận hành động cơ, cung cấp nguồn năng lượng điện, tuổi thọ của ắc quy. Điều này còn phụ thuộc vào công nghệ, cấu trúc, điều kiện vận hành, mục đích, môi trường sử dụng, ...

Copyright by acquycaocap.vn - Premium Battery Company Limited.

Video liên quan

Chủ Đề