Dụng cụ trong nhà hàng được chia thành máy nhóm

Ngoài các yếu tố về sản phẩm, dịch vụ, địa điểm và phong cách thiết kế… thiết bị nhà hàng cũng đóng một vai trò không nhỏ trong sự thành công của các nhà hàng quán ăn trong ngành F&B.

1. Chọn mua thiết bị nhà hàng cần lưu ý điều gì?

Để kinh doanh nhà hàng thành công bạn không nên bỏ qua yếu tố về trang thiết bị nhà hàng.

Tham khảo giá cả trước khi quyết định mua thiết bị nhà hàng: bạn cần phải lập kỹ một danh sách có đủ những vật dụng cần thiết khi mở quán ăn. Sau đó, chủ cửa hàng liên hệ với các nhà cung ứng tốt trên thị trường, nắm được giá trung bình thiết bị rồi chọn ra nhà cung ứng uy tín, chất lượng nhất.

Không chỉ mua trực tiếp nội địa, thiết bị nhà hàng còn có thể mua trực tuyến của các nước khác.

Các chủ kinh doanh nhà hàng có thể tìm hiểu thông tin hoặc mua trực tuyến trên Internet để tiết kiệm được khối chi phí nhờ vào các sản phẩm ưu đãi.

Một nhà hàng “đạt chuẩn” thì phải bảo đảm trang bị đầy đủ các thiết bị nhà hàng cơ bản, bao gồm: bàn ghế, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện nước và các vật dụng khác, đặt ở 3 vị trí “đắc địa” nhất, đó là khu vực đón khách, khu vực phục vụ và khu vực nhà bếp:

- Khu vực đón khách chỉ nên bày trí đơn giản, thông thoáng, rộng rãi và dễ nhìn thấy như tránh đặt cây xanh quá nhiều hoặc trang trí quá rườm rà ở lối đi.

- Khu vực phục vụ như bàn ăn, quầy thanh toán,… thì nên ước tính trước lượng khách tối đa đến nhà hàng để mua sắm bàn ghế, khăn trải cho hợp lý số lượng.

- Khu vực nhà bếp thiết kế theo nguyên lý bếp một chiều - nghĩa là các công việc trong bếp ăn phải được tuân thủ theo một chiều nhất định [nguyên liệu đầu vào, sơ chế, lưu trữ, nấu nướng, chia đồ, phục vụ, dọn rửa vệ sinh], nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chủ kinh doanh nhà hàng nên cân nhắc lắp đặt thêm hệ thống thoát nước, lọc dầu mỡ, khử mùi, xả khói...

Các thiết bị, vật dụng trong nhà hàng cần được sắp xếp một cách “có chủ đích”.

Ngoài ra, khi lựa chọn thiết bị nhà hàng các chủ quản lý thường đắn đo, phân vân không biết có nên quyết định mua mới, thuê hay mua những thiết bị đã qua sử dụng?

Theo kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng ăn uống của các chủ nhà hàng, thiết bị nội thất, trang trí nên được mua mới hoàn toàn nhằm mang lại cái nhìn “ấn tượng đầu tiên” cho khách hàng khi ghé thăm.

Đặc biệt nếu có quyết định mua những thiết bị nhà hàng đã qua sử dụng, bạn nên chọn lựa thật kỹ, kiểm tra cả ngoại hình bên ngoài và chất lượng thực sự bên trong của chúng để không gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang”. Đồng thời, với các thiết bị second-hand nên bạn có thể mặc cả để có mức giá tốt nhất.

Đối với các loại dụng cụ ăn uống trong nhà hàng thiết yếu, nhưng theo thời gian phải thay đổi liên tục vì hư hỏng như muỗng, nĩa, dĩa, chén, ly,... thì bạn nên tìm hiểu nhiều nguồn cung ứng cùng một lúc và suy xét lựa chọn nguồn cung cấp có giá ổn định, nguồn hàng luôn sẵn có.

Muỗng, nĩa, dĩa, chén, ly,.. là những đồ dùng cho quán ăn đòi hỏi nguồn cung ứng bền lâu và ổn định.

Riêng về các thiết bị công nghệ như phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn, các cửa hàng cũng nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua, để tránh khấu hao, lãng phí và hoạt động không hiệu quả.

Một nhắc nhở đáng lưu ý nữa là bạn phải cân nhắc lựa chọn mọi thứ sao cho phù hợp với bảng dự toán chi phí mở nhà hàng, đừng để lố ngân sách của mình nhé!

2. Các thiết bị mà nhất định nhà hàng phải có

Kinh doanh nhà hàng dù là lớn hay nhỏ thì chắc chắn vẫn sẽ cần đến các thiết bị nhà hàng sau:

2.1 Thiết bị bếp nhà hàng

Hiện nay, khách hàng khi đến một nhà hàng, quán ăn thì ngoài không gian quán ra thì họ rất quan tâm đến việc các thiết bị bếp nhà hàng có đúng chuẩn hoặc sạch sẽ hay không.

Do vậy trong danh sách các thiết bị nhà hàng, các chủ nhà hàng cần lưu ý trong việc đầu tư các thiết bị nhà hàng vừa đủ công năng, chất lượng tốt, sử dụng được dài lâu và dễ vệ sinh.

Không đơn thuần như những dụng cụ thường thấy tại gia, ở một nhà hàng đòi hỏi các thiết bị bếp phải đa dạng hơn rất nhiều, chia làm 3 khu vực chính:

- Khu vực nấu các món xào: Đây là khu vực mà các món ăn được chuẩn bị phức tạp và trong luôn trong trạng thái gấp gáp, nên được trang bị dàn bếp gas công nghiệp, phù hợp với tất cả các loại chảo, kẹp chế biến đồ ăn. Ngoài ra, ở đây còn phải có thể một vài kệ chuẩn bị thực phẩm, để chế biến, tẩm ướp nguyên liệu.

- Khu vực chế biến các món nướng: Gồm lò nướng, các bếp nướng và các đồ kẹp để tránh bị bỏng khi cầm thức ăn nóng [gà nướng, bò nướng…].

- Khu vực nấu các món chiên: Ngoài các thiết bị như chảo, bếp thì ngoài ra, do tính chất đặc biệt ở đây là hầu hết thực phẩm đều chế biến từ đồ đông lạnh nên cần phải bổ sung thêm thiết bị đông lạnh lưu trữ thực phẩm.

Ngoài ra cũng cần có những máy phục vụ cho việc làm các loại đồ uống máy pha cà phê, máy ép hoa quả, hay các thiết bị tạp vụ như: máy rửa chén, máy lau nhà, sấy khô sàn nhà để tăng năng suất làm việc đối với các nhà hàng diện tích rộng.

Không những vậy, hầu hết các nhà hàng hiện nay đều phải trang bị thêm bộ đếm thời gian bếp để đảm bảo chất lượng đồng nhất trên từng món ăn. 

Các thiết bị bếp nhà hàng cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mới giúp nhà hàng giữ được khách đến dài lâu.

Đồng thời, việc đảm bảo được thiết bị bếp luôn sạch sẽ, bền lâu sẽ giúp các chủ nhà hàng giảm được chi phí bảo trì và thay thế thiết bị nhà hàng cũng như làm các thực khách an tâm dùng bữa hơn.

2.2 Thiết bị bảo quản nguyên liệu khô, lạnh

Chất lượng món ăn là một trong những yếu tố tiên quyết khiến thực khách có sẵn lòng để quay lại nhà hàng của bạn một lần nữa hay không. Sẽ chẳng có ai bỏ tiền ra để “thưởng thức” các thực phẩm để lâu ngày, giảm độ tươi ngon hay thậm chí là thức ăn thừa được sử dụng lại, hư hỏng.

Vậy nên, khi kinh doanh nhà hàng thì trong danh sách các thiết bị nhà hàng không thể nào thiếu các tủ lạnh, các hệ thống quản lý nhiệt độ để đảm bảo được thực phẩm luôn được tươi mới.

Tủ lạnh giúp bảo quản thực phẩm đông lạnh và khô cực kỳ tốt.

Đây là thiết bị cần thiết do đó các chủ kinh doanh nhà hàng lưu ý, chọn thiết bị bảo quản các nguyên liệu lạnh và khô cho thật tốt. Ngoài việc đảm bảo được độ tươi mới cho thực phẩm thì tủ lạnh còn giúp nhà hàng giữ nguyên được chất dinh dưỡng trong món ăn.

2.3 Thiết bị quầy bar, pha chế

Hiện nay đa phần các nhà hàng sẽ trang bị thêm quầy bar, điều này rất tốt trong việc tăng thêm thu nhập của quán và làm nhà hàng có điểm nổi bật so với các đối thủ khác.

Các chủ kinh doanh nhà hàng nhỏ cần cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định mua các thiết bị quầy bar.

Tuy nhiên việc mở quầy bar sẽ làm các chủ nhà hàng cần suy nghĩ thêm về việc thêm thiết bị nào trong danh sách thiết bị nhà hàng của mình. Thông thường quầy bar sẽ cần các đồ dùng đặc biệt cho pha chế như:

- Các loại ly thủy tinh: Tùy theo từng loại thức uống khác nhau mà người pha chế sẽ sử dụng các loại ly, cốc khác nhau.

- Dụng cụ lọc: Chủ yếu dùng để lọc đá, hạt trái cây trong lúc pha chế.

- Muỗng pha chế: Chiếc muỗng dài dùng để khuấy thức uống hoặc trang trí trái cây thêm cho đẹp mắt.

- Bình shaker: Được dùng để lắc, pha trộn nguyên liệu để tạo nên những món cocktail khác nhau.

Ngoài ra, các bar cũng không thể thiếu các loại kệ đặc trưng như:

- Kệ để treo ly rượu

- Kệ nguyên liệu pha chế

- Tủ làm đá

- Kệ tủ đựng và bảo quản rượu

Các chủ nhà hàng cần cân nhắc về khả năng phục vụ khách tại quầy bar trong một đêm của nhà hàng như thế nào để lên danh sách thiết bị kinh doanh hợp lý tránh làm cho chi phí bị dội lên cao hơn với mức đầu tư ban đầu.

2.4 Các thiết bị hỗ trợ quản lý nhà hàng

Nhắc đến các thiết bị nhà hàng thì không thể nào không kể đến các thiết bị hỗ trợ quản lý nhà hàng, cụ thể như:

- Máy tính tiền: Được ví như một công cụ hỗ trợ đắc lực của người quản lý, hiện nay máy tính tiền được thiết kế rất đa dạng và ngày càng hiện đại với ngoại hình bắt mắt và nhiều chức năng. Điển hình như máy tính tiền Sunmi T1 tích hợp sẵn máy in bill, có màn hình cảm ứng cho thu ngân và màn hình kiểm tra cho khách hàng. 

Các loại máy tính tiền hiện nay đã làm thay đổi cục diện trong các hoạt động bán hàng và giúp cho việc kinh doanh nhà hàng trở nên đơn giản, chính xác hơn rất nhiều.

- Máy in tem: Hỗ trợ in tem, sticker bao gồm các thông tin như tên món cùng các yêu cầu về nguyên liệu của sản phẩm giúp cho khách hàng và nhân viên bán hàng không bị nhầm lẫn.

- Máy in bill: Tương tự như máy in tem, máy in bill giúp cho nhân viên thực hiện đúng sản phẩm, khách hàng dễ dàng kiểm tra lại hàng hóa cũng như khiến việc kiểm kê doanh thu rõ ràng hơn.

- Két tiền: Giúp cho việc quản lý tiền bạc trở nên dễ dàng hơn, tránh rủi ro mất mát đáng tiếc.

Để kết hợp quản lý nhuần nhuyễn được các thiết bị này cần dựa vào một hệ thống phần mềm quản lý nhà hàng.

Hệ thống phần mềm quản lý nhà hàng giúp giải quyết các vấn đề trong khâu bán hàng và quản lý một cách hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ vào việc quản lý đang là lựa chọn hàng đầu của các chủ kinh doanh nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng và thông minh của nó.

Giao diện phần mềm quản lý bán hàng NowPOS

Các phần mềm quản lý bán hàng hiện nay có thể giúp các chủ quán dễ dàng quản lý được nhân viên, hàng hóa trong kho, xuất ra những báo cáo doanh thu dễ đọc và đặc biệt nhất là dễ sử dụng cho mọi đối tượng.

Không những thế, các phần mềm quản lý hiện nay rất thông minh có thể dễ dàng sử dụng kể cả khi có mạng internet hoặc không, nên cho dù nhà hàng có bị sự cố mất kết nối mạng thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường và mọi dữ liệu sẽ được tự động đồng bộ hóa khi nhà hàng có mạng trở lại mà không cần phải làm bất kỳ thao tác phức tạp nào.

Hệ thống phần mềm bán hàng còn có thể dễ dàng kết nối với các thiết bị [máy in bill, máy in tem, két tiền...] hỗ trợ in phiếu in bếp khi khách vừa chốt order, giúp cho bếp dễ dàng hơn trong việc chủ động chuẩn bị món ăn và sắp xếp thời gian chế biến cho phù hợp cũng như nhân viên thu ngân dễ dàng quản lý đơn của khách.

Khánh Linh

>>>Xem thêm: 3 bí quyết giúp tăng doanh thu với phần mềm quản lý nhà hàng

Video liên quan

Chủ Đề