Đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài bao nhiêu km

Việt Nam đã giải quyết được dứt điểm 2 trong 3 vấn đề lớn về biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại trong quan hệ Việt- Trung.

Theo kế hoạch dự kiến, hôm nay 23/8, tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ đồng chủ trì “Hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc”.


Đây là sự kiện quan trọng để hai nước tổng kết, đánh giá các thành tựu, kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa hai bên sau 10 năm triển khai 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền và 20 năm ký Hiệp ước biên giới Việt Nam - Trung Quốc cũng như việc hợp tác, phát triển tại khu vực biên giới.

 

Khánh thành cột mốc 1116 tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn
 [Ảnh:biengioilanhtho.gov.vn]

 

Tiến trình đàm phán hoạch định biên giới trên đất liền


Nhìn lại lịch sử, tiến trình đàm phán hoạch định biên giới và phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc đã trải qua những dấu mốc quan trọng. 


Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở vùng Đông Á đã ra đời hai nhà nước độc lập là Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa [1945] và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [1949]. Đầu năm 1950, quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được chính thức thiết lập. Hơn 3 năm sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, tháng 11/1957, Ban bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam [Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay] đã gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị hai bên tôn trọng đường biên giới lịch sử do hai bản Công ước về hoạch định biên giới đã ký kết năm 1887 và năm 1895 giữa chính quyền Pháp ở Đông Dương và triều đình nhà Thanh ở Trung Quốc về giải quyết mọi cuộc tranh chấp bằng con đường đàm phán. 


Tháng 4/1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với đề nghị của Việt Nam, tôn trọng đường biên giới lịch sử được hai bản Công ước Pháp- Thanh năm 1887 và năm 1895 xác lập. 


Cho đến sau Hiệp định Paris tháng 1/1973, vấn đề đàm phán về biên giới Việt Nam- Trung Quốc mới được khởi động. Cuộc đàm phán lần thứ nhất được tiến hành vào tháng 8/1974. Sau đó, do tình hình khu vực có nhiều biến động, quan hệ hai nước trở nên khó khăn, các cuộc đàm phán vẫn tiến hành nhưng không đem lại kết quả. 


Sau khi quan hệ giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc được bình thường hóa, ngày 7/11/1991, hai bên đã ký bản Hiệp ước tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước. Trải qua nhiều lần trao đổi, ngày 19/10/1993, bản Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ Việt Nam- Trung Quốc được ký đã đưa cuộc đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền đi vào thực chất. Kết quả là ngày 30/12/1999 tại Hà Nội, Chính phủ hai nước đã ký “Hiệp ước hoạch định biên giới trên đất liền giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. 


Trên cơ sở Hiệp định năm 1999, hai bên phối hợp tiến hành khảo sát thực địa để phân giới cắm mốc trên suốt chiều biên giới dài 1449,566 km với 1970 cột mốc [1548 cột mốc chính, 422 cột mốc phụ, chưa kể 1 cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam- Trung Quốc- Lào]. Ngày 31/12/2008, công tác phân giới cắm mốc trên toàn biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành. 


Tiếp theo là việc đàm phán và ký kết các Nghị định thư về công tác phân giới cắm mốc, về quy chế quản lý biên giới, về cửa khẩu và quản lý cửa khẩu. Ngày 14/7/2010, hai bên chính thức tuyên bố các văn kiện liên quan đến phân giới cắm mốc và quản lý biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc có hiệu lực, hai bên bắt đầu quản lý theo đường biên giới mới. 


Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước xác lập được một đường biên giới rõ ràng trên đất liền 

 

Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc và việc hoàn thành phân giới cắm mốc, xác định rõ ràng một đường biên giới trên đất liền tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, ngăn ngừa hiện tượng xâm canh, xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên giới. Đây chính là tiền đề, là cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên tiến hành quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc, mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên củng cố an ninh, mở rộng hợp tác và phát triển kinh tế. 

Các bạn có biết đường bờ biển và đường biên giới của nước ta dài bao nhiêu km hay không? Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn còn chưa biết rõ về điều này phải không? Vậy trong bài viết này, các bạn hãy cùng Studytienganh.vn tìm hiểu độ dài đường bờ biển và biên giới nước ta dài bao nhiêu km nhé!

1. Bờ biển Việt Nam dài bao nhiêu km

Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, từ đó khiến Việt Nam có vị trí chính trị và địa lý kinh tế rất quan trọng không phải quốc gia nào cũng có.

Với đường bờ biển Việt Nam dài khoảng 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, từ Móng Cái - Quảng Ninh ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam.

Đường bờ biển 3260km chưa kể bờ biển của các hải đảo, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. 

[Hình ảnh đường bờ biển Việt Nam]

Việt Nam còn có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do đó Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên biển và hải đảo.

Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 100km2 đất liền lại có 1km bờ biển. Với chỉ số ấy, nước ta đứng đầu các nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Ma-Lai-Xi-a. Trong 64 tỉnh, thành phố của cả nước thì 27 tỉnh và 1 thành phố có biển và có gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.

2. Biên giới đất liền Việt Nam dài bao nhiêu km ?

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương. Phía bắc nước ta giáp Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía đông nam giáp với biển Đông và Thái Bình Dương. 

[ Hình ảnh đường biên giới đất liền của nước ta ]

Do đó, đường biên giới đất liền của nước ta dài 4510 km.

Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam theo đường chim bay dài 1650km, từ điểm cực Đông đến điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km ở Bắc bộ và 400 km  ở Nam bộ và nơi hẹp nhất 50km ở tỉnh Quảng Bình.

Việt Nam có đường kinh tuyến: 102º 08′ – 109º 28′ đông và đường vĩ tuyến: 8º 02′ – 23º 23′ bắc

3. Biên giới việt nam trung quốc dài bao nhiêu km ?

Đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới trên đất liền giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 30/12/1999 và Nghị định thư về công tác phân giới cắm mốc vào ngày 18/11/2009.

Biên giới giữa hai nước bắt đầu từ giao điểm đường biên giới giữa ba nước: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quy định trong “Hiệp ước về xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” được ký vào ngày 10/10/2006. 

Đường biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc có tổng số chiều dài là 1449,566 km, trong đó đường biên giới trên đất liền là 1065,652 km và đường biên giới nước là 383,914 km.

Trên biên giới nước ta có 1378 vị trí mốc giới  chính và 402 vị trí mốc giới phụ. Hai quốc gia đã cắm tổng cộng 1970 cột mốc, không kể cột mốc ngã ba biên giới bao gồm: 1627 cột mốc đơn, 232 cột mốc đôi và 111 cột mốc ba. Vị trí mỗi cột mốc giới đều được đo xác định tọa độ, độ cao bằng thiết bị GPS 2 tần số. Số liệu tọa độ, độ cao vị trí các mốc là số liệu pháp lý‎ và được sử dụng để triển khai vị trí các mốc lên bản đồ đính kèm Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam và  Trung Quốc.

Đường biên giới dài tiếp giáp giữa 7 tỉnh của Việt Nam từ Tây sang Đông đó là:  Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây của Trung Quốc.

3. Biên giới việt nam lào dài bao nhiêu km ?

Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài hơn 2.300 km.

Tiếp giáp giữa 10 tỉnh của nước ta đó là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum với 10 tỉnh của Lào đó là: Phongsaly, Luang Prabang, Houaphanh, Borikhamxay, Khammouane, Savannakhet, Saravane, Xiengkhuang, Sekong và Attapeu. 

[ Hình ảnh đường biên giới Việt Nam và Lào ]

Điểm khởi đầu của đường biên giới ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc - Điện Biên, kết thúc ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Căm-pu-chia - Kon Tum. Phía Việt Nam có 154 xã, 36 huyện biên giới và 94 đồn biên phòng.

Trên đây là những thông tin về Việt Nam có đường bờ biển và đường biên giới dài bao nhiêu km? Chúc bạn có những thông tin hữu ích từ Studytienganh.vn để có những kiến thức thú vị nhé!

Đường biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc dài bao nhiêu km?

1.449,566 km đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã được hai nước phân giới cắm mốc và hoàn tất vào ngày 31 tháng 12 năm 2008.

Việt Nam có đường biên giới dài bao nhiêu?

Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km.

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam Lào dài khoảng bao nhiêu km?

Hai nước có chung đường biên giới với tổng chiều dài khoảng 2.067km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào là Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô- ...

Chiều dài đường biên giới trên đất liền Việt Nam Trung Quốc đi qua tỉnh Cao Bằng là bao nhiêu km?

PublishingPortal - Block_BanTin_ViewData. Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây [Trung Quốc] với đường biên giới dài trên 333km; phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Chủ Đề