Đối với thức an thô xanh người ta thường dùng phương pháp chế biến nào

Bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi – Câu 3 trang 106 SGK Công Nghệ 7 . Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta ?

Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta ? 

Các phương pháp thường hay dùng để dự trữ thức ăn :

– Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt, xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại

Quảng cáo

– Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hóa huặc ủ lên men

– Kiềm hóa thức ăn co nhiều xơ như rơm, rạ.

– Phối hợp nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    [trang 104 sgk Công nghệ 7]: Hãy quan sát hình 66 rồi hoàn thiện các câu dưới đây vào vở bài tập.

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình:…..

    Trả lời:

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1,2,3.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: 6,7.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.

    [trang 106 sgk Công nghệ 7]: Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống ở các câu trong bài tập sao cho phù hợp với phương pháp dữ trữ thức ăn.

    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp …với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ … với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Trả lời:

    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp dữ trữ thức ăn ở dạng khô như phơi với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ ở dạng nhiều nước như ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Câu 1 trang 106 sgk Công nghệ 7: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    – Mục đích chế biến thức ăn:

    + Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.

    + Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

    + Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.

    + Loại trừ chất độc hại.

    + Ví dụ: Làm chin hạt đậu tương sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp vật nuôi ngon miệng

    – Mục đích của dự trữ thức ăn:

    + Giữ cho thức ăn lâu bị hỏng.

    + Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.

    + Ví dụ: Vũ xuân, hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết nên người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

    Câu 2 trang 106 sgk Công nghệ 7: Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

    – Cắt ngắn:

    – Nghiền nhỏ.

    – Xử lí nhiệt.

    – Ủ men.

    – Hỗn hợp.

    – Đường hóa tinh bột.

    – Kiềm hóa rơm rạ.

    Câu 3 trang 106 sgk Công nghệ 7: Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?

    Lời giải:

    Nước ta sử dụng hai cách sau để dữ trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta:

    – Dữ trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, bằng than… [Phơi rơm, ngô, thóc, sắn khoai lang]

    – Dữ trữ thức ăn ở dạnh nhiều nước như ủ xanh thức ăn. [Ủ xanh rau].

    C2:Mục đích của dự trữ thức ăn làA.Để tiêu hóa,khử bỏ chất độcB.Tăng tính ngon miệngC.Tăng mùi vịD.Giữ thức ăn lâu hỏngC3:Thức ăn thô[giàu chất xơ],phải có hàm lượng xơA.30%B.>30%C.14%B.>50%C.>30%D.>20%C13:Yêu tố nào sau đây là nguyên nhân gây bệnh trong vật nuôiA.Di chuyểnB.Kí sinh trùngC.Vi rútD.Vi khuẩnC14:Làm chuồng nuôi quay về hướngA.Đông NamB.TâyC.BắcD.Bắc NamC15:Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từA.Thức ăn,động vậtB.Chất khoáng,thực vậtC.Chất khoáng,động vậtD.Chất khoáng,động vật,thức ănC16:Mục đích của dự trữ thức ăn làA.Giữ thức ăn lâu hỏng và có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôiB.Để dành được nhiều loại thức ăn cho vật nuôiC.Chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôiD.Tận dụng được nhiều loại thức ăn cho vật nuôiC17:Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của bột cá Hạ Lọng làA.Chất xơB.ProteinC.GluxitD.LipitC18:Phương pháp cắt ngắn dùng cho loại thức ăn nàoA.Thức ăn giàu tình bộtB.Thức ăn hạtC.Thức ăn thô xanhD.Thức ăn nhiều xơC19.Bệnh nào dưới đây là bệnh do các vi sinh vật gây raA.Bệnh sánB.Bệnh giùn kí sinhC.Bệnh loi gàD.Bệnh veC20:Sản xuất thức ăn protein bằng phương phápA.Nuôi giun đất,trồng lúa,ngôB.Trồng cây họ đậu,lúa,ngô,sản xuất nghề cáC.Trồng lúa.ngô,sản xuất nghề cáD.Trồng cây họ đậu,sản xuất nghề cá,nuối giun đất

    Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống ở các câu trong bài tập sao cho phù hợp với phương pháp dữ trữ thức ăn.

    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp ...với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ ... với các loại rau cỏ tươi xanh.

     

    Thức ăn thô xanh luôn có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thay thế đối với gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu, thỏ, hươu, nai, nhím, … và là thức ăn truyền thống khá hiệu quả đối với chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng.Với nhu cầu trung bình 30 kg thức ăn thô xanh mỗi ngày của trâu, bò; 5-7 kg/ ngày ở dê, cừu, hươu, nai; 3-5 kg/ ngày ở nhím, thỏ, … cũng là bài toán khá phức tạp đối với chăn nuôi nông hộ khi việc chăn thả tự nhiên ngày càng khó khăn do đất bị thu hẹp và kém hiệu quả bởi chất lượng cỏ tự nhiên vừa thiếu vừa nghèo dinh dưỡng

    Khả năng trồng cỏ còn nhiều hạn chế và cỏ vẫn có tính thời vụ nên vào mùa đông, khô hanh cỏ không mọc được thì trâu, bò … lại thiếu thức ăn, tăng trọng kém, sụt sữa, chịu rét kém, …Với thực trạng này, việc kế thừa và phát hiện những nguồn thức ăn thô xanh khác ngoài cỏ là một hướng đi đúng đắn trong giai đoạn hiện nay. Các nguồn thức ăn thô xanh ngoài cỏ ở Việt Nam rất phong phú và sẵn có ở mọi vùng, miền trên cả nước. Phương pháp chế biến lại đơn giản nên nếu biết thu gom, chế biến và bảo quản hợp lý thì người chăn nuôi sẽ chủ động được nguồn thức ăn rẻ tiền, khắc phục được tính thời vụ và giàu dinh dưỡng, đảm bảo hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

    Thức ăn thô xanh ngoài cỏ có nhiều loại: Các loại cây thức ăn như chuối, bèo, susu, khoai lang, khoai ráy, ngô, … và các loại phụ phẩm công, nông nghiệp như rơm, thân lá ngô sau thu hoạch, thân lá khoai lang, thân lá lạc, vỏ và bã ép của các loại quả trong công nghệ sản xuất hoa quả sấy, vỏ thịt quả cà phê, quả giả điều, lông vũ, thịt xương sau giết mổ, chế biến thịt hộp, …

    Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi mong muốn giới thiệu những phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay để bà con nông dân ở bất kỳ vùng, miền nào trong cả nước cũng có thể áp dụng được ngay tại nông hộ của mình, tăng tính chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc, giảm giá thành chăn nuôi, tăng tính cạnh tranh và hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ "sạch", hiệu quả và bền vững.

    I. Một số phương pháp chế biến rơm

    * Rơm: Để tận thu nhiều nhất được nguồn nguyên liệu dồi dào này, bà con nông dân nên tháo nước ruộng trước khi gặt khoảng 3-4 ngày cho khô đồng để có thể cắt sát gốc hơn và phơi rơm ngay tại ruộng từ 1-2 nắng.

    * Hố ủ: Đối với phương pháp ủ rơm tươi thì hố ủ có vai trò cực kỳ quan trọng vì hố ủ có chắc chắn thì mới tạo điều kiện cho các cách nén chặt đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện để loại hết không khí tồn tại trong các khe giữa các mẩu cây thức ăn, từ đó đảm bảo môi trường yếm khí hoàn toàn, thúc đẩy thuận lợi quá trình lên men yếm khí của thức ăn xanh, đảm bảo chất lượng thức ăn ủ xanh. Hố ủ thức ăn cho gia súc có thể tận dụng bằng thùng phi, bao xác rắn, bao nilong to, bao đựng phân đạm, gian chuồng nuôi gia súc bỏ không, đầu hồi nhà, … nhưng thường khó làm, cồng kềnh trong bảo quản, chất lượng thức ăn ít đảm bảo do khó nén chặt, kém thuận tiện khi sử dụng, …Với những loại hố ủ tận dụng nên chú ý phơi thức ăn hơi khô hơn một chút [độ ẩm cần đạt khoảng 65%] để tránh lượng dịch lớn sinh ra trong quá trình lên men và tích tụ dưới đáy hố gây thối hỏng lớp thức ăn bên dưới. Loại hố ủ đất còn đơn giản hơn là chỉ cần đào một hố đất ở nơi cao ráo, thoát nước, nơi đất quánh, tránh nơi đất cát pha, đất trũng để tránh thấm nước từ ngoài vào hố, đắp bờ xung quanh miệng hố để tránh nước mưa tràn vào. Dùng các chất dẻo như ni lông hoặc đơn giản nhất là lót bằng lá chuối ở khắp nền, quanh thành hố khi ủ thức ăn. Các tấm lót cần chuẩn bị nhiều để lót cao miệng hố nhằm có thể gấp lại để đóng kín hố ủ. Loại hố này đơn giản, ít tốn kém nhưng thức ăn dễ hỏng, đặc biệt ở quanh thành hố và đáy hố. Loại hố tốt nhất là được xây bằng gạch chắc chắn, thường chọn đáy nền hình vuông hoặc hình chữ nhật để dễ nén chặt thức ăn, đỡ hư hao thức ăn quanh thành và đáy hố. Tùy vào mức nước bề mặt của nông trại mà bà con quyết định xây hố chìm, nổi hoặc nửa chìm nửa nổi. Số lượng hố và kích thước các chiều tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, khối lượng thức ăn có sẵn và quy mô đàn gia súc. Tuy nhiên, trong quy mô chăn nuôi gia súc nhai lại nông hộ thì chỉ nên xây 1 hoặc 1 vài hố ủ với thể tích 1,5 m3 [1 m x 1m x 1,5 m] là vừa tương ứng với 1 ngày công lao động và vừa dễ kiểm soát chất lượng thức ăn, dễ lấy thức ăn và dễ bảo quản, kiểm soát lượng thức ăn.

    1.2. Kỹ thuật nén rơm tươi trong hố ủ

    Điều quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả chất lượng thức ăn ủ chua là việc dậm nén thật kỹ lưỡng, nên bắt buộc phải xác định độ nén đã đạt yêu cầu chưa? Cách xác định độ nén chặt như sau:

    + Khi hố ủ còn trống tức khi chưa cho thức ăn vào, vạch ở mặt trong của hố ủ 1 vạch để đánh dấu khoảng cách 15-20 cm từ đáy hố lên.

    + Khi cho thức ăn vào hố đến vạch đã đánh dấu thì giậm nén cho tới khi lớp thức ăn tụt xuống còn 7-10 cm hoặc đo bằng tay như sau: Khép chặt 5 ngón tay và áp vào khoảng trống giữa vạch đánh dấu và bề mặt lớp thức ăn. Nếu vừa khít tức lớp thức ăn đã nén tốt.

    + Tiếp tục lại vạch lên thành trong của hố khoảng cách 15-20 cm, tính từ lớp thức ăn vừa nén xong. Tiếp tục chất thức ăn đã băm nhỏ vào hố ủ và đánh dấu tương ứng với bề rộng của 5 ngón tay khép lại. Cứ làm như vậy cho tới khi hố ủ đầy.

    Có thể nén bằng nhiều cách khác nhau như dùng vật nặng [búa, dao, gậy, gạch, …], dậm bằng chân, dùng máy lăn, máy đầm, …

    1.3. Một số phương pháp cụ thể

    1.3.1. ủ chua rơm tươi: Dùng các nguyên liệu theo tỷ lệ ở bảng sau:

    1

    Rơm tươi

    100

    2

    3 chủng vi khuẩn Lactic [E1,E2,E3]

    0,5

    3

    Rỉ mật đường

    5

    4

    Muối ăn

    0,5

    5

    Nước lã sạch

    70 -80 lít

    Rơm tươi được nhặt sạch tạp chất và băm nhỏ. Rải từng lớp rơm và tưới dung dịch rỉ mật đường- muối ăn - nước lã sạch với tỷ lệ như trên. Sau đó trộn đều [ở từng lớp] với tỷ lệ vi khuẩn Lắctíc [mua ở Viện Chăn nuôi Quốc gia, Viện Công nghệ sinh học, …].

    1.3.2. ủ rơm tươi với urê: Cứ 100 kg rơm tươi vừa thu hoạch trộn với 4 kg urê. Urê không cần hòa với nước vì rơm tươi đã có lượng nước tương đối cao [độ ẩm khoảng 50%]. Vì vậy chỉ cần rải urê trực tiếp lên rơm theo từng lớp, cào trộn nhiều lần cho đều rồi nén chặt, sau đó mới tiếp tục đến lớp tiếp theo. Cứ lần lượt như vậy cho đến khi đầy hố.

    Cuối cùng, phủ hố ủ bằng bao nilon cho kín.

    Chú ý: Không tiến hành ủ rơm vào lúc trưa nắng, nhiệt độ cao vì độc tố 4-methyl-imidazol sẽ hình thành giữa đường glucose có trong rơm tươi với NH3 phân giải từ urê. Độc tố này có thể gây ngộ độc cho bò làm bò có triệu chứng như bị điên.

    Thường là sau 3 tuần ủ thì sử dụng cho gia súc ăn. Khi mở và đóng hố ủ cần nhanh tay. Nên bỏ lớp thức ăn trên cùng vì lớp này dễ nhiễm nấm mốc. Lượng thức ăn ủ chua sử dụng cho mỗi con hay cho cả đàn tùy thuộc vào lượng thức ăn thô xanh cần thay thế trong khẩu phần. Ví dụ, một con bò sữa có thể ăn tới 25 kg cây ngô ủ chua mỗi ngày nhưng chỉ nên cho ăn tối đa 15 kg/ngày thì lượng thức ăn ủ chua trong hố ủ 1,5 m3 có thể nuôi nó trong 50 ngày. Cho gia súc ăn thức ăn ủ xanh cần tăng liều lượng dần dần. Ngày đầu tiên chỉ nên cho ăn một lượng nhỏ, sau tăng dần và đến ngày thứ 3 hoặc thứ 4 thì cho ăn lượng tối đa cần thiết. Dù mức sử dụng như thế nào mỗi ngày cũng chỉ lấy thức ăn ủ chua ra một lần, lấy lần lượt từ trên xuống dưới, với lượng đủ cho đàn gia súc. Sau mỗi lần lấy thức ăn ra cần che đậy ngay hố lại một cách cẩn thận để tránh mưa nắng. Khi đã mở hố ủ thì cần sử dụng liên tục thức ăn ủ chua cho đến hết.

    - Tỷ lệ nguyên liệu chế biến rơm khô ủ urê như sau:

    - Vật liệu chứa rơm [hố ủ]: Tận dụng các điều kiện có sẵn của gia đình như các góc tường, bể xây, ô chuồng trống không nuôi gia súc, thậm chí ủ trong bao phân đạm, bao tải xác rắn, túi ni lông loại lớn, … Song mọi loại hố ủ cần đảm bảo tính chắc chắn, sạch sẽ và không gồ ghề để nén thức ăn được chặt chẽ và dễ dàng.

    - Vật liệu đệm lót, che phủ: Dùng các mảnh nilông, vải mưa rách, lá chuối, … ghép kín lại để đảm bảo thức ăn không nhiễm đất, cát bẩn và hạn chế thất thoát ure.

    + Thái rơm thành từng khúc 10-15 cm.

    + Hòa tan urê, muối vào nước theo tỷ lệ trên.

    + Lần lượt rải rơm vào hố ủ theo từng lớp 20 cm, trên mỗi lớp, tưới đều bằng odoa dung dịch urê- muối-nước đã khuấy hòa tan., lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân [có đeo ủng] dậm nén cho chặt. Cứ làm lần lượt như vậy cho tới khi hết lượng rơm cần ủ.

    + Dùng vật liệu đệm lót phủ kín lại. Chặn cho chặt và kín hố ủ bằng gạch, ngói, củi khô, …. để không khí, nước mưa, vi sinh vật, … ở ngoài không lọt vào và khí amoniắc ở trong không bay ra được.

    Chú ý: Chọn rơm để ủ phải là rơm tốt, không thối, mốc. Nơi ủ phải chọn nơi khô ráo, tránh nước mưa và nước từ nơi khác thấm vào. Chất rơm đến đâu, trộn nguyên liệu xong phải nén chặt đến đó. Nén toàn bộ bề mặt hố, nén xung quanh và các góc hố. Các lớp bên dưới nên tưới dung dịch urê [đã hòa theo hướng dẫn ở trên] ít hơn các lớp bên trên vì nước dư thừa sẽ thấm xuống các lớp dưới. Rơm ủ đạt chất lượng chế biến tốt có màu vàng đậm, mùi urê, không có mùi nấm mốc, rơm ẩm và mềm đều. Phải cho trâu, bò uống đủ nước [20 lít/con/ngày] khi sử dụng thức ăn rơm ủ urê. Nếu ủ vào các bao nhỏ thì sau khi trộn đều rơm với dung dịch urê thì nén thật chặt, buộc kín lại. Đặt các bao vào nơi sạch sẽ, tránh đặt trên nền đất, che chắn cẩn thận để tránh nắng mưa và ẩm ướt.

    - Cách sử dụng: Rơm sau khi ủ được 14 ngày [mùa Hè] - 21 ngày [mùa Đông] bắt đầu lấy ra cho gia súc ăn. Khi lấy rơm ủ cho gia súc ăn chỉ nên lấy ra ở một góc [không lật toàn bộ lớp đệm lót che phủ] lấy rơm xong lại lấp lớp đệm lót che phủ lên cho kín. Rơm ủ ure được trâu, bò ăn nhiều hơn 50-60% so với rơm không chế biến, mặt khác hàm lượng đạm trong rơm tăng lên gấp 2 lần vì vậy, có thể cho gia súc ăn tự do tùy khả năng của chúng. Tuy nhiên, cũng chỉ nên lấy lượng vừa ăn theo nhu cầu từng bữa để tránh lãng phí. Mỗi con trâu, bò có thể ăn khoảng 10 kg rơm ủ urê mỗi ngày.

    Mẹo nhỏ: Nên phơi rơm đã chế biến trong bóng mát 30-45 phút để bay bớt mùi urê trước khi cho ăn hoặc rắc lên trên một chút cỏ xanh để gia súc quen dần với mùi urê trong rơm ủ.

    2.2. ủ rơm khô với urê và vôi

    Chuẩn bị vật liệu, các bước tiến hành và cách sử dụng tương tự như phương pháp ủ urê chỉ khác tỷ lệ phối trộn các nguyên liệu như sau:

    Trộn nguyên liệu trong bể chứa có nắp đậy kín theo tỷ lệ sau trong 3 ngày liên tục, mỗi ngày trộn 2 - 3 lần.

    Rơm khô [ẩm độ 12-14%], đã băm nhỏ thành từng đoạn ngắn 6 -10 cm

    Nước vôi 1% [1kg vôi sống hoặc 3 kg vôi tôi hòa với 100 lít nước]

    Ngày thứ 4, vớt rơm lên giá phơi [Giá phơi kề cạnh bể chứa có thể bằng tre, thép đan hoặc xây cao hơn mặt đất 1-1,5m] và dội nước rửa sạch nước vôi. Cho gia súc ăn ngay, còn thừa thì rửa sạch vôi, phơi khô cất dự trữ. Kiềm hóa rơm bằng nước vôi làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của rơm lên 7-8%. Mỗi ngày trâu, bò có thể ăn được khoảng 10 kg. Lúc đầu mùi hơi nồng nên trâu, bò chưa thích ăn thì nên cho ăn lẫn với rơm khô vẩy nước. Sau đó tăng dần lượng rơm tưới nước vôi. Muốn giảm bớt mùi nồng của vôi để gia súc nhai lại thích ăn hơn thì trước khi cho gia súc ăn nên trộn rơm với rỉ mật và ure theo tỷ lệ 3 kg rơm với 0,5 kg rỉ mật và 20 urê.

    2.4. ủ rơm khô với nước tro

    Dùng nước tro đặc [tỷ lệ xút đạt 2%] để kiềm hóa rơm theo tỷ lệ cứ 2,0-2,5 lít nước tro tưới cho 1 kg rơm khô. Chất rơm khô đã băm thái nhỏ [5-6cm] vào hố hoặc bể ủ theo từng lớp 10-15cm. Dùng odoa chứa dung dịch nước tro pha sẵn tưới đều cho từng lớp rơm cho rơm thấm đều nước tro. Sau mỗi lớp tưới lại phải dậm nén để tiết kiệm dung tích hố ủ và tránh bay hơi thất thoát kiềm. Sau ủ khoảng 2 - 3 tuần có thể cho trâu, bò ăn được.

    2.5. ủ rơm khô với vỏ dứa

    Rơm khô sẽ hút các chất dinh dưỡng từ quá trình phân hủy của vỏ dứa làm tăng giá trị dinh dưỡng cho rơm , làm mềm rơm, gia súc dễ ăn và ngon miệng. Phương pháp này sử dụng hố ủ và các vật liệu đệm, lót như các phương pháp ủ rơm khô khác. Mỗi lớp rơm rải một lớp vỏ dứa rồi nén chặt [mỗi lớp rơm hoặc vỏ dứa thường dày 10-20 cm]. Cứ như vậy cho đến khi hết lượng rơm cần ủ hoặc đầy hố ủ. Sau 10 ngày cho gia súc ăn được. Cho ăn lần lượt từng lớp từ trên xuống dưới cho đến khi hết rơm trong hố ủ. Khi mở ra và đậy hố ủ cần phải nhanh tay để tránh vi khuẩn và không khí xâm nhập làm thối rơm ủ.

    Nguồn: cucchannuoi.gov.vn

    Video liên quan

    Chủ Đề