Điểm rèn luyện đại học có quan trọng không

Skip to content

Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng cách mạng; ở môi trường đại học, bên cạnh nhiệm vụ học tập, sinh viên đại học chính quy còn có nhiệm vụ rèn luyện “kỹ năng”, nâng cao ý thức, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Như vậy, việc đánh giá kết quả rèn luyện khi là sinh viên đại học có khác biệt gì so với xếp loại hạnh kiểm khi là học sinh trung học phổ thông. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ

  • Điểm rèn luyện là điểm đạt được khi đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của sinh viên trên năm mặt đánh giá, theo thang điểm 100. Lưu ý điểm rèn luyện sinh viên khác với điểm rèn luyện Đoàn viên.
  • Điểm rèn luyện ở từng mặt đánh giá không được phép vượt quá khung điểm quy định.
STT Các mặt đánh giá Khung điểm
1 Đánh giá về ý thức học tập 0 – 20 điểm
2 Đánh giá về ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế nhà trường 0 – 15 điểm
3 Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội 0 – 20 điểm
4 Đánh giá về phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng 0 – 25 điểm
5 Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường hoặc đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh viên 0 – 10 điểm
  • Điểm rèn luyện dùng để đánh giá và phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ, từng năm học và toàn khóa học.
  • Phân loại

  • Tích lũy điểm rèn luyện
    • Mức điểm rèn luyện tối thiểu ở mức xếp loại trung bình khi thực hiện các yêu cầu đối với người học
      • Chấp hành các quy định, quy chế, nội quy nhà trường
      • Thực hiện Văn hóa UEH
      • Tham gia sinh hoạt lớp
      • Thực hiện công tác nội, ngoại trú
      • Chấp hành, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
    • Gia tăng điểm rèn luyện
      • Tham gia các hoạt động ngoại khóa [về học thuật, nghiên cứu khoa học; về chính trị – xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội]
      • Tham gia học tập đầy đủ Tuần sinh hoạt công dân hàng năm
      • Tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường
      • Được biểu dương, khen thưởng hoặc đạt thành tích tốt trong học tập, rèn luyện
    • Trừ điểm rèn luyện
      • Không thực hiện tốt các yêu cầu đối với người học [vi phạm quy định đào tạo, quy định thi kết thúc học phần, không thực hiện khảo sát, vắng sinh hoạt lớp, v.v.]
      • Có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến công tác tổ chức các hoạt động đã tham gia [tự ý bỏ cuộc, vắng không phép, làm hư hỏng trang thiết bị, v.v.]
  • Tra cứu điểm rèn luyện tích lũy

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

ĐĂNG KÝ VÀ GHI NHẬN THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Toàn bộ hoạt động ngoại khóa tại UEH đều được số hóa từ việc đăng ký cho đến ghi nhận tham gia và tính điểm rèn luyện.

Sinh viên có thể theo dõi các sự kiện, hoạt động đang diễn ra, đăng ký tham gia và xem lại danh sách hoạt động đã tham gia, cũng như theo dõi được tổng điểm rèn luyện tích lũy đến thời điểm hiện hành thông qua ứng dụng UEH Student.

UEH sử dụng các công nghệ nhận diện [mã vạch, QR code, sinh trắc học, v.v.] để ghi nhận nhanh chóng và chính xác việc tham gia hoạt động của sinh viên. Trên cơ sở dữ liệu này, UEH thống kê, phân loại và quy đổi thành điểm rèn luyện ở từng mặt đánh giá tương ứng, cập nhập liên tục trên hệ thống quản lý, tạo điều kiện cho sinh viên kiểm tra mức điểm rèn luyện đã tích lũy và có chiến lược hợp lý để gia tăng điểm rèn luyện.

PHÂN BỔ TRONG THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Điểm rèn luyện ở từng mặt đánh giá không được phép vượt quá khung điểm quy định, do đó:

  • Trường hợp điểm tích lũy cao hơn mức tối đa
    • Chỉ tính điểm đến mức tối đa của mặt đánh giá
      • Ví dụ: Sinh viên tham gia nhiều hoạt động phong trào, điểm tích lũy tập trung ở Mặt 3 và đạt 30 điểm, nhưng tổng điểm rèn luyện chỉ được tính đến mức tối đa của Mặt 3 là 20 điểm mà thôi.
  • Trường hợp điểm tích lũy thấp hơn mức tối thiểu
      • Chỉ tính điểm ở mức tối thiểu của mặt đánh giá

Một số lời khuyên trong việc phân bổ tham gia hoạt động ngoại khóa một cách hợp lý:

  • Đăng ký và tham gia đồng đều, vừa có hoạt động học thuật, khoa học, vừa có hoạt động phong trào, văn hóa, văn nghệ, thể thao, chính trị – xã hội, v.v.
  • Việc tham gia cần phù hợp với năng lực, thời gian của bản thân, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập
    • Tìm hiểu thông tin đầy đủ về hoạt động, bao gồm kế hoạch, nội dung, kiến thức thu được, thời gian tổ chức, v.v.
    • Tìm hiểu về chi phí tham gia, là miễn phí hay có thu phí [để bù đắp một phần chi phí tổ chức]?


SỬ DỤNG KẾT QUẢ RÈN LUYỆN

  • Kết quả rèn luyện của học kỳ dùng để xét học bổng khuyến khích học tập và các học bổng khác theo quy định
  • Kết quả đánh giá rèn luyện của năm học dùng để xét ngừng học, thôi học
    • Xếp loại rèn luyện yếu, kém [

Chủ Đề