Dự thảo thông tư hướng dẫn nghị định 59 2015

Kính gửi:  Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương

Trả lời Công văn số 6512/BCT-TMDT ngày 18/10/2021 của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định quản lý website thương mại điện tử và Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng thiết bị di động [sau đây gọi tắt là Dự thảo], Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI], trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, có ý kiến ban đầu như sau:

  1. Hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử

Điều 27a.3 sửa đổi [Điều 1.4 Dự thảo] yêu cầu một trong các hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là bản quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, Điều 1.63 Nghị định 85/2021/NĐ-CP [sửa đổi Điều 63 Nghị định 52/2013/NĐ-CP] về hồ sơ đăng ký hoạt động không yêu cầu thành phần hồ sơ này. Mặt khác, Điều 1.63 Nghị định 85/2021/NĐ-CP chỉ giao Bộ Công Thương hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng quy chế, chứ không quy định doanh nghiệp cần đăng ký quy chế hoạt động. Như vậy, quy định này chưa thống nhất với quy định tại Nghị định và không phù hợp với quy định về văn bản quy định chi tiết tại Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo: [i] bỏ quy định này và [ii] bổ sung quy định hướng dẫn Nghị định 85/2021/NĐ-CP theo hướng liệt kê các nội dung cần có trong quy chế hoạt động để doanh nghiệp tham khảo và tự xây dựng.

  1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký website và ứng dụng [app] cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Hiện nay, quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký về website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và app cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đang được quy định tại hai văn bản khác nhau [Thông tư 47/2014/TT-BCT cho website và Thông tư 59/2015/TT-BCT cho app]. Việc này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thực hiện hai thủ tục riêng biệt chỉ cho hai phiên bản khác nhau của cùng một dịch vụ [phiên bản web và phiên bản app]. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi các quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký theo hướng đồng nhất các nội dung đăng ký trùng lặp, và cho phép doanh nghiệp chỉ cần đăng ký bổ sung phát hành phiên bản web/app [nếu đã có đăng ký cung cấp phiên bản app/web trước đó].

Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định quản lý website thương mại điện tử và Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng thiết bị di động. Rất mong cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo này.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan./.

Mời bạn đọc tham gia, góp ý dự thảo Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Ngày bắt đầu lấy ý kiến: 16/08/2016, Ngày hết hạn lấy ý kiến: 24/08/2016

Nội dung văn bản:

Để hoàn chỉnh dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ ban hành, Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp và Bạn đọc trong, ngoài nước tham gia góp ý kiến cho dự thảo Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Đề nghị các Cơ quan, Tổ chức, Doanh nghiệp và Bạn đọc điền nội dung tham gia góp ý kiến của mình vào khung lấy ý kiến dưới đây.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Bạn đọc có thể góp ý kiến bằng thư điện tử và gửi về hộp thư hoặc bằng văn bản gửi về Bộ Xây dựng - 37 Lê Đại Hành - Hai Bà Trưng - Hà Nội trước ngày 24/8/2016.

Toàn văn Dự thảo Quí cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Bạn đọc tải về tại tệp đính kèm.


Bộ Xây dựng

File đính kèm

1471305600000Du thao sua doi bo sung mot so dieu Nghi dinh 59.doc

Góp ý dự thảo văn bản

Một số điểm mới đáng chú ý được trình bày trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng [thay thế Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng]

1. Phân loại dự án đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: a] Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

b] Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 30 tỷ đồng [không bao gồm tiền sử dụng đất].

2. Trình tự đầu tư xây dựng
Theo tính chất của dự án và điều kiện cụ thể, công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện tại giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án
Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

4. Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng: a] Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tối thiểu 07 năm gần nhất; b] Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tối thiểu 04 năm gần nhất;

c] Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tối thiểu 02 năm gần nhất đối với cá nhân có trình độ đại học; tối thiểu 03 năm gần nhất đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

5. Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực: Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng, quy mô các dự án cần phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếu sau: a] Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thực hiện chức năng làm chủ đầu tư và chức năng quản lý dự án;

b] Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều … Nghị định này; cá nhân đảm nhận các chức danh thuộc các phòng, ban điều hành dự án phải có chuyên môn đào tạo và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc do mình đảm nhận.

6. Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án Giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải chứng chỉ hành nghề: giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng phù hợp với quy mô dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.

Tải bản dự thảo TẠI ĐÂY

Phan Việt Hiếu

Video liên quan

Chủ Đề