Hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ ở Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ

1. Mục tiêu chương trình

  • Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, hỗ trợ trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, hội nhập quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
  • Thu hút các nguồn lực nước ngoài [tài chính và nhân lực khoa học trình độ cao] cho nghiên cứu khoa học của Việt Nam.
  • Tăng cường kết nối, phát triển mạng lưới hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tài trợ nghiên cứu khoa học của Việt Nam.

2. Các chương trình đang triển khai

HỢP TÁC SONG PHƯƠNG NAFOSTED – FWO

Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký đề tài thuộc Chương trình tài trợ song phương NAFOSTED – FWO [Bỉ] 2022

Biên bản thỏa thuận hợp tác song phương giữa NAFOSTED và FWO năm 2012

Biên bản thỏa thuận hợp tác song phương giữa NAFOSTED và FWO năm 2016

  • Bắt đầu triển khai từ năm 2009
  • Đối tác: Quỹ Flanders, Vương quốc Bỉ
  • Hợp tác tài trợ cho nhóm nghiên cứu Việt Nam và Bỉ thực hiện các đề tài hợp tác nghiên cứu thuộc phạm vi tài trợ của cả hai quỹ
  • Kinh phí cam kết: 300.000 Euro/năm/bên
  • Nhận hồ sơ 03 năm/lần theo thông báo tiếp nhận chung của cả hai bên.

HỢP TÁC SONG PHƯƠNG NAFOSTED – DFG

Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký chương trình hợp tác song phương NAFOSTED – DFG năm 2022

Biên bản thỏa thuận hợp tác song phương giữa NAFOSTED và DFG

  • Bắt đầu triển khai từ năm 2010
  • Đối tác: Quỹ Khoa học Cộng hòa liên bang Đức
  • Hợp tác tài trợ cho nhóm nghiên cứu Việt Nam và Đức thực hiện các đề tài hợp tác nghiên cứu thuộc phạm vi tài trợ của cả hai quỹ; hỗ trợ tổ chức tọa đàm; hỗ trợ nhà khoa học Việt Nam và Đức thực tập nghiên cứu ngắn hạn
  • Nhận hồ sơ quanh năm.

HỢP TÁC SONG PHƯƠNG NAFOSTED – IFS

  • Bắt đầu triển khai từ năm 2012
  • Đối tác: Quỹ Khoa học quốc tế, Thụy Điển
  • Hợp tác hỗ trợ tổ chức hội nghị hội thảo quốc tế tại Việt Nam, tài trợ nhà khoa học trẻ, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý khoa học & công nghệ cho NAFOSTED thông qua các đợt trao đổi, đào tạo giữa hai quỹ.

HỢP TÁC SONG PHƯƠNG NAFOSTED – BC

Biên bản thỏa thuận hợp tác song phương giữa NAFOSTED và BC năm 2014 

Biên bản thỏa thuận hợp tác song phương giữa NAFOSTED và BC năm 2016

  • Bắt đầu triển khai từ năm 2014
  • Đối tác: Hội đồng Anh Hà Nội
  • Hợp tác đồng hỗ trợ nhà khoa học Việt Nam và Anh thực tập nghiên cứu ngắn hạn tại nước đối tác trong thời gian từ 01 – 06 tháng, trong 05 lĩnh vực nghiên cứu theo thỏa thuận chung bao gồm: Khoa học sức khỏe và khoa học sự sống; Môi trường và an ninh năng lượng; Khoa học xã hội và nhân văn; Công nghệ nông nghiệp; Kỹ thuật số, đổi mới và sáng tạo
  • Nhận hồ sơ theo các đợt tiếp nhận chung được thông báo trên trang web của NAFOSTED và BC.

HỢP TÁC SONG PHƯƠNG NAFOSTED – The UK ACADEMIES

Biên bản thỏa thuận hợp tác song phương giữa NAFOSTED và The UK Academies

Biên bản gia hạn hợp tác song phương giữa NAFOSTED và The UK Academies

  • Bắt đầu triển khai từ năm 2014
  • Đối tác: Viện Hàn lâm Anh quốc và Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh [The UK Academies]
  • Hợp tác hỗ trợ nhà khoa học Việt Nam và Anh thực tập nghiên cứu ngắn hạn tại nước đối tác trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và kỹ thuật
  • NAFOSTED và The UK Academies tổ chức các đợt nhận và đánh giá, hỗ trợ hồ sơ độc lập
  • NAFOSTED nhận hồ sơ theo các đợt tiếp nhận được thông báo trên trang web Quỹ.

HỢP TÁC SONG PHƯƠNG NAFOSTED – NHMRC

Biên bản thỏa thuận hợp tác song phương giữa NAFOSTED và NHRMC

  • Bắt đầu triển khai từ năm 2015
  • Đối tác: Hội đồng nghiên cứu Y tế và Sức khỏe quốc gia, Úc
  • Hợp tác tài trợ nhóm nghiên cứu Việt Nam và Úc thực hiện các đề tài hợp tác nghiên cứu thuộc lĩnh vực Y tế
  • Nhận hồ sơ theo thông báo tiếp nhận chung của hai bên
  • Kinh phí: tối đa 1.000.000 AUD/năm/bên.

HỢP TÁC SONG PHƯƠNG NAFOSTED – UKRI

Biên bản thỏa thuận hợp tác song phương giữa NAFOSTED và UKRI

  • Bắt đầu triển khai từ năm 2016
  • Đối tác: Hội đồng nghiên cứu Anh quốc
  • Một số hoạt động có sự tham gia của các tổ chức khác tại Đông Nam Á: Quỹ Nghiên cứu Thái Lan [TRF], Quỹ Khoa học Indonesia [DIPI],…
  • Hợp tác tài trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu từ 2 – 3 năm trong các lĩnh vực cả hai bên cùng quan tâm. Lĩnh vực tài trợ năm 2016: Ô nhiễm không khí và sức khỏe con người, Tài nguyên nước, Đất than bùn và rừng ngập mặn nhiệt đới. Lĩnh vực tài trợ năm 2017: Tác động của tai biến thiên nhiên về khí tượng thủy văn [lũ lụt, hạn hán,…], ưu tiên đề tài liên ngành giữa khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn
  • Nhận hồ sơ theo thông báo tiếp nhận chung của hai bên.

HỢP TÁC SONG PHƯƠNG NAFOSTED – FOSTED

​Biên bản thỏa thuận hợp tác song phương giữa NAFOSTED và FOSTED

  • Bắt đầu triển khai từ năm 2017
  • Đối tác: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
  • Hợp tác hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng chính sách, nâng cao năng lực cán bộ cho FOSTED thông qua việc tổ chức hội nghị, hội thảo, các đợt trao đổi, đào tạo ngắn hạn,… giữa hai Quỹ.

HỢP TÁC SONG PHƯƠNG NAFOSTED – SNSF

​Biên bản thỏa thuận hợp tác song phương giữa NAFOSTED và SNSF

  • Bắt đầu triển khai từ năm 2020
  • Đối tác: Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sỹ
  • Hợp tác tài trợ các đề tài nghiên cứu từ 3-4 năm trong các lĩnh vực do hai bên thống nhất
  • Nhận hồ sơ theo thông báo tiếp nhận chung của hai bên
  • Tài trợ đợt 1: tài trợ các đề tài kéo dài tối đa 3 năm, không giới hạn lĩnh vực nghiên cứu.

15/09/2020 Từ viết tắt Đọc bài viết

Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ biển

Hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ biển được chú trọng đầu tư để triển khai thực hiện theo 02 hình thức là nghiên cứu hợp tác trong khuôn khổ thực hiện các đề tài thuộc Chương trình khoa học và công nghệ biển qua các giai đoạn và các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư ký kết với nước ngoài.

Page Content

Các đề án hợp tác nghiên cứu trong giai đoạn vừa qua tập trung vào các đối tác: [1] với Liên bang Nga trong lĩnh vực hoá sinh biển; [2] với Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, Hoa Kỳ trong nghiên cứu về địa chất biển, tương tác Lục địa - Đại dương - Khí quyển ở đới ven biển Việt Nam, về hải dương học, xây dựng cơ sở dữ liệu biển; [3] với Philippin trong điều tra nghiên cứu hải dương, địa chất biển và sinh học biển.

Tăng cường sự hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức quốc tế thông qua số lượt cán bộ được đào tạo/ trao đổi, tham gia hợp tác nghiên cứu tại nước ngoài. Nhiều đề tài đã mời chuyên gia từ các nước như Nga, Hoa Kỳ, Pháp, Đức,..tham gia khảo sát nghiên cứu cùng đề tài.

Một số kết quả đạt được thông qua hợp tác quốc tế:

Hợp tác quốc tế với các đối tác truyền thống và phi truyền thống trong nghiên cứu hải dương học, về môi trường biển, về cơ sở dữ liệu biển... là vô cùng cần thiết và không thể thiếu để đảm bảo cho sự phát triển, hội nhập quốc tế của khoa học và công nghệ biển Việt Nam trong tình hình an ninh biển quốc tế và khu vực đang có nhiều biến động. Hợp tác quốc tế với các nước trong nghiên cứu khoa học và công nghệ biển còn tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận, sử dụng và học hỏi về các phương pháp, thiết bị điều tra nghiên cứu khoa học và công nghệ biển mới, tiên tiến.

Sự hợp tác quốc tế trong nghiên cứu biển thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đã có những hiệu ứng lan tỏa và hiệu quả thể hiện cả kết quả đào tạo ở các bậc sau đại học và trên đại học, hình thành đội ngũ cán bộ có trình độ và có khả năng làm việc với các đối tác quốc tế trong giải quyết các nhiệm vụ về môi trường biển, hải dương học, xây dựng và trao đổi thông tin về dữ liệu biển.... Là cơ hội để chúng ta có được sự hỗ trợ về nguồn lực đỉều tra, khảo sát, nghiên cứu và bạo vệ môi trường biển từ Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Đức.., các nước có trình độ khoa học công nghệ biển tiên tiến trên thế giới, trong khi nguồn nội lực của chúng ta còn hạn chế.

Sự tương tác giữa các quá trình động lực Biển Đông và nước sông Mê Kông được biểu hiện qua các quá trình động lực từ phía biển [quá trình truyền mặn vùng ven biển; dòng chảy triều; dòng chảy gió; dòng chảy sóng; gió mùa Đông Bắc, Tây Nam và dâng cao mực nước biển v.v.] và các quá trình thủy thạch động lực từ phía lục địa [quá trình vận chuyển, phân bố nước và bùn cát, lũ lụt v.v.] và các hoạt động tương tác [quá trình xói lở và bồi tụ; biến động đường bờ; quá trình lan truyền ô nhiễm v.v.].

Xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia và thông tin cập nhật, quản lý, chia sẻ dữ liệu [được phép của phía Việt Nam] trên cơ sở mô hình dữ liệu của các nước có tính đến điều kiện Việt Nam. Sản phẩm của dự án đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp cho người dùng khả năng khai thác trực tuyến kho dữ liệu của mình.

Các nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học biển đã tổ chức thành công các chuyến khảo sát vớỉ đối tác nước ngoài trên vùng cửa sông ven biển Việt Nam với nhiều trang thiết bị hiện đại như máy đo dòng chảy ADCP, thiết bị đo địa chấn nông phân giải cao CHIRP, ống phóng lấy mẫu trầm tích kích thước lơn Kasten core, các máy đo môi trường biển CTD cùng nhiều trang thiết bị nghiên cứu khác để triển khai thực địa.

Các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ biển cũng đã tổ chức được nhiều hội thảo quốc tế tại Việt Nam và tại các nước đối tác. Thông qua các hội thảo quốc tế, các nhà khoa học của các bên đã tham gia thảo luận, trao đổi học thuật và công bố các kết quả nghiên cứu cùng nhau. Một số bài báo quốc tế về nghiên cứu khoa học và công nghệ biển đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trên thế giới.

CTTĐT

Video liên quan

Chủ Đề