Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là

Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở Ấn Độ với các nước châu Á khác là

...

Việt Minh đánh Pháp, vai trò của Mỹ: Các vấn đề trong sách mới

Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là
Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp điều đình năm 1946 nhưng không thành

'The Road to Vietnam: America, France, Britain, and the First Vietnam War' là cuốn sách mới ra gần đây, của Tiến sĩ Pablo de Orellana, viết về Cuộc chiến Việt Nam lần thứ nhất.

Tác giả là giảng viên tại Khoa nghiên cứu chiến tranh, King's College London, Anh quốc.

Trong sách, tác giả đặt vấn đề tại sao Hoa Kỳ tham gia vào chiến tranh Việt Nam? Điều gì đã khiến Hoa Kỳ tin rằng Việt Nam là mối đe dọa đối với các lợi ích của Washington?

BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Pablo de Orellana về các câu hỏi chính trong sách.

Tiến sĩ Pablo de Orellana: Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất, như Ken Burns đã gọi trong loạt phim tài liệu về Việt Nam năm 2017, là một 'déja vu', cuộc chiến tranh thuộc địa báo trước việc Mỹ tham gia vào Việt Nam. Đối với các nhà sử học chúng tôi, đó là một cuộc chiến tranh thuộc địa quan trọng để nghiên cứu, vào năm 1945 khi Pháp gửi một đội quân khổng lồ để thiết lập lại quyền thống trị, cũng là cuộc chiến mà Hoa Kỳ bị lôi kéo vì chủ nghĩa chống cộng.

Vua Bảo Đại và kết cục buồn cho Việt Nam

02/09/1945: Vì sao Liên Xô không công nhận VNDCCH?

Hồ Chí Minh nói gì về nhục hình trong Cải cách Ruộng đất 1955?

Cuốn sách của tôi, Con đường đến Việt Nam, nghiên cứu cách thức ngoại giao của Pháp để thuyết phục Hoa Kỳ rằng xung đột ở Việt Nam không phải liên quan chủ nghĩa thực dân Pháp mà là chủ nghĩa cộng sản.

Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất đáng để nghiên cứu vì nó chứa đựng mầm mống tại sao cuộc chiến thứ hai, và nổi tiếng hơn, của Mỹ ở Việt Nam là không cần thiết. Thực tế là, người Mỹ có thể đã từ chối ủng hộ nỗ lực của thực dân Pháp và để mặc cho họ chiến đấu một mình, như đã làm sau đó ở Algeria.

Những người Việt Nam nổi dậy, trong một liên minh phức tạp gọi là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, muốn giành độc lập và liên kết với Mỹ, Anh và Ấn Độ mới độc lập, và đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ các quốc gia này.

Cuối cùng, Pháp đã thành công trong việc thuyết phục người Mỹ rằng những người nổi dậy ở Việt Nam không phải là những người theo chủ nghĩa dân tộc thực sự, mà là những kẻ theo Liên Xô, trong 'kế hoạch tầm xa của Liên Xô nhằm chinh phục Đông Nam Á' và khiến Mỹ phải chi trả và hỗ trợ hầu hết các nỗ lực chiến tranh của Pháp, đặc biệt là từ năm 1948 đến năm 1952.

Nghiên cứu các nguồn nổi tiếng, cũng như các tài liệu lưu trữ của Pháp chỉ được phát hành vào cuối những năm 2000, cuốn sách của tôi khám phá các nỗ lực ngoại giao quy mô lớn, lặp đi lặp lại và phối hợp của Pháp nhằm đánh lừa người Mỹ ủng hộ Pháp chiến tranh thuộc địa dưới chiêu bài chống cộng sản. Nhiều nhà ngoại giao Mỹ lúc đó đã biết và cảnh báo rằng người Pháp đang phóng đại 'bóng ma Cộng sản', nhưng cuối cùng lập luận của Pháp đã thắng.

Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là
Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là

Nguồn hình ảnh, Library of Congress

Chụp lại hình ảnh,

Stalin và Truman ở Potsdam 7-8/1945. Tại hội nghị này, các đại cường thắng trận trong Thế Chiến 2 đã quyết định số phận của nhiều dân tộc nhỏ

BBC: Đã từng có bức thư nổi tiếng của Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman vào tháng 2 năm 1946. Để chống lại quân Nhật ở Đông Dương, ông Hồ và lực lượng du kích Việt Minh đã từng phối hợp chặt chẽ với lực lượng đặc biệt Mỹ. Tuy nhiên, cuối cùng, chính sách đối ngoại của Mỹ đã không thừa nhận đảng của ông Hồ. Ông phân tích chương lịch sử này như thế nào trong sách?

Tiến sĩ Pablo de Orellana: Theo nhiều cách, toàn bộ cuốn sách của tôi nói về chính vấn đề này: làm thế nào mà người Mỹ lại bị thuyết phục rằng Việt Minh là một tay sai nguy hiểm của Liên Xô?

Cuốn sách trả lời câu hỏi này bằng cách xem xét cực kỳ chi tiết cách ngoại giao Hoa Kỳ, Pháp, Việt Nam và Anh nhìn nhận Việt Nam và quan điểm này phát triển như thế nào.

Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú và câu hỏi 'Ai lập ra Đảng CSVN' ở Hong Kong

Trong bức thư nổi tiếng đó của ông Hồ Chí Minh gửi Truman năm 1946, và trong nhiều bức thư khác từ năm 1945 đến năm 1947, gửi cho Truman, Attlee, de Gaulle, Bidault và Byrne và thậm chí gửi tới phiên khai mạc của LHQ tại San Francisco, tất cả đã được phân tích trong sách của tôi. Trong đó, Việt Minh đề xuất được dẫn dắt bởi các cường quốc phương Tây trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là
Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tướng Jean-Philippe Leclerc đã nêu quan điểm không thể thắng cuộc chiến với chủ nghĩa dân tộc tại Đông Dương. Ông tử nạn năm 1947 ở Bắc Phi

Cụ thể, họ yêu cầu Mỹ và Anh giúp Pháp xem xét cách trao độc lập như với Ấn Độ, sẵn sàng trao cho Pháp những đặc quyền lớn trong một thỏa thuận giống như Khối thịnh vượng chung. Việt Minh đã cộng tác chặt chẽ với lực lượng đặc biệt của Mỹ (OSS, tiền thân của CIA) trong Thế chiến thứ hai và trong một thời gian ngắn, ông Hồ đã hỗ trợ OSS với tư cách là điệp viên và sử dụng mật danh 'Lucius'.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bức hình lịch sử

'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào VN

Nhiều người Mỹ, từ Roosevelt đến các nhà ngoại giao ở thực địa, rất thông cảm với chính nghĩa của Việt Nam, như tôi ghi lại rất chi tiết, và cảnh báo các sếp của họ ở Washington rằng người Pháp đang sử dụng 'trò lừa đảo cộng sản' để nhờ Mỹ giúp tái chiếm Đông Dương.

Trong cả năm 1945, 1946 và phần lớn năm 1947, người Mỹ đã không tin luận điểm 'ma quỷ cộng sản'. Tuy Mỹ cung cấp một số hỗ trợ, họ vẫn khuyến khích người Pháp áp dụng một giải pháp như Mỹ đã làm ở Philippines năm 1946 và Anh ở Ấn Độ năm 1947.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao Pháp đã nghiên cứu chi tiết việc 'bán' ý tưởng cho người Mỹ và kết luận rằng chứng minh Việt Minh là một phần trong nỗ lực của Liên Xô nhằm chinh phục Đông Nam Á là cách duy nhất. Nghiên cứu của tôi với hơn 8.000 tài liệu ngoại giao được lưu trữ từ cả bốn quốc gia cho thấy Pháp muốn chứng tỏ, thứ nhất, rằng Việt Minh là quân của Liên Xô và thứ hai, Pháp mong muốn 'cuối cùng' trao cho Việt Nam độc lập.

Nhưng điều này là không thể do Cộng sản nguy hiểm. Sau cuộc đàm phán Fontainebleau năm 1946 - bị phá hoại bởi Thống đốc Đông Dương và Đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu - người Mỹ đã hết sức chỉ trích việc Pháp từ chối cho phép người Việt Nam tự quyết, nhưng Mỹ vẫn lo ngại về chủ nghĩa Cộng sản.

Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là
Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM

Chụp lại hình ảnh,

Biểu tượng Toàn quốc Kháng chiến 1946 trong tranh tuyên truyền ở Việt Nam hiện nay

Điều này có nghĩa là, đối với ngoại giao của Pháp, điều quan trọng là phải chứng minh rằng Việt Minh là quân cờ kiểu Stalin của Liên Xô. Điều này thật khó khăn vì mặc dù một phần của Việt Minh là cộng sản cuồng nhiệt, bao gồm cả những nhân vật chủ chốt như Võ Nguyên Giáp, nhưng họ cũng bao gồm một loạt các chính trị gia ủng hộ độc lập khác, từ những người theo chủ nghĩa quân chủ đến Quốc Dân Đảng.

Điều quan trọng là, các đảng viên cộng sản của họ không liên kết với Liên Xô hoặc Trung Quốc và đảng này không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào từ bên ngoài của phe cộng sản - thực tế là đảng Cộng sản Pháp, có thể được hướng dẫn bởi Liên Xô, đã bỏ phiếu cho cuộc chiến chống lại phe cộng sản Việt Nam.

Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là
Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Sau khi tái chiếm Đông Dương, quân Pháp đã xây dựng cả các nhóm vũ trang sắc tộc thiểu số để chống cộng sản: Đô đốc Georges Thierry D'Argenlieu và Cao ủy Pháp tại Đông Dương Leon Pignon duyệt binh năm 1946

Các nhà ngoại giao Pháp liên tục đưa ra các cáo buộc về "bằng chứng" rằng Việt Minh là công cụ của Liên Xô, nhưng các đối tác Mỹ của họ không thể tìm ra cơ sở nào để chứng minh cho những tuyên bố đó. Trong một ví dụ vui nhộn, phái bộ châu Á đầu tiên của CIA đã tìm kiếm bằng chứng về việc một đội ngũ 'cố vấn Liên Xô' ở miền Nam Trung Quốc đang hướng tới Việt Nam, chỉ để phát hiện ra một nhóm nhỏ 'những kẻ lang thang' của Nga đang chết đói 'trốn thoát' qua Trung Quốc.

"Bằng chứng" cuối cùng, vào cuối năm 1947, do Sureté của Pháp (cảnh sát mật thuộc địa) ngụy tạo, không bao giờ được chứng minh, nhưng đã trở nên có ảnh hưởng bởi vì Vương quốc Anh đã xác nhận nó. Do Anh cũng tìm cách tận dụng sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho cuộc chiến chống lại quân nổi dậy cộng sản ở Malaya, Ngoại trưởng Bevan đã xác nhận "bằng chứng" của Pháp, mà các nhà ngoại giao Anh không tin là đáng tin cậy, về các động thái của Liên Xô ở Đông Nam Á và Việt Nam.

Từ năm 1948, sự trợ giúp của Hoa Kỳ cho Pháp đã tăng lên ồ ạt, và cam kết của họ đã tăng lên đến mức Hoa Kỳ vẫn ở lại Việt Nam ngay cả sau khi người Pháp từ bỏ việc tái chiếm thuộc địa. Nỗi sợ hãi của họ đã trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm: từ năm 1948, Việt Minh đã trải qua một quá trình Cộng sản hóa và tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô để chống lại người Pháp.

Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là
Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là

Nguồn hình ảnh, Bettmann

Chụp lại hình ảnh,

Mao Trạch Đông đón Hồ Chí Minh ở Bắc Kinh

Xung đột này và các động lực của nó sẽ tác động sâu sắc đến các xung đột sau này của Việt Nam. Rõ ràng nhất, cam kết của Hoa Kỳ đối với chủ nghĩa chống cộng sản ở Việt Nam được hình thành vào cuối những năm 1940 sẽ buộc Hoa Kỳ tham gia một cuộc chiến rất dài 1965-1975.

Nhưng hình dạng của cuộc xung đột này cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến của Pháp ở Việt Nam. Ví dụ, chiến dịch 'Chúa Giêsu đi vào Nam' do Pháp hỗ trợ đã đưa đi phần lớn cơ sở cộng tác viên Công giáo thuộc địa của Pháp do d'Argenlieu thành lập, bao gồm cả Ngô Đình Diệm, vào miền Nam, mà sau này sẽ hình thành cốt lõi nhà nước miền Nam Việt Nam ở cuối những năm 1950.

Đối với Pháp, kết quả rất lộn xộn: một mặt, những chiến thắng của Việt Nam đã truyền cảm hứng cho các đối tượng thuộc địa của Pháp ở những nơi khác, mặt khác, cuộc chiến tạo nên sự khốc liệt, đặc biệt là cho các tướng lĩnh như Salan, người đã chiến đấu ác liệt tại Algeria và, khi trên bờ vực thất bại, đã phát động một cuộc đảo chính tại chính nước Pháp, thậm chí xâm lược Corsica vào năm 1958, để buộc Pháp tiếp tục chiến đấu cho sự hùng mạnh của thuộc địa của mình.

Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là
Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các ông Hồ Chí Minh (quay lưng), Leclerc (thứ nhì từ trái sang) và Jean Sainteny, ngày 24/03/1946 ở Vịnh Hạ Long. Đàm phán Pháp - Việt cuối cùng đã đổ vỡ và Việt Minh tuyên bố Tổng khởi nghĩa vào tháng 12 năm đó.

BBC:Sự phân biệt chủng tộc có góp phần giúp cho luận điểm rằng phe nổi dậy Việt Nam là quân bài của Liên Xô?

Tiến sĩ Pablo de Orellana: Phân biệt chủng tộc, và đặc biệt là các biểu hiện thuộc địa của nó, là một phần quan trọng của chính sách ngoại giao được nghiên cứu trong cuốn sách của tôi. Trên thực tế, đó là một điều kiện quan trọng để các tuyên bố của Pháp có vẻ đáng tin cậy đối với các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ.

Cuối năm 1946, các nhà ngoại giao Pháp bắt đầu so sánh người Việt Nam với người Mỹ gốc Phi, đặc biệt là về 'bản chất chính trị' của họ, mà họ định nghĩa là 'phương Đông', 'lười biếng' và 'phi chính trị', được hiểu là có nghĩa - và thường được tuyên bố rõ ràng - rằng Việt Nam không thể có một cuộc tấn công thành công như vậy vào một cường quốc châu Âu nếu không có sự chỉ đạo và hỗ trợ 'tiên tiến' của nước ngoài.

Nói cách khác, vì không có bằng chứng về sự tham gia của Liên Xô, phân biệt chủng tộc, đặc biệt là ngụ ý về sự kém cỏi và sự bất lực về chính trị của người Việt Nam, là bằng chứng cho thấy Liên Xô đứng sau cuộc nổi dậy. Hơn nữa, về phía người Mỹ, có sự hoài nghi nghiêm trọng và gay gắt rằng người châu Á làm sao có thể tổ chức và chiến đấu một cuộc cách mạng giành độc lập chống thực dân như của Mỹ.

Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là
Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là

Nguồn hình ảnh, Keystone/Hulton Archive/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ngày 27/12/1945 tại Sài Gòn, tướng Douglas Gracey (1894 - 1964) trao thanh kiếm danh dự cho nữ công dân Pháp Suzi Pinel, thành viên của Lực lượng Pháp tự do hoạt động bí mật chống Nhật ở Đông Dương trong Thế Chiến 2. Các Pháp kiều sau đó đã được hỗ trợ để đánh lại Việt Minh.

Chính chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thuộc địa này đã thấm nhuần vào mọi tư duy, quân sự, dân sự và chính trị của người Pháp. Ví dụ, họ bị thuyết phục rằng đàn ông Việt Nam yếu đuối, ẻo lả và trẻ con - đó là lý do tại sao họ mặc quần đùi cho lính nghĩa vụ Việt Nam.

Trong vài trang cuối của cuốn sách, tôi thuật lại những ngày cuối cùng của trận Điện Biên Phủ và vai trò lan tỏa của những giả định phân biệt chủng tộc này. Ví dụ, chỉ huy pháo binh Pháp, Đại tá Piroth bị thuyết phục về sự kém cỏi của người Việt Nam đến nỗi ông ta cho rằng Việt Nam sẽ không bao giờ bố trí được các trận địa pháo phối hợp bắn nhanh vào pháo đài.

Tuy nhiên, những người lính của Tướng Giáp đã nâng pháo lên những ngọn đồi xung quanh và thực hiện chính xác điều đó -Piroth đã tự sát, và trong vài tuần, người Việt Nam đã chiến thắng trong Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất.

Vấn đề không phải là ngẫu nhiên, kiểu phân biệt chủng tộc thuộc địa này đã xâm nhập vào quân đội và cơ sở thuộc địa của Pháp vào thời điểm đó, và theo một số cách, nó vẫn đang xảy ra. Những nhân vật chủ chốt của Pháp thời đó như d'Argenlieu, Salan, và cựu Thủ tướng Bidault, đã hoàn toàn bị thuyết phục, như de Gaulle đã tuyên bố vào năm 1946, rằng việc thống trị các dân tộc khác chứng tỏ ưu thế của người Pháp.

Đó là lý do tại sao Pháp cố gắng giữ chân một cách tàn nhẫn tại các thuộc địa trong các cuộc chiến tranh khủng khiếp và phân biệt chủng tộc ở Việt Nam, Madagascar và Algeria. Điều này cũng khiến các quan chức Pháp như Sainteny bị gạt sang một bên hoàn toàn, những người cảm thấy rất xấu hổ khi đất nước của họ đã từ chối người Việt Nam có được Quyền của Con người mà người Pháp đã giành cho họ vào năm 1789.

BBC: Theo ông, Hồ Chí Minh khi đó là người cộng sản hay dân tộc? Chủ đề này khiến chính giới Mỹ ám ảnh trong suốt giai đoạn từ thập niên 1940 đến 1960.

Tiến sĩ Pablo de Orellana: Tôi nghĩ Hồ Chí Minh vừa là một người theo chủ nghĩa dân tộc vừa là một người cộng sản. Ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc với ý nghĩa đòi hỏi cho Việt Nam quyền tự trị mà các quốc gia khác có, và là một người cộng sản trong các ý tưởng xã hội, phát triển và kinh tế, cũng như các công cụ cách mạng mà ông đã triển khai hiệu quả như tờ báo vẽ tay Độc-Lập và các cơ cấu ủy ban địa phương.

Công bằng mà nói, Việt Minh rất đa dạng, mặc dù có những người cộng sản rất tận tâm như Võ Nguyên Giáp, nhiều nhân vật chủ chốt như chính ông Hồ đã ưu tiên độc lập trên hết, thoát khỏi thực dân Pháp, và khỏi Trung Quốc và Liên Xô.

Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian, và vào năm 1948, chúng ta thấy một quá trình cộng sản hóa mà tôi tự hỏi, có thể là kết quả của cả một chiến thắng nội bộ của những người Cộng sản ở Việt Nam, và còn do sự cần thiết, từ năm 1949, để bảo đảm sự ủng hộ của Trung Quốc.

Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là
Điểm khác biệt lớn nhất trong phong trào dân tộc ở ấn Độ với các nước châu á khác là

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Hồ Chí Minh có vai trò to lớn trong lịch sử Việt Nam

Tôi nghĩ, câu hỏi quan trọng không phải là liệu ông Hồ và Việt Minh có phải là cộng sản theo nghĩa nội bộ trong nước hay không (ông ta kém cộng sản hơn nhiều so với những người cộng sản Pháp hay Ý vào những năm 1940), mà là liệu họ có nằm dưới sự kiểm soát của Stalin hay không và do đó sẽ phục vụ lợi ích quốc tế của Liên Xô.

Cuốn sách của tôi lập luận rằng câu trả lời cho điều này từ những năm 1930 đến 1948 là không. Ngay cả khi chúng ta không coi những tuyên bố của ông Hồ là đáng tin hết, thì đối với tôi, tôi thấy rõ ràng rằng ông Hồ có thể đã tìm cách vạch ra một lộ trình của chủ nghĩa cộng sản độc lập, giống như Tito ở Nam Tư.

Tuy nhiên, điều cốt yếu cũng phải nhấn mạnh rằng ngay cả khi cán cân quyền lực trong Việt Nam thay đổi theo hướng có lợi cho nhiều đảng viên cộng sản hơn, một quá trình đã diễn ra nhanh chóng sau khi Hoa Kỳ cam kết hoàn toàn ủng hộ Đế quốc Pháp vào tháng 9 năm 1947, thì họ vẫn chưa bao giờ trở thành con bài của Liên Xô mà Hoa Kỳ vô cùng lo sợ, vì họ quyết liệt giữ độc lập của mình với Trung Quốc và Liên Xô.

Đáng buồn thay, điều này sẽ không trở nên rõ ràng cho đến khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam vào năm 1979, phá tan những gì còn lại trong tưởng tượng về một âm mưu cộng sản toàn cầu.

BBC: Ông cho rằng chính khách Mỹ và Pháp đã sai lầm trong và sau Chiến tranh Việt Nam lần một? Nói cách khác, lẽ ra họ có thể làm khác đi, hay ai lúc đó cũng bị hạn chế vì các tính toán địa chính trị?

Tiến sĩ Pablo de Orellana: Sai lầm thực sự đối với Hoa Kỳ là một sai lầm cứ đã tái diễn.

Việc đưa tất cả các mối quan hệ quốc tế với tầm nhìn địa chính trị quá đơn giản về các cuộc đấu tranh của người Mỹ chống lại chủ nghĩa cộng sản, và sau đó là Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, có nghĩa là nhiều quốc gia, như Pháp trong những năm 1940, đã có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ chống lại những kẻ thù mà họ gán cho là nguy hiểm cho Mỹ. Ví dụ, Morocco và Mali, đã nhận được sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong những năm 2000 chống lại những kẻ thù cũ bằng cách coi họ là những kẻ kích động Chủ nghĩa khủng bố.

Điều này có thể tránh được, cả trong những năm 1940 và những năm 2000. Như cuốn sách của tôi cho thấy, các nhà ngoại giao Mỹ ở Đông Dương đã đưa ra những thông tin tốt đáng để quan tâm kỹ hơn. Ví dụ, vào những năm 1940, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm rằng Hoa Kỳ nên theo phe chống thực dân, và ít nhất là từ chối ủng hộ việc Pháp tái chiếm thuộc địa.

Nếu đúng như vậy, Hoa Kỳ sẽ tránh được sự can dự thảm khốc của mình vào Việt Nam, với tất cả những hậu quả quốc tế và trong nước. Chiến tranh Việt Nam lần thứ nhất sẽ ngắn hơn, và Pháp sẽ phải chiến đấu một mình, như sau này đã xảy ra trong Chiến tranh Algeria. Hơn nữa, rất có thể ông Hồ, người ngưỡng mộ Hoa Kỳ và coi Mỹ là tấm gương thành công lớn nhất của cuộc cách mạng thời hậu thuộc địa, đã giữ cho một Việt Nam thời hậu thuộc địa tiến gần hơn với Hoa Kỳ.

Trớ trêu thay, điều này hiện đang xảy ra: Việt Nam, từ lâu đã thể hiện sự quyết liệt và kiên định độc lập khỏi Trung Quốc Cộng sản, có lẽ đang trở thành đồng minh tiềm năng quan trọng của Hoa Kỳ trong khu vực.

Mặt khác, đối với Pháp, không thể nói rằng cuộc chiến kinh hoàng và cách tiếp cận chiến thắng bằng mọi giá này là một sai lầm. Đó là chính sách của Pháp: kết quả trực tiếp của hệ tư tưởng tại Pháp đang tuyệt vọng chứng tỏ ưu thế của người Pháp.

Đây là lý do tại sao Pháp sẽ chiến đấu tàn bạo để đàn áp các phong trào đòi độc lập trong đế chế của mình, ở Madagascar và Algeria cũng như ở Việt Nam. Đây là lý do tại sao bất kỳ và tất cả các phương tiện sẽ được triển khai để giành chiến thắng trong các cuộc chiến này.

Từ việc tuyển mộ hàng nghìn cựu binh lính Đức để chiến đấu tại Việt Nam, đến việc cố ý thực hiện các hành động tàn bạo và tội ác trong các cuộc chiến này, và cũng là lý do tại sao những cuộc chiến này mang tính chất chủng tộc thực sự.

Hơn nữa, sự gắn bó sâu sắc của một số giới tinh hoa quân sự Pháp, được thể hiện rõ nhất bởi những nhân vật như Salan và d'Argenlieu, cũng như những nhà chính trị như de Gaulle và Bidault, với chế độ thuộc địa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước Pháp.

Họ thường xuyên đánh lừa Quốc hội Pháp để giữ cho các cuộc chiến tiếp diễn, và thậm chí còn tiến hành một cuộc đảo chính chống lại chính phủ Pháp vào năm 1958 để buộc Pháp tiếp tục chiến đấu ở Algeria. Thật bi thảm, như từ cách những nhân vật này vẫn là anh hùng đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc Pháp, những ý tưởng như vậy vẫn có ảnh hưởng ở Pháp ngày nay.

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 Ấn Độ cổ đại
    • 2.2 Ấn Độ trung đại
    • 2.3 Ấn Độ cận đại
    • 2.4 Ấn Độ hiện đại
  • 3 Địa lý
    • 3.1 Môi trường
  • 4 Ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ
    • 4.1 Đa dạng sinh học
  • 5 Chính trị
    • 5.1 Chính phủ
    • 5.2 Phân vùng
  • 6 Quân sự
  • 7 Kinh tế
  • 8 Nhân khẩu
  • 9 Văn hóa
    • 9.1 Nghệ thuật và kiến trúc
    • 9.2 Văn học
    • 9.3 Nghệ thuật biểu diễn
    • 9.4 Điện ảnh
    • 9.5 Xã hội
    • 9.6 Trang phục
    • 9.7 Thể thao
  • 10 Xem thêm
  • 11 Ghi chú
  • 12 Chú thích
  • 13 Liên kết ngoài
    • 13.1 Khác

Từ nguyênSửa đổi

Thuật ngữ địa lý Bharat (भारत, phát âm[ˈbʱaːrət̪]()), được Hiến pháp Ấn Độ công nhận là một tên gọi chính thức của quốc gia, được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ Ấn Độ với các biến thể.[30] Bharat bắt nguồn từ tên của Bharata, một nhân vật thần học được kinh thánh Ấn Độ giáo mô tả là một hoàng đế truyền thuyết của Ấn Độ cổ đại. Hindustan ([ɦɪnd̪ʊˈst̪aːn]()) có nguồn gốc từ một từ trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "Vùng đất của người Hindu"; trước năm 1947, thuật ngữ này ám chỉ một khu vực bao trùm lên bắc bộ Ấn Độ và Pakistan. Nó đôi khi được sử dụng để biểu thị toàn bộ Ấn Độ.[31][32]

Trong các thư tịch Trung Quốc, thời nhà Hán gọi khu vực là "Thân Độc" (身毒), hay "Thiên Trúc" (天竺). Tên gọi Ấn Độ (tiếng Trung: 印度) xuất hiện lần đầu trong "Đại Đường Tây Vực ký" của cao tăng Huyền Trang đời nhà Đường.

Tên gọi India bắt nguồn từ Indus, từ này lại bắt nguồn từ một từ tiếng Ba Tư cổ là Hinduš. Thân từ của thuật ngữ tiếng Ba Tư bắt nguồn từ tiếng Phạn Sindhu, là tên gọi bản địa có tính lịch sử của sông Ấn (Indus).[33] Người Hy Lạp cổ đại gọi người Ấn Độ là Indoi (Ινδοί), có thể dịch là "người của Indus".[34]

Lịch sửSửa đổi

Ấn Độ cổ đạiSửa đổi

Người hiện đại về phương diện giải phẫu được cho là đến Nam Á từ 73.000 – 55.000 năm trở lại đây,[35] song các hài cốt được xác nhận của giống người này chỉ có niên đại sớm nhất là từ 30.000 năm trước.[36] Tại nhiều nơi trên tiểu lục địa Ấn Độ, người ta phát hiện được các di chỉ nghệ thuật trên đá gần cùng thời với thời đại đồ đá giữa, bao gồm các chỗ ở hang đá Bhimbetka tại Madhya Pradesh.[37] Khoảng năm 7000 TCN, các khu định cư thời đại đồ đá mới đầu tiên được biết đến đã xuất hiện trên tiểu lục địa, tại Mehrgarh và các di chỉ khác ở đông bộ Pakistan.[38] Chúng dần phát triển thành văn minh thung lũng sông Ấn,[39] là nền văn hóa đô thị đầu tiên tại Nam Á;[40] và phát triển hưng thịnh trong khoảng thời gian 2500–1900 TCN tại Pakistan và tây bộ Ấn Độ.[41] Nền văn minh này tập trung quanh các thành thị như Mohenjo-daro, Harappa, Dholavira, và Kalibangan, và dựa trên các hình thức sinh kế đa dạng, nền văn minh này có hoạt động sản xuất thủ công nghiệp mạnh cùng với mậu dịch trên phạm vi rộng.[40]

Trong giai đoạn 2000–500 TCN, xét theo khía cạnh văn hóa, nhiều khu vực tại tiểu lục địa chuyển đổi từ thời đại đồ đồng đá sang thời đại đồ sắt.[42] Vệ-đà là những thánh kinh cổ nhất của Ấn Độ giáo,[43] chúng được soạn trong giai đoạn này,[44] và các nhà sử học phân tích chúng để thừa nhận về một nền văn hóa Vệ-đà ở vùng Punjab và phần thượng của đồng bằng sông Hằng.[42] Hầu hết các sử gia cũng nhận định trong giai đoạn này có một vài làn sóng người Ấn-Arya nhập cư đến tiểu lục địa từ phía tây-bắc.[45][43][46] Chế độ đẳng cấp xuất hiện trong giai đoạn này, tạo nên một hệ thống thứ bậc trong đó bao gồm các tăng lữ, quân nhân, nông dân tự do, tuy nhiên loại trừ người dân bản địa bằng cách gán cho công việc của họ là thứ ô uế.[47] Trên cao nguyên Deccan, bằng chứng khảo cổ từ thời kỳ này khẳng định sự tồn tại của tổ chức chính trị ở một giai đoạn tù bang.[42] Tại nam bộ Ấn Độ, một lượng lớn các bia kỷ niệm cự thạch có niên đại từ thời kỳ này cho thấy có một sự tiến triển lên cuộc sống định cư, ngoài ra còn có các dấu vết về nông nghiệp, bể tưới tiêu, và thủ công truyền thống nằm không xa đó.[48]

Bức họa tại Các hang Ajanta, Aurangabad, bang tây bộ Maharashtra

Vào cuối giai đoạn Vệ-đà, khoảng thế kỷ V TCN, các tù bang nhỏ ở đồng bằng sông Hằng và tây-bắc thống nhất thành 16 quả đầu quốc và quân chủ quốc lớn, chúng được gọi là các mahajanapada.[49][50] Đô thị hóa nổi lên và các tính chất chính thống trong thời kỳ này cũng hình thành nên các phong trào tôn giáo không chính thống, hai trong số đó trở thành các tôn giáo độc lập. Phật giáo dựa trên lời dạy của Tất-đạt-đa Cồ-đàm, thu hút các môn đồ từ tất cả các tầng lớp xã hội trừ tầng lớp trung lưu; ghi chép biên niên sử về cuộc đời của Phật là trung tâm trong việc khởi đầu lịch sử thành văn tại Ấn Độ.[51][52][53] Đạo Jaina nổi lên trong thời kỳ của người mô phạm của nó là Mahavira.[54] Tại một thời kỳ mà đô thị thêm phần thịnh vượng, cả hai tôn giáo đều duy trì sự từ bỏ như một tư tưởng,[55] và cả hai đều hình thành các truyền thống tu viện lâu dài. Về mặt chính trị, vào thế kỷ III TCN, Vương quốc Magadha sáp nhập hoặc chinh phục các quốc gia khác để rồi nổi lên thành Đế quốc Maurya .[49] Đế quốc Maurya từng kiểm soát hầu hết tiểu lục địa ngoại trừ vùng viễn nam, song các khu vực lõi của nó nay bị phân ly bởi các khu vực tự trị lớn.[56][57] Các quốc vương của Maurya được biết đến nhiều với việc xây dựng đế quốc và quản lý sinh hoạt công cộng một cách quả quyết, như Ashoka từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt và ủng hộ rộng rãi "Phật pháp".[58][59]

Văn học Sangam viết bằng tiếng Tamil tiết lộ rằng vào giai đoạn từ 200 TCN đến 200 CN, nam bộ bán đảo nằm dưới quyền quản lý của các triều đại Chera, Chola, và Pandya, các triều đại này có quan hệ mậu dịch rộng rãi với Đế quốc La Mã cũng như với khu vực Tây và Đông Nam Á.[60][61] Ở bắc bộ Ấn Độ, Ấn Độ giáo khẳng định quyền kiểm soát phụ quyền trong gia đình, khiến phụ nữ tăng thêm tính lệ thuộc.[62][49] Đến thế kỷ IV và V, Đế quốc Gupta được hình thành tại đồng bằng sông Hằng với một phức hệ về hành pháp và phú thuế, trở thành hình mẫu cho các vương quốc sau này tại Ấn Độ.[63][64] Dưới chế độ Gupta, Ấn Độ giáo hồi phục dựa trên cơ sở lòng sùng đạo thay vì quản lý lễ nghi và bắt đầu khẳng định được mình.[65] Sự phục hồi của Ấn Độ giáo thể hiện qua việc nở rộ các công trình điêu khắc và kiến trúc, những thứ trở nên quen thuộc trong một giới tinh hoa đô thị.[64] Văn học tiếng Phạn cổ điển cũng nở rộ, và khoa học, thiên văn học, y học, toán học Ấn Độ có các tiến bộ đáng kể.[64]

Ấn Độ trung đạiSửa đổi

Tháp làm bằng đá granit của đền Brihadeeswarar tại Thanjavur, bang nam bộ Tamil Nadu được hoàn thành vào năm 1010, dưới triều Chola.

Thời kỳ Ấn Độ trung đại đầu kéo dài từ năm 600 đến năm 1200, có đặc điểm là các vương quốc mang tính khu vực và đa dạng văn hóa.[66] Khi người cai trị phần lớn đồng bằng Ấn-Hằng từ 606 đến 647 là Hoàng đế Harsha cố gắng khuếch trương về phía nam, ông chiến bại trước quân chủ của triều Chalukya ngự trị tại Deccan.[67] Khi người thừa tự của Harsha nỗ lực khuếch trương về phía đông, ông ta chiến bại trước quân chủ của Pala ngự trị tại Bengal.[67] Khi triều Chalukya nỗ lực khuếch trương về phía nam, họ chiến bại trước triều Pallava ở xa hơn về phía nam, triều Pallava lại đối đầu với triều Pandya và triều Chola ở xa hơn nữa về phía nam.[67] Không quân chủ nào trong giai đoạn này có thể thiết lập nên một đế quốc và kiểm soát liên tục các vùng đất nằm xa vùng lãnh thổ lõi của mình.[66] Trong thời kỳ này, các mục dân có đất đai bị phát quang để phát triển kinh tế nông nghiệp được thu nhận vào trong xã hội đẳng cấp, trở thành tầng lớp thống trị phi truyền thống mới.[68] Hệ thống đẳng cấp do đó bắt đầu thể hiện những khác biệt giữa các vùng.[68]

Trong thế kỷ VI và VII, các bài thánh ca cầu nguyện đầu tiên được sáng tác bằng tiếng Tamil.[69] Toàn Ấn Độ mô phỏng theo điều đó và khiến cho Ấn Độ giáo tái khởi, và toàn bộ các ngôn ngữ hiện đại trên tiểu lục địa có sự phát triển.[69] Các vương thất lớn nhỏ tại Ấn Độ cùng các đền thờ mà họ bảo trợ thu hút một lượng rất lớn các thần dân đến kinh thành, các kinh thành cũng trở thành những trung tâm kinh tế.[70] Các đô thị thánh đường với kính cỡ khác nhau bắt đầu xuất hiện khắp nơi khi Ấn Độ trải qua một quá trình đô thị hóa nữa.[70] Đến thế kỷ VIII và IX, các ảnh hưởng của Ấn Độ được nhận thấy tại Đông Nam Á, khi mà văn hóa và hệ thống chính trị Nam Á được truyền bá ra các vùng đất mà nay là một phần của Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, và Java.[71] Các thương nhân, học giả, và đôi khi là quân nhân Ấn Độ tham gia vào sự truyền bá này; người Đông Nam Á cũng có sự chủ động, nhiều người lưu lại một thời gian trong các trường dòng Ấn Độ và dịch các văn bản Phật giáo và Ấn Độ giáo sang ngôn ngữ của họ.[71]

Các thị tộc du cư Trung Á sử dụng kỵ binh và có các đội quân đông đảo được thống nhất nhờ dân tộc và tôn giáo, sau thế kỷ X họ liên tiếp tràn qua các đồng bằng ở tây-bắc của Nam Á, cuối cùng hình thành nên Vương quốc Hồi giáo Delhi vào năm 1206.[72] Vương quốc này kiểm soát phần lớn bắc bộ Ấn Độ, tiến hành nhiều hoạt động đánh phá xuống nam bộ Ấn Độ. Mặc dù chính quyền Hồi giáo ban đầu phá vỡ giới tinh hoa Ấn Độ, song các thần dân phi Hồi giáo của vương quốc này phần lớn vẫn duy trì được luật lệ và phong tục riêng của họ.[73][74] Vương quốc Hồi giáo Delhi nhiều lần đẩy lui quân Mông Cổ trong thế kỷ XIII, cứu nguy Ấn Độ khỏi cảnh tàn phá giống như ở Trung và Tây Á. Vương quốc trở thành nơi định cư của những quân nhân bỏ trốn, người có học, pháp sư, thương gia, nghệ sĩ, thợ thủ công từ khu vực Trung và Tây Á, tạo nên một nền văn hóa Ấn-Hồi hổ lốn ở bắc bộ Ấn Độ.[75][76] Các cuộc đột kích của Vương quốc Hồi giáo Delhi và sự suy yếu của các vương quốc khu vực ở nam bộ Ấn Độ tạo điều kiện cho Đế quốc Vijayanagara bản địa hình thành.[77] Đế quốc phương nam này theo một truyền thống Shiva giáo mạnh mẽ và xây dựng nên kỹ thuật quân sự vượt lên trên Vương quốc Hồi giáo Delhi, kiểm soát được phần nhiều Ấn Độ Bán đảo,[78] và có ảnh hưởng đến xã hội nam bộ Ấn Độ trong một thời gian dài sau đó.[77]

Ấn Độ cận đạiSửa đổi

Các họa sĩ và thư pháp gia đang làm việc (1590–1595), dưới thời Đế quốc Mogul.

Đầu thế kỷ XVI, bắc bộ Ấn Độ khi đó nằm dưới quyền cai trị của các quân chủ mà phần lớn theo Hồi giáo,[79] song một lần nữa lại sụp đổ trước tính linh động và hỏa lực vượt trội của một thế hệ các chiến binh Trung Á mới.[80] Đế quốc Mogul ra đời song không nghiền nát các xã hội địa phương, mà thay vào đó là cân bằng và bình định họ thông qua các thủ tục quản trị mới[81][82] cùng giới tinh hoa cầm quyền vốn có đặc điểm đa dạng và bao dung,[83] tạo ra một nền cai trị có hệ thống hơn, tập trung hóa và thống nhất.[84] Nhằm tránh xiềng xích bộ lạc và bản sắc Hồi giáo, đặc biệt là dưới thời Akbar, người Mogul đoàn kết đế chế rộng lớn của họ thông qua lòng trung thành đối với một hoàng đế có địa vị gần như thần thánh, biểu đạt một nền văn hóa Ba Tư hóa.[83] Các chính sách kinh tế quốc gia của Mogul, vốn có phần lớn nguồn thu đến từ nông nghiệp[85] và yêu cầu các khoản thuế phải trả theo tiền bạc được quản lý chặt,[86] khiến cho các nông dân và thợ thủ công tiến vào những thị trường lớn hơn.[84] Đế quốc giữ được tình hình tương đối hòa bình trong phần lớn thế kỷ XVII, và đây là một yếu tố giúp mở rộng kinh tế Ấn Độ,[84] kết quả là sự bảo trợ lớn hơn đối với hội họa, các loại hình văn chương, dệt, và kiến trúc.[87] Các nhóm xã hội mới kết hợp tại bắc bộ và tây bộ Ấn Độ, như Maratha, Rajput, và Sikh, giành được tham vọng về quân sự và quản trị dưới chế độ Mogul, và thông qua cộng tác hoặc tai họa, họ thu được cả sự công nhận và kinh nghiệm quân sự.[88] Sự mở rộng thương mại dưới chế độ Mogul giúp cho giới tinh hoa thương mại và chính trị Ấn Độ mới dọc theo các bờ biển nam bộ và đông bộ nổi bật lên.[88] Khi đế quốc tan rã, nhiều người trong giới tinh hoa này có thể theo đuổi và kiểm soát được công việc của họ.[89]

Đầu thế kỷ XVIII, khi mà ranh giới giữa thống trị thương mại và chính trị ngày càng bị lu mờ, một số công ty mậu dịch phương Tây, bao gồm Công ty Đông Ấn Anh, thiết lập nên các tiền đồn ven biển.[90][91] Công ty Đông Ấn Anh có quyền kiểm soát đối với các vùng biển, tiềm lực lớn hơn, có khả năng huấn luyện quân sự cùng công nghệ tiến bộ hơn, do vậy thu hút một bộ phận giới tinh hoa Ấn Độ. Nhờ đó, Công ty Đông Ấn Anh gặp thuận lợi trong việc giành quyền kiểm soát đối với vùng Bengal vào năm 1765 và gạt các công ty châu Âu khác ra ngoài lề.[92][90][93][94] Công ty Đông Ấn Anh tiếp tục tiếp cận được sự giàu có của Bengal, và sau khi tăng cường sức mạng và quy mô quân đội thì Công ty có năng lực thôn tính hoặc khuất phục hầu hết Ấn Độ vào thập niên 1820.[95] Ấn Độ sau đó không còn là nhà xuất khẩu hàng hóa chế tạo như một thời gian dài trước đó, mà trở thành một nơi cung cấp nguyên liệu cho Đế quốc Anh, và nhiều sử gia xem đây là lúc thời kỳ thực dân tại Ấn Độ bắt đầu.[90] Đương thời, do quyền lực kinh tế bị Nghị viện Anh Quốc tước bỏ một cách nghiêm trọng và do bản thân trên thực tế là một cánh tay nối dài của chính phủ Anh Quốc, Công ty Đông Ấn Anh bắt đầu có ý thức hơn trong việc tiến vào các hoạt động phi kinh tế như giáo dục, cải cách xã hội, và văn hóa.[96]

Ấn Độ hiện đạiSửa đổi

Ấn Độ thuộc Anh, từ bản năm 1909 của The Imperial Gazetteer of India. Các khu vực do Anh Quốc trực tiếp quản lý được tô màu hồng bóng; các phiên vương quốc nằm dưới quyền tông chủ của Anh Quốc được tô màu vàng.

Các sử gia xem thời kỳ hiện đại của Ấn Độ bắt đầu từ giai đoạn 1848–1885. Việc bổ nhiệm James Broun-Ramsay làm Toàn quyền của Công ty Đông Ấn Anh vào năm 1848 chuẩn bị cho những thay đổi cốt yếu đối với một quốc gia hiện đại. Chúng bao gồm củng cố và phân ranh giới chủ quyền, sự giám sát của người dân, và giáo dục cho công dân. Các biến đổi về công nghệ như đường sắt, kênh đào, và điện báo được đưa đến Ấn Độ không lâu sau khi chúng được giới thiệu tại châu Âu.[97][98][99][100] Tuy nhiên, sự bất mãn đối với Công ty cũng tăng lên trong thời kỳ này, và Khởi nghĩa Ấn Độ 1857 bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa bắt nguồn từ những oán giận và nhận thức đa dạng, bao gồm cải cách xã hội kiểu Anh, thuế đất khắc nghiệt, và đối đãi tồi của một số địa chủ giàu có và phiên vương, nó làm rung chuyển nhiều khu vực ở bắc bộ và trung bộ Ấn Độ và làm lung lay nền móng của Công ty Đông Ấn Anh.[101][102] Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị đàn áp vào năm 1858, song nó khiến cho Công ty Đông Ấn Anh giải thể và Chính phủ Anh Quốc từ đó trực tiếp quản lý Ấn Độ. Những người cai trị mới công bố một nhà nước nhất thể và một hệ thống nghị viện từng bước theo kiểu Anh song có hạn chế, nhưng họ cũng bảo hộ các phó vương và quý tộc địa chủ nhằm tạo ra một thế lực hộ vệ phong kiến để chống lại bất ổn trong tương lai.[103][104] Trong các thập niên sau đó, hoạt động quần chúng dần nổi lên trên khắp Ấn Độ, cuối cùng dẫn đến việc thành lập Đảng Quốc đại Ấn Độ vào năm 1885.[105][106][107][108]

Jawaharlal Nehru (trái) trở thành thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ vào năm 1947. Mahatma Gandhi (phải) là người lãnh đạo phong trào độc lập.

Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật cùng với thương mại hóa nông nghiệp trong nửa sau thế kỷ XIX gây nên các khó khăn kinh tế: nhiều nông dân nhỏ trở nên phụ thuộc vào các nhu cầu của các thị trường xa xôi.[109] Số lượng nạn đói quy mô lớn gia tăng,[110] và có ít công việc công nghiệp được trao cho người Ấn Độ.[111] Tuy nhiên, nó cũng có những tác động tích cực: trồng trọt mang tính thương mại, đặc biệt là ở vùng Punjab mới được khơi kênh, khiến sản lượng lương thực dành cho tiêu dùng nội địa gia tăng.[112] Hệ thống đường sắt giúp cung cấp đồ cứu tế đến những nơi bị nạn đói nguy cấp,[113] giảm đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa,[113] và giúp ích cho ngành công nghiệp non trẻ của Ấn Độ.[112] Có khoảng một triệu người Ấn Độ phục vụ cho Anh Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất,[114] và sau cuộc chiến này là một thời kỳ mới. Thời kỳ này mang dấu ấn với các cải cách của Anh Quốc song cũng có các áp chế về luật pháp, với việc người Ấn Độ mãnh liệt hơn trong việc yêu cầu quyền tự trị, và với việc bắt đầu một phong trào bất bạo động bất hợp tác - trong đó Mohandas Karamchand Gandhi trở thành lãnh tụ và biểu tượng.[115] Trong thập niên 1930, Anh Quốc ban hành các cải cách lập pháp một cách chậm chạp; Đảng Quốc đại Ấn Độ giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử.[116] Thập niên tiếp theo chìm trong các cuộc khủng hoảng: Ấn Độ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Quốc đại kiên quyết bất hợp tác, và một đợt bột phát chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo. Tất cả đều bị ngăn lại với việc Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, song bị kiềm chế do thuộc địa này phân chia thành hai quốc gia: Ấn Độ và Pakistan.[117]

Tuy được Anh trao trả độc lập trong hòa bình, nhưng mâu thuẫn nội bộ tại Ấn Độ khiến đổ máu vẫn xảy ra. Tiếp theo và trước khi có sự chia cắt các tỉnh Punjab và Bengal, bạo động giữa người Sikh, Hindu và Hồi giáo đã bùng nổ ở một vài nơi, bao gồm Punjab, Bengal và Delhi, làm 500.000 người thiệt mạng.[118] Ngày 30 tháng 1 năm 1948, trên đường đến một nơi thờ tụng, Mahatma Gandhi, người lãnh đạo phong trào giành độc lập, bị bắn chết bởi một môn đồ Ấn giáo cực đoan.

Để khẳng định hình ảnh là một quốc gia độc lập, hiến pháp Ấn Độ được hoàn thành vào năm 1950, xác định Ấn Độ là một nền cộng hòa thế tục và dân chủ.[119] Trong 60 năm kể từ đó, Ấn Độ trải qua cả những thành công và thất bại.[120] Đất nước này vẫn duy trì một chế độ dân chủ với các quyền tự do dân sự, một Tòa án tối cao hoạt động tích cực, và một nền báo chí độc lập ở mức độ lớn.[120] Tự do hóa kinh tế bắt đầu từ thập niên 1990, và tạo ra một tầng lớp trung lưu thành thị có quy mô lớn, biến Ấn Độ thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh trên thế giới,[121] và tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của mình. Phim, âm nhạc, và giảng đạo của Ấn Độ đóng một vai trò ngày càng lớn trong văn hóa toàn cầu.[120] Tuy nhiên, Ấn Độ phải đương đầu với các vấn đề như tình trạng nghèo nàn phổ biến ở cả thành thị lẫn nông thôn;[120], các xung đột liên quan đến tôn giáo và đẳng cấp;[122] từ quân nổi dậy Naxalite được truyền cảm hứng từ tư tưởng Mao Trạch Đông;[123] từ chủ nghĩa ly khai tại Jammu và Kashmir và tại Đông Bắc.[124] Có các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Trung Quốc, từng leo thang thành Chiến tranh Trung-Ấn vào năm 1962 (Ấn Độ thua trận và mất một số lãnh thổ);[125] và các cuộc chiến tranh biên giới với Pakistan bùng phát vào các năm 1947, 1965, 1971, và 1999.[125] Sự đối đầu hạt nhân Ấn Độ–Pakistan lên đến đỉnh vào năm 1998.[126]

Mục lục

  • 1 Duyên cách lịch sử
    • 1.1 Lịch sử cổ đại
    • 1.2 Thời kì cận đại
    • 1.3 Xung đột liên tục không dứt
  • 2 Khái niệm địa lí
  • 3 Khái niệm chính trị
  • 4 Môi trường địa lí
    • 4.1 Địa hình địa mạo
    • 4.2 Khí hậu
  • 5 Nhân chủng học
    • 5.1 Các nhóm dân tộc
    • 5.2 Di cư
    • 5.3 Tôn giáo dân tộc
    • 5.4 Ngôn ngữ
  • 6 Văn hoá truyền thống
  • 7 Nguyên nhân rối ren bất ổn
    • 7.1 Khác biệt văn hoá
    • 7.2 Mâu thuẫn nội bộ
    • 7.3 Phương Tây can dự
    • 7.4 Một nhiều một ít
      • 7.4.1 Một nhiều: tài nguyên dầu thô
      • 7.4.2 Một ít: tài nguyên nước
  • 8 Kinh tế
  • 9 Các vùng Trung Đông
  • 10 Xem thêm
  • 11 Ghi chú
  • 12 Chú thích
  • 13 Liên kết ngoài
    • 13.1 Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong vùng

Duyên cách lịch sửSửa đổi

Bức tường phía Tây và nhà thờ Vòm Đá ở Jerusalem.
Kaaba ở vào Mecca, Arabia Saudi.

Lịch sử cổ đạiSửa đổi

Liên quan đến duyên cách lịch sử của vấn đề Trung Đông, có thể dùng "một, hai, ba, bốn" nói bao quát: một tổ tiên, hai dân tộc, ba lần lưu tán, bốn lần chiến tranh. Palestine gọi cũ là Canaan, cư dân bản địa gọi là người Canaan, nguyên lúc đầu là một nhánh của người Semit ở bán đảo Arabi. Khoảng thế kỉ XI trước Công nguyên, người Philistin dọc sát bờ biển Aegea di cư đến Canaan. Thế kỉ V trước Công nguyên, nhà sử học Hi Lạp Herodotos lần đầu tiên gọi khu vực đó là "Palestine", nghĩa là "ruộng đất của người Philistin" trong tiếng Hi Lạp, sử dụng dựa theo lối cũ cho tới nay.

Khoảng năm 1900 trước Công nguyên, một nhánh khác của người Semit dưới sự dẫn đạo của tộc trưởng Abraham - tổ tiên chung của Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, từ thành cổ Ur thiên di đến Canaan. Nói theo Kinh Thánh, Abraham và Sarah - vợ của ông, sinh con trai Isaac, họ chính là tổ tiên của người Do Thái. Sau khi người Do Thái đào thoát lưu vong ở Ai Cập, Moses dẫn họ ra khỏi Ai Cập trở về Canaan, mãi cho đến kiến lập Nhà nước Israel sau đại chiến thế giới lần thứ hai, tất cả đều phát nguyên ở một nhánh này. Abraham và Hagar - vợ lẽ của ông, sinh con trai Ishmael, vì nguyên do bị Sarah không dung thứ nên bị đuổi đến bán đảo Arabi, sinh con đông đúc, họ chính là tổ tiên của người Arab ở phía bắc bán đảo, tiên tri Muhammad của Hồi giáo là hậu duệ của ông.

Thời kì đầu Muhammad sáng lập tôn giáo, người Do Thái và tín đồ Cơ Đốc giáo chọn lấy thái độ thù địch với ông. Đi cùng với số người tìm theo Muhammad gia tăng không ngừng, kị binh Arab cũng mở đầu bành trướng đối ngoại. Vào thể kỉ VII Công nguyên, phát sinh chia cắt giáo phái Hồi giáo. Người ủng hộ, tôn kính hậu duệ Muhammad và người tiếp nhận Caliph đại biểu Allah dần dần hình thành "phái Sunni" và "phái Shia".

Thời kì cận đạiSửa đổi

Cuối thế kỉ XVIII, đi cùng với Napoléon xâm nhập đế quốc Ottoman (một nước Hồi giáo thống nhất cuối cùng), các cường quốc tư bản chủ nghĩa ở châu Âu (thế giới Cơ Đốc giáo) cũng mở đầu chia cắt lãnh thổ và vùng phụ thuộc của đế quốc Ottoman, kiến lập thuộc địa.

Thế kỉ XIX, bởi vì các loại xung đột xã hội và biến đổi xã hội của Hồi giáo (chủ yếu là sự xâm lược và cướp đoạt của chủ nghĩa đế quốc đối với thế giới Hồi giáo, tức là thực dân hoá và bán thực dân hoá đối với các nước Hồi giáo), dần dần dẫn đến phong trào cách mạng như phong trào phục hưng Hồi giáo kết hợp nhau với phong trào giải phóng dân tộc.

Xung đột liên tục không dứtSửa đổi

Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, dưới tình huống Anh Quốc tích cực ủng hộ chủ nghĩa phục quốc Do Thái, ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại hội Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết số 181 (II), liên quan đến vấn đề quản lí tương lai của Palestine: Anh Quốc kết thúc uỷ nhiệm thống trị trước ngày 1 tháng 8 năm 1948; sau khi kết thúc uỷ nhiệm thống trị, thành lập nhà nước Arab và nhà nước Do Thái trong hai tháng; Jerusalem và thôn làng, thị trấn phụ thuộc của nó rộng 158 kilômét vuông coi là một chủ thể độc lập do Liên hợp quốc quản lí.

Ngày 14 tháng 5 năm 1948, Liên hợp quốc kết thúc uỷ nhiệm thống trị đối với Palestine. Trùng hợp, ngày 14 tháng 5 năm 1948, Israel tuyên bố thành lập đất nước. 10 phút sau, Hoa Kì công nhận Nhà nước Israel. 12 giờ sau, liên quân Arab tiến đánh Israel. Ba ngày sau, Liên Xô công nhận Nhà nước Israel. Sau đó chiến tranh không chính thức giữa người Do Thái và người Arab ở khu vực Palestine mở đầu. Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1949, Ai Cập, Lebanon, Jordan và Syria lần lượt đồng ý kí kết hiệp định đình chiến (Iraq không kí kết với Israel). Palestine trừ khu vực Gaza và bộ phận khu vực Bờ Tây sông Jordan ra, đều bị Israel chiếm cứ. Gần một triệu người Arab Palestine bị đuổi ra khỏi quê hương, lưu lạc trở thành dân tị nạn.

Năm 1956, Anh, Pháp và Israel mượn cớ Ai Cập thu hồi Công ti Sông đào Suez và cấm chỉ thuyền tàu Israel lưu thông qua sông đào và eo biển Tiran, phát động tấn công hướng về Ai Cập, trù tính kiểm soát mới lại kênh đào và trấn áp phong trào giải phóng dân tộc Arab. Chiến tranh kết thúc dưới tuyên bố ủng hộ của nhân dân toàn thế giới, Anh, Pháp và Israel bị ép đồng ý ngừng bắn và rút quân vào đêm ngày 6 tháng 11.Quân Ai Cập chết hơn 1.600 người, tổn thất hơn 210 chiếc máy bay; quân Anh, Pháp và Israel chết hơn 200 người, tổn thất chừng 20 chiếc máy bay. Quân Anh và Pháp rút lui và rời khỏi vào tháng 12. Kể từ đó, Hoa Kì càng thêm nhúng tay vào sự vụ Trung Đông. Quân Israel rút lui và rời khỏi khu vực Gaza và bán đảo Sinai vào tháng 3 năm sau (do Bộ đội Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tiến vào đồn trú khu vực Gaza và ven sát vịnh Aqaba), nhưng mà đã lấy được quyền hàng vận (tức là thuyền tàu qua lại) để lưu thông qua eo biển Tiran.

Năm 1967, mâu thuẫn Arab - Israel và tranh đoạt về Trung Đông của Mĩ - Xô ngày càng mãnh liệt, Israel dưới sự ủng hộ của Hoa Kì tiến một bước bành trướng ra ngoài, mượn cớ Ai Cập (lúc đó gọi là nước Cộng hoà Liên hợp Arab) phong toả vịnh Aqaba, ngày 5 tháng 6 nổi dậy tập kích thình lình vào các nước Arab. Quân Israel thừa cơ quân Ai Cập ăn sáng và các sĩ quan buông thả, biếng nhác cảnh giới phòng bị, tập trung sử dụng 200 chiếc máy bay không tập các căn cứ không quân của Ai Cập, phá huỷ tuyệt đại bộ phận máy bay Ai Cập ở trên mặt đất, chiếm cứ bán đảo Sinai và khu vực Gaza trong 4 ngày, sau đó công chiếm khu vực thành phố Đông Jerusalem và khu vực Bờ Tây sông Jordan. Tháng 10 công chiếm cao nguyên Golan ở Syria. Ai Cập tổn thất trầm trọng. Tháng 8 năm 1970 cuối cùng ngừng bắn. Cuộc chiến đấu trong hai năm này bị gọi là "cuộc chiến tiêu hao".

Tháng 10 năm 1973, Ai Cập và Syria vì mục đích thu phục các nơi đã mất và giải thoát cục diện "không chiến tranh, không hoà bình" do Mĩ - Xô hình thành, mà khai chiến với Israel.

Ngày 6 tháng 6 năm 1982, Israel mượn cớ đại sứ của mình tại Anh Quốc bị đội du kích Palestine ám sát, cho nên sai phái hơn 100.000 người thuộc lục quân, hải quân và không quân, đã phát động tấn công quy mô lớn vào đội du kích Tổ chức Giải phóng Palestine và quân đồn trú Syria nằm ở trong nước Lebanon, chỉ dùng vài ngày, thì đã chiếm cứ một nửa giang sơn của Lebanon, đây là một lần chiến tranh lớn nhất giữa Israel và các nước Arab kể từ chiến tranh Trung Đông lần thứ tư đến nay, gọi là "chiến tranh Trung Đông lần thứ năm".

Từ ngày 22 tháng 9 năm 1980 đến ngày 20 tháng 8 năm 1988, Iraq trù tính thừa dịp chính quyền Khomeini của Iran không ổn định tiến hành đánh nhau, nhằm giải quyết triệt để tranh chấp biên giới, Iran và Iraq đã tiến hành chiến tranh dài đến 8 năm, được gọi là "chiến tranh Iran – Iraq".[2]

Khái niệm địa líSửa đổi

Bản đồ khu vực Trung Đông.

Trung Đông là chỉ bộ phận khu vực từ phía đông và phía nam Địa Trung Hải đến ven sát bờ vịnh Ba Tư. Về phương diện địa lí, Trung Đông bao gồm Tây Á (trừ Ngoại Kavkaz) và Ai Cập, là khu vực nối liền giữa châu Phi và lục địa Á - Âu. Trung Đông là một thuật ngữ địa lí chung chung do người châu Âu sử dụng, trong khái niệm bao gồm những nước và vùng lãnh thổ nào, vẫn không có định nghĩa rõ ràng, thông thường phiếm chỉ Tây Á (trừ Ngoại Kavkaz) và Ai Cập, gồm có 17 quốc gia, có diện tích khoảng 7,2 triệu kilômét vuông và dân số khoảng 371 triệu người. Các nước Trung Đông bao gồm: Arabia Saudi, Iran, Iraq, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman, Qatar, Bahrain, Thổ Nhĩ Kì, Israel, Palestine, Syria, Lebanon, Jordan, Yemen, Cyprus và Ai Cập.

Phần lớn Trung Đông là vùng Tây Á, nhưng khác biệt với Tây Á là Trung Đông không bao gồm khu vực Ngoại Kavkaz, mà bao gồm Ai Cập thuộc Bắc Phi. Trung Đông là vùng "một vịnh, hai đại dương, ba châu lục, năm biển", nằm ở chỗ gắn liền ba châu lục Á, Âu và Phi, khai thông vị trí then chốt của Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Một vịnh chỉ vịnh Ba Tư, hai đại dương chỉ Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, ba châu lục chỉ châu Á, Âu và Phi, năm biển cụ thể chỉ biển Cát-xpi, biển Đen, Địa Trung Hải, biển Đỏ và biển Ả Rập. Trong đó biển Cát-xpi là một hồ nước và là hồ nước mặn lớn nhất trên thế giới. Trung Đông có giao thông tiện lợi, tuyến đường biển, đường thuỷ và đường hàng không, có thể thuận lợi vận chuyển dầu thô đến các nước. Trung Đông ở vào nơi "ba châu năm biển", là tuyến đường trọng yếu khai thông Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, nối liền phương tây và phương đông, cũng là yết hầu và đầu mối trọng yếu từ châu Âu qua Bắc Phi đến Tây Á.

Địa vị trọng yếu của Trung Đông về phương diện chính trị, kinh tế và quân sự thế giới, khiến cho khu vực này trở thành nơi các cường quốc tư bản chủ nghĩa tranh giành lợi ích và là nơi mà các nhà quân sự ắt phải tranh đoạt bằng được trong lịch sử thế giới.

Khái niệm chính trịSửa đổi

Vấn đề Trung Đông về phương diện chính trị là chỉ vấn đề xung đột giữa các nước Arab (bao gồm Palestine) và Israel, cũng gọi là xung đột Israel – Palestine. Vấn đề Trung Đông là sản phẩm lịch sử do các cường quốc lớn tranh đoạt, cũng là vấn đề điểm nóng khu vực có thời gian liên tục không ngừng dài nhất trên thế giới. Cốt lõi của vấn đề Trung Đông là vấn đề lãnh thổ của Palestine và Israel.

Môi trường địa líSửa đổi

Địa hình địa mạoSửa đổi

Địa mạo của khu vực Trung Đông, phần lớn là cao nguyên, ven rìa cao nguyên có đỉnh núi cao đứng sừng sững. Các đồng bằng có diện tích nhỏ hẹp, chủ yếu phân bố ở thung lũng sông Nin và tam giác châu sông Nin ở Ai Cập, cùng lưu vực Lưỡng Hà nay thuộc Iraq (hoặc gọi đồng bằng Mesopotamia, "Lưỡng Hà" chỉ sông Ơ-phơ-rát và sông Ti-gơ-rít), chúng lần lượt là cái nôi của văn minh Ai Cập cổ đại và văn minh Babylon cổ đại. Ngoài ra, dọc sát bờ Địa Trung Hải cũng có các đồng bằng nhỏ hẹp. Biển Chết nằm ở chỗ tiếp giáp giữa Palestine và Jordan, được tạo thành do Vết đứt gãy lớn. Mặt hồ biển Chết có cao độ −430,5 mét so mức mặt biển, là điểm thấp nhất của bề mặt đất liền trên thế giới.

Khí hậuSửa đổi

Khí hậu khu vực Trung Đông khô hạn, chủ yếu có khí hậu sa mạc nhiệt đới (bao gồm khí hậu sa mạc á nhiệt đới), khí hậu Địa Trung Hải và khí hậu ôn đới lục địa. Phần lớn khu vực ở vào giữa 20° đến 30° vĩ bắc, có chí tuyến Bắc xuyên qua giữa, nhiệt độ không khí nóng nực. Hơn nữa, khu vực này nằm trong áp cao á nhiệt đới và chịu sự kiểm soát của gió tín phong đông bắc đến từ nội lục châu Á khô cằn, cho nên thời tiết khô hạn ít mưa. Đồng thời với địa hình cao nguyên của khu vực này, đã ngăn chặn lối vào của không khí ẩm ướt ngoài đại dương, đã làm nghiêm trọng thêm tình trạng khô hạn của khu vực này, cho nên đã hình thành đặc điểm lấy khí hậu sa mạc nhiệt đới là chính.

Nhân chủng họcSửa đổi

Các nhóm dân tộcSửa đổi

Bản đồ Maunsell, một bản đồ dân tộc chí về Trung Đông của người Anh vào trước Thế chiến I.

Trung Đông ngày nay là nơi phát sinh của nhiều nhóm dân tộc đã hình thành từ lâu như Người Ả Rập, người Turk, Ba Tư, Baloch, Pashtun, Lur, Mandaean, Tat, Do Thái, Kurd, Somali, Assyri, Ai Cập Copts, Armeni, Azeris, Malt, Circassi, Hy Lạp, Turcoman, Shabak, Yazidi, Gruzia, Roma, Gagauz, Mhallami và Samarita.

Di cưSửa đổi

Theo tổ chức di dân quốc tế, có khoảng 13 triệu người di dân thế hệ đầu tiên từ các quốc gia Ả Rập trên thế giới, trong đó 5,8 định cư ở các nước Ả Rập khác. Người nước ngoài từ các quốc gia Ả Rập đóng góp vào sự luân chuyển vốn tài chính và con người trong khu vực và do đó thúc đẩy đáng kể sự phát triển trong khu vực. Trong năm 2009 các nước Ả Rập nhận được tổng cộng 35,1 tỷ USD chuyển vào trong dòng chảy và kiều hối gửi về Jordan, Ai Cập và Liban từ các quốc gia Ả Rập khác là 40-190% cao hơn so với doanh thu thương mại giữa các nước kể trên và các quốc gia Ả Rập khác.[3]

Tôn giáo dân tộcSửa đổi

Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất ở Trung Đông. Trong hình, đàn ông Hồi giáo quỳ lạy trong lúc cầu nguyện ở nhà thờ.

Người dân ở khu vực Trung Đông chủ yếu theo các tín ngưỡng Hồi giáo, Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo.

Người Hồi giáo sống ở khu vực Tây Á chủ yếu thuộc về bốn dân tộc, là người Ả Rập, người Ba Tư, người Thổ Nhĩ Kì và người Kurd. Trong bốn dân tộc này, người Ả Rập, người Ba Tư và người Thổ Nhĩ Kì đều lập nên các quốc gia của riêng mình.Trong đó, Người Thổ Nhĩ Kì chỉ có duy nhất quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, người Ba Tư cũng chỉ có một quốc gia là Iran, trong khi Người Ả Rập lại lập nên rất nhiều quốc gia như Iraq, Arabia Saudi, Kuwait, Syria, Jordan, Yemen, Oman, Ai Cập, Qatar, Bahrain,... Người Kurd - tộc người đồng tông hậu đại trực hệ của Saladin họ được coi là anh hùng dân tộc Ả Rập, có dân số có chừng 30 triệu người, phân bố ở rất nhiều nước, trong đó có Thổ Nhĩ Kì (18 triệu), Iran (7 triệu), Iraq (5 triệu), Syria (1 triệu), Lebanon (100.000), Azerbaijan và Armenia (100.000),...

Ngoài ra còn có người Do Thái (với tín ngưỡng Do Thái giáo), đa số người Ả Rập ở Lebanon phần lớn tôn thờ Hồi giáo và Cơ Đốc giáo.

Về việc phân loại "người Ả Rập", có các tiêu chuẩn phân chia khác nhau. Căn cứ vào lịch sử, "người Ả Rập" theo nghĩa rộng nhất, có thể chia làm người Ả Rập, người Copt bị Ả Rập hoá và người Berber bị Ả Rập hoá.[4]

Ngôn ngữSửa đổi

Năm ngôn ngữ đứng đầu về số người sử dụng là Tiếng Ả Rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Berber, và Kurd. Tiếng Ả Rập và Berber là những ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Á-Phi. Tiếng Ba Tư và ngôn ngữ của người Kurd thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Và tiếng Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thuộc về Ngữ hệ turk. Ngoài ra còn có khoảng 20 thứ tiếng thiểu số khác cũng được sử dụng tại Trung Đông.

Tiếng Ả Rập (với tất cả các phương ngữ của nó) là ngôn ngữ được nói/viết rộng rãi nhất ở Trung Đông, là ngôn ngữ chính thức của hầu hết các nước Tây Á và Bắc Phi. Nó cũng được sử dụng ở một số khu vực lân cận tại các nước không thuộc nhóm Ả Rập cạnh Trung Đông. Tiếng Ả Rập là một thành viên của nhánh Do Thái trong hệ ngôn ngữ Á-Phi.

Tiếng Ba Tư là ngôn ngữ được nói phổ biến thứ hai. Tiếng Ba Tư được giới hạn tại Iran và một số khu vực cạnh biên giới với các nước láng giềng, Iran là một trong những quốc gia lớn nhất và đông dân nhất khu vực. Tiếng Ba Tư là ngôn ngữ thuộc về nhánh Ấn Độ-Iran thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Ngôn ngữ thứ ba được sử dụng rộng rãi là Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Ngữ hệ Turk có nguồn gốc Trung Á. Phần lớn giới hạn tại Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là một trong những nước lớn nhất và đông dân nhất trong khu vực, nhưng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng hiện diện đáng kể các nước láng giềng.

Các ngôn ngữ khác được nói trong khu vực bao gồm Tiếng Do Thái và Lưỡng Hà được nói chủ yếu bởi người Assyria và Mandean. Tiếng Armenia, Azerbaijan tại ngoại Kavkaz. Tiếng Somali, Berber được nói trên khắp Bắc Phi. Circassian, một ngôn ngữ nhỏ của tiếng Iran, Kurd, một nhóm nhỏ hơn của tiếng gốc Thổ Nhĩ Kỳ (như ngôn ngữ Gagauz), Shabaki, Yazidi, Roma, Gruzia, Hy Lạp, và một số loại tiếng Ả Rập hiện đại. Tiếng Malta cũng là một ngôn ngữ có bắt nguồn tại Trung Đông.

Tiếng Anh thường được dạy và được sử dụng như một ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở các nước như Ai Cập, Jordan, Israel, Iran, Iraq, Qatar, Bahrain, UAE và Kuwait.[5][6] Nó cũng là ngôn ngữ chính ở một số tiểu vương quốc thuộc UAE.

Tiếng Pháp được giảng dạy và được sử dụng ở nhiều cơ sở của chính phủ và trên các phương tiện truyền thông tại Algérie, Morocco, Tunisia, và Lebanon. Nó được giảng dạy ở một số trường tiểu học và trung học của Ai Cập, Israel và Syria.

Tiếng Urdu và Tiếng Hindi được sử dụng rộng rãi bởi cộng đồng di dân ở nhiều nước Trung Đông, chẳng hạn như Ả Rập Xê Út (nơi có 20-25% dân số là người Nam Á), UAE (nơi có 50 - 55% dân số là người Nam Á), và Qatar, trong đó có một số lượng lớn người nhập cư Pakistan và Ấn Độ.

Cộng đồng nói tiếng Romani lớn nhất ở Trung Đông là ở Israel, nơi mà vào năm 1995, tiếng Romani đã được 5% dân số sử dụng.[note 1][7][8] Tiếng Nga cũng được nói bởi một bộ phận lớn dân số Israel, vì những cuộc di cư vào cuối năm 1990. Tiếng Amharic và các ngôn ngữ Ethiopia khác được nói bởi cộng đồng thiểu số Ethiopia.