Dinh luong hdl-c mau la gi

Đâu là nguyên nhân khiến mức HDL cholesterol quá cao?

Mức HDL không tự nhiên tăng lên cao ở đa số những người có quá trình chuyển hóa bình thường. Mà thay vào đó, chỉ số HDL cholesterol quá cao thường có liên quan đến các bất thường bên trong cơ thể. Cụ thể, nguyên nhân chính khiến HDL tăng cao là do các rối loạn di truyền làm gia tăng việc sản xuất hoặc làm giảm độ thanh thải của HDL. Một số rối loạn điển hình có thể kể đến là:

  • Biến thể di truyền hiếm gặp trong phân tử SR-BI
  • Thiếu protein vận chuyển cholesteryl ester [CETP]
  • Tăng alpha lipoprotein máu tính chất gia đình

Ngoài ra, HDL cholesterol cao cũng có thể là kết quả của một vài nguyên nhân thứ phát khác như: nghiện rượu mạn tính không đi kèm xơ gan, cường giáp, xơ gan ứ mật tiên phát, sử dụng một số loại thuốc [ví dụ như estrogen, corticoid, insulin, phenytoin,…]

Làm sao để giảm mức HDL cholesterol về mức an toàn?

Mặc dù HDL cholesterol cao có thể gây ra nhiều biến cố cho sức khỏe, nhưng may mắn là tình trạng này rất hiếm gặp. Trong khi đó, mức HDL cholesterol quá thấp và LDL cholesterol cao mới là vấn đề phổ biến ở mọi người. Để đảm bảo cho sức khỏe của hệ tim mạch, các chuyên gia khuyên nên giữ HDL cholesterol ở mức an toàn bằng cách thực hiện các biện pháp sau:

  • Không hút thuốc
  • Xây dựng một chế độ ăn nhiều rau, trái cây, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt
  • Hạn chế ăn chất béo bão hòa, thực phẩm chiên rán, muối và đồ ngọt
  • Sử dụng rượu với lượng vừa phải [hoặc hoàn toàn không uống rượu]
  • Tập luyện thể dục từ 15 – 30 phút, đều đặn bốn đến năm lần mỗi tuần
  • Kiểm tra cholesterol ít nhất 5 năm một lần, hoặc theo chỉ định của bác sĩ
  • Kiểm soát và điều trị hiệu quả các tình trạng sức khỏe khác như bệnh đái tháo đường, huyết áp cao hoặc bệnh tuyến giáp,… để không ảnh hưởng đến mức cholesterol.

Cũng cần lưu ý là ngay cả khi bạn có lối sống lành mạnh, HDL vẫn có thể tăng cao bất thường do di truyền. Trường hợp này, cần phải thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung để tìm kiếm các vấn đề di truyền và các yếu tố nguy cơ khác, khi đó mới có thể quyết định biện pháp khắc phục hiệu quả.

Như vậy, có thể nói HDL cholesterol cao là một biểu hiện tích cực đối với sức khỏe. Thế nhưng, điều đó không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Vì vậy, tốt hơn hết là chúng ta nên thường xuyên kiểm tra cũng như là chủ động duy trì mức cholesterol ổn định để bảo vệ sức khỏe.

Chúng ta thường biết đến những tác hại của cholesterol mang lại cho cơ thể, nhưng không phải cholesterol nào cũng xấu, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về HDL cholesterol là gì, chỉ số HDL cholestero trong máu cao có ý nghĩa gì thông qua bài viết này nhé.

HDL cholesterol thường được biết đến là một loại cholesterol "tốt" của cơ thể, cùng đọc tiếp để hiểu hơn về nó nhé.

1 Chỉ số HDL-Cholesterol là gì?

HDL cholesterol được tổng hợp tại gan, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển cholesterol máu

Lipoprotein mật độ cao [high density lipoprotein - HDL]là một loại cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao còn được gọi là cholesterol tốt, được tổng hợp tại gan, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển cholesterol máu.

HDL – cholesterol có chức năng đặc biệt quan trọng với cơ thể:

- Lọc và loại bỏ LDL – cholesterol xấu.

- Bảo vệ mạch máu, giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh tránh các tổn thương.

- Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như: bệnh tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ.

2 Chỉ số HDL-Cholesterol trong máu cao có ý nghĩa gì?

Chỉ số HDL cholesterol tốt giúp giảm các nguy cơ về bệnh tim, đột quỵ

Các chỉ số cholesterol được đo bằng miligam [mg] cholesterol trên decilit [dL] máu hoặc milimol [mmol] trên lít [L]. Chỉ số HDL – cholesterol cao bao nhiêu là tốt có thể phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi của bạn thể hiện theo bảng dưới đây:

Mức HDL Nam Nữ
Tốt 40mg/dL hoặc cao hơn 50mg/dL hoặc cao hơn
Cao 60mg/dL hoặc cao hơn 60mg/dL hoặc cao hơn
Thấp dưới 40mg/dL dưới 50mg/dL

Chỉ số HDL-Cholesterol cao trong máu về cơ bản là tốt cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

Nếu bạn có hàm lượng lipoprotein mật độ cao [HDL] cao hơn - loại cholesterol “tốt” - thì nó có thể cung cấp một số biện pháp bảo vệ khỏi bệnh tim. HDL cholesterol giúp cơ thể loại bỏ cholesterol xấu và ngăn không cho nó tích tụ trên niêm mạc động mạch của bạn. Sự tích tụ cholesterol có thể dẫn đến các biến cố sức khỏe nghiêm trọng như đau tim hoặc đột quỵ.

Như vậy, nếu chỉ số HDL của bạn dưới 40mg/dL sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra nếu chỉ số HDL cholesterol cao thì:

- HDL trong khoảng [40-59mg/dL]: Kết quả đo được càng cao thì mức độ bảo vệ tim mạch càng tốt.

- Chỉ số HDL – cholesterol được xem là cao khi trên 60mg/dL [1,55mmol/L]. Ở mức độ này, tim mạch được bảo vệ, cơ thể giảm được tỉ lệ các biến cố về tim mạch.

- HDL > 90mg/dL: Rất ít người gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ số mỡ tốt HDL quá cao >90mg/dL – sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

3Nguyên nhân dẫn đến HDL-Cholesterol thấp

Sử dụng chế độ ăn nhiều đường bột và chất béo làm giảm nồng độ HDL cholesterol

HDL cholesterol thấp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đặc biệt do lối sống, chế độ ăn uống không hợp lý. Một số người gặp vấn đề về sức khỏe cũng có thể khiến HDL cholesterol thấp:

- Do lối sống: lười vận động, chế độ ăn nhiều đường bột, chất béo, thường xuyên hút thuốc lá, làm việc quá sức, căng thẳng stress quá nhiều.

- Do bệnh lý: mắc những hội chứng chuyển hoá như béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường,.. có thể làm chỉ số HDl- cholesterol thấp.

4 Nên làm gì để có chỉ số HDL-Cholesterol tối ưu

Có những thay đổi lối sống bạn có thể thực hiện để tăng mức HDL cholesterol, bao gồm:

Chọn thực phẩm lành mạnh

Sử dụng các thực phẩm lành mạnh giúp nâng cao nồng độ HDL cholesterol

Để nâng cao HDL cholesterol, bạn nên tránh ăn các loại chất béo bão hòa như sữa, mỡ động vật, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều dầu mỡ,… Thay vào đó hãy sử dụng các chất béo có trong dầu oliu, quả bơ, các loại hạt ngũ cốc,… Bổ sung thêm rau củ quả giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày thay vì đồ ăn giàu đường bột.

Hoạt động thể chất thường xuyên

Hoạt động thể chất 30 phút mỗi ngày có thể cải thiện cholesterol HDL và giảm LDL và chất béo trung tính của bạn.

Hoạt động thể chất 30 phút x 5 lần một tuần có thể cải thiện cholesterol HDL và giảm LDL và chất béo trung tính của cơ thể. Điều này có thể là đi bộ, chạy, bơi lội, đi xe đạp, trượt patin hoặc bất cứ điều gì phù hợp với sở thích của bạn.

Từ bỏ thuốc lá

tThường xuyên hút thuốc lá hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc khiến HDL ngày càng sụt giảm

Thường xuyên hút thuốc lá hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc khiến HDL ngày càng sụt giảm. HDL thấp hơn ở những người hút thuốc khiến các mạch máu dễ bị tổn thương hơn. Điều này có thể khiến người hút thuốc dễ mắc bệnh tim hơn.

Giảm cân

HDL cholesterol tăng lên đáng kể nếu bạn có thể giảm được 1-3% trọng lượng cơ thể

Trong trường hợp HDL thấp do cân nặng, việc giảm cân sẽ vô cùng cần thiết để chỉ số này tăng cao trở lại. HDL cholesterol tăng lên đáng kể nếu bạn có thể giảm được 1-3% trọng lượng cơ thể. Ngăn chặn béo phì cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Sử dụng thuốc tăng HDL

Bổ sung liệu pháp điều trị giúp tăng HDL cholesterol với các thuốc như niacin, fibrat hoặc axit béo omega-3

Bổ sung liệu pháp điều trị giúp tăng HDL cholesterol với các thuốc như niacin, fibrat hoặc axit béo omega-3. Trước khi sử dụng bất cứ thuốc gì bạn cần nhận được chỉ định của bác sĩ cũng như sự tư vấn của dược sĩ.

Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về HDL cholesterol qua đó biết được những lợi ích mà nó mang lại, cũng như cách làm tăng HDL cholesterol giúp bảo vệ cơ thể.

Nguồn: Healthline

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Chỉ số LDL là gì? Chỉ số LDL-cholesterol trong máu cao có ý nghĩa gì?

>>>>> Rối loạn mỡ máu là gì?Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

7 tháng trước 7

0

Chủ Đề