Điểm chuẩn các trường lấy điểm đánh giá năng lực

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Hàng loạt trường đại học đã thông báo xét tuyển sớm bằng kết quả thi đánh giá năng lực do hai đại học quốc gia tổ chức.

Trong số 23 trường đưa ra mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển, mức điểm dao động 550 - 850/1.200 với kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và từ 60/150 điểm với kỳ thi của Đại học Quốc gia Hà Nội.

500-600 điểm là mức điểm sàn phổ biến mà nhiều trường đại học khu vực phía Nam đưa ra với phương thức dùng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM. Đó là trường Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM, Đại học An Giang, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM.

Tuy nhiên, một số trường có kèm thêm điều kiện xét tuyển với một số ngành học, thí sinh cần lưu ý khi nộp hồ sơ xét tuyển. Ví dụ, ngành Dược của trường Đại học Tôn Đức Thắng yêu cầu thêm học lực lớp 12 loại giỏi; một số ngành của trường Đại học Nha Trang yêu cầu điểm sàn phần tiếng Anh trong điểm đánh giá năng lực dao động 100-130 điểm.

Lấy điểm sàn từ 700 trở lên ở phía Nam có trường Đại học Kiến trúc TP.HCM. Cá biệt, trường Đại học Đà Lạt yêu cầu điểm sàn đánh giá năng lực từ 800 trở lên.

Thí sinh tham gia đợt một kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức ngày 26/3. Ảnh: Quỳnh Trần

Ở phía Bắc, trường Đại học Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Học viện công nghệ Bưu chính viễn thông xét cả điểm thi đánh giá năng lực của hai đại học quốc gia.

Trong đó, trường Đại học Ngoại thương xét thí sinh đạt từ 850 điểm đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM và từ 100/150 điểm với bài thi của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hai mức này ở trường Đại học Kinh tế quốc dân là 700 và 85 điểm trở lên; tại Học viện Bưu chính viễn thông lần lượt là 700 và 85 điểm. Riêng Kinh tế quốc dân cho phép thí sinh sử dụng cả điểm thi từ năm 2022 để xét tuyển.

Một số trường khác như Học viện Ngân hàng, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Điện lực, Sư phạm Kỹ thuật Nam Định chỉ xét điểm thi của Đại học Quốc gia Hà Nội. Mức điểm sàn xét tuyển của các trường này phổ biến 70-80 điểm.

STT Trường Điểm sàn đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM Điểm sàn đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 1 Đại học Ngoại thương 850 100 2 Đại học Kinh tế Quốc dân 700 85 3 Đại học Kiến trúc TP HCM 700 4 Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM 600-700 5 Đại học Tôn Đức Thắng 600 6 Đại học Nha Trang 500-675 7 Đại học Gia Định 600-700 8

Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM

600 9 Đại học Quốc tế Hồng Bàng 600 10 Đại học Hoa Sen 700 11 Đại học Nguyễn Tất Thành 550 70 12 Đại học An Giang 600 13 Đại học Yersin Đà Lạt 600 14 Đại học Đà Lạt 800 15 Đại học Lâm nghiệp [phân hiệu Đồng Nai] 600 16 Đại học Duy Tân 600 80 17 Đại học Kinh tế [Đại học Đà Nẵng] 750 18 Học viện Ngân hàng 85 19 Đại học Công nghiệp Hà Nội 75 20 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 60 21 Đại học Điện lực 80 22 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 700 80 23 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 75

Hiện nay, thí sinh có thể dùng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM đăng ký xét tuyển vào 91 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Với kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội, hơn 60 trường đại học, học viện chấp nhận để tuyển sinh.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết sau ba đợt thi, kết quả cho thấy sự ổn định, điểm của thí sinh không biến động nhiều với các năm trước.

Theo phổ điểm đánh giá năng lực 2022, điểm trung bình của hơn 60.550 thí sinh là 79,3, trong đó 8% đạt từ 100 điểm trở lên. Ông Thảo dự đoán kết quả này được duy trì trong năm nay, có thể tăng lên 10%, bởi lượng thí sinh dự thi năm nay cũng tăng khoảng 20.000.

Với kết quả đợt một kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM, Ông Phùng Quán, chuyên gia tư vấn tuyển sinh, trường Đại học Khoa học tự nhiên, nhận định số thí sinh đạt điểm 801-1.200 tương đương năm 2022. Từ đó, ông dự đoán điểm chuẩn của phương thức này cũng ổn định, nếu số thí sinh thi đợt hai không tăng đột biến.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022, các trường dành hơn 30.000 chỉ tiêu xét tuyển từ điểm của các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tỷ lệ nhập học theo phương thức này chiếm khoảng 2% tổng số thí sinh nhập học của tất cả phương thức.

Các trường Đại học lấy bao nhiêu điểm đánh giá năng lực?

1.11. Điểm chuẩn đánh giá năng lực 2023 trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Đánh giá năng lực 2023 lấy bao nhiêu điểm?

Tỉ lệ số thí sinh có điểm từ 700 trên tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển phương thức này tăng 25% so với năm 2022. Mức điểm trúng tuyển thấp nhất vào trường năm nay cũng tăng 29 điểm so với năm 2022 [năm 2022 mức điểm trúng tuyển thấp nhất là 702, năm 2023 là 731].

Kỳ thi đánh giá năng lực 2023 tp.hcm bao nhiêu điểm?

Theo đó, điểm chuẩn với phương thức xét điểm học bạ dao động từ 16 đến 25 điểm. Điểm chuẩn xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực dao động từ 500 đến 700.

Đánh giá năng lực điểm cao nhất là bao nhiêu?

Thống kê dữ liệu thu được cho thấy điểm cao nhất là 135/150 và thấp nhất 24/150, điểm trung bình đạt được là 79,3/150, điểm trung vị ở vị trí 79,0/150 cùng độ lệch chuẩn là 13,9. Phân bố điểm thi đánh giá năng lực HSA có dạng đường phân bố chuẩn.

Chủ Đề