Đường huyết sau ăn 3 giờ bao nhiêu là bình thường?

Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết [GI] cao sẽ giải phóng glucose vào máu rất nhanh, gây tăng đường huyết sau ăn đột ngột, chẳng hạn như bánh mì trắng, cơm, bún,…Tuy nhiên, nếu khéo léo chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ, có chỉ số GI thấp như yến mạch, bánh mì nguyên cám hay đậu Hà Lan,… bạn sẽ kiểm soát được tốc độ đường giải phóng vào máu, hạn chế được nguy cơ đường huyết sau ăn tăng vọt. 

Bạn sẽ không biết mình có bị tiểu đường hay không nếu không dựa vào chỉ số đường huyết của cơ thể. Thông thường chỉ số đường huyết sẽ tăng sau bữa ăn 1-2 giờ. Vậy chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là ổn định và cách duy trì chỉ số đường huyết ở mức bình thường như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết giúp chúng ta đánh giá nguy cơ mắc tiểu đường hay không!

Cơ thể chúng ta muốn hoạt động thì cần lấy năng lượng từ thức ăn hàng ngày. Trong đó đường [glucose] là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cùng là nguồn nhiên liệu cực kì quan trọng và cần thiết cho mọi hệ cơ quan, nhất là hệ thần kinh và não bộ. Đường sẽ được cơ thể hấp thụ từ thực phẩm và lưu thông cùng máu.

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI [glycemic index] là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu. Chỉ số này được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl giúp xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta mới có thể xác định được tình trạng của người bệnh là bình thường, tiền tháo đường hay đang bị đái tháo đường.

Cơ thể mỗi chúng ta phải luôn duy trì lượng đường nhất định để vừa đáp ứng nhu cầu của cơ thể, vừa đảm bảo không dẫn tới bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày, thậm chí là từng phút. Do đó, để đánh giá được chính các, bác sĩ cần đo chỉ số ngày tại 4 thời điểm:

  • Chỉ số đường huyết bất kỳ: mẫu máu được lấy tại các thời điểm bất kỳ trong ngày.
  • Chỉ số đường huyết lúc đói: mẫu máu sẽ được lấy ít nhất 8h sau khi ăn.
  • Chỉ số đường huyết sau ăn: mẫu máu sẽ được kiểm tra sau khi ăn từ 1h, 2h, 4h,…
  • Xét nghiệm HbA1c: là giá trị phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng qua, cho kết quả chính xác, ít sai lệch.

Từ các chỉ số này sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu chỉ số đường huyết ở mức bình thường, đồng nghĩa với sức khỏe của bạn đang rất tốt. Song nếu chỉ số đường huyết cao bất thường sẽ là cảnh báo nguy cơ tiền đái tháo đường hoặc tiểu đường. Lúc này, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

2. Vì sao chỉ số đường huyết tăng sau khi ăn?

Vì sao chỉ số đường huyết tăng sau khi ăn?

Tăng đường huyết sau ăn là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở cả người khỏe mạnh và nhóm tiền tiểu đường.

  • Ở với người khỏe mạnh, sau khi ăn các thực phẩm chứa đường bột thì lượng đường trong máu tăng lên không đáng kể do Insulin bắt đầu hoạt động gần như ngay lập tức. Insulin được tiết ra từ tuyến tụy có tác dụng chuyển hóa glucose ra khỏi máu và vào tế bào, từ đó giúp làm giảm lượng đường trong máu. Quá trình này thường kết thúc chỉ trong vài phút. Do đó, khoảng 2 giờ sau khi ăn, chỉ số đường huyết ở người bình thường sẽ trở về giá trị khi đói.
  • Ở người bị tiểu đường và tiền tiểu đường thì ngược lại. Lượng insulin tiết ra không đủ hoặc tiết ra chậm, đồng thời insulin ở những người này phải mất khoảng 15 phút mới bắt đầu hoạt động để chuyển hóa đường vào tế bào. Điều này khiến chức năng và quá trình làm giảm lượng đường huyết ở bệnh nhân bị ảnh hưởng, làm cho lượng đường huyết sau khi ăn tăng cao.

Như vậy, tăng đường huyết sau ăn là trạng thái insulin bị suy giảm cả về hoạt động lẫn khối lượng tiết ra. Từ đó không thể hỗ trợ chuyển hóa hết glucose trong mô cơ thể, gây nên tình trạng “rối loạn dung nạp glucose” và hiệu quả giúp đưa đường huyết về giá trị bình thường không tốt. Chính tình trạng rối loạn chức năng dung nạp glucose này làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Một điều khác mà bạn cần lưu ý đó là ở nhóm tiền tiểu đường và tiểu đường giai đoạn đầu, chỉ số đường huyết lúc đói thường ở mức bình thường. Do đó, nếu chỉ xác định bệnh tiểu đường dựa trên chỉ số đường huyết lúc đói, bệnh nhân có thể bỏ qua tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Vì vậy, người bệnh cần quản lý chặt chẽ không chỉ lượng đường trong máu khi đói mà cả tình trạng “tăng đường huyết sau bữa ăn”.

3. Cách đo lượng đường huyết sau khi ăn

Sau khi ăn, nồng độ đường huyết sẽ cao và đạt đỉnh điểm sau 1h và trở về nồng đồ ở mức bình thường sau 4h. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để bạn đo đường huyết sau ăn một cách chính sau và hiệu quả là sau 2 giờ.

Thông thường bác sĩ sẽ đo chỉ số đường huyết bằng cách thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, ngày nay y tế ngày càng phát triển, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đo được lượng đường huyết sau ăn với máu đo đường huyết cá nhân tại nhà.

Các bước đo lượng đường huyết sau khi ăn:

Bước 1: Rửa tay hoặc sát trùng trước khi lấy máu

Rửa tay bằng nước ấm trước khi lấy máu giúp máu lưu thông tốt

Vì bạn lấy máu ở đầu ngón tay để kiểm tra đường huyết nên bước này có tác dụng diệt khuẩn và giúp máu lưu thông tốt hơn. Tốt nhất là nên rửa tay bằng nước ấm để máu lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời quá trình lấy máu cũng diễn ra nhanh hơn.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lấy máu

  • Lắp kim vào bút lấy máu.
  • Vặn ngược chiều kim đồng hồ đầu bút lấy máu để mở đầu bút ra.
  • Kim lấy máu lắp vào ống bút sao cho kim chạm vào đấy bút, không bị rơi ra ngoài.
  • Khi kim lấy máu đã đúng vị trí, dùng tay vặn bỏ đầu bọc nhựa của kim.
  • Cuối cùng, lấy đầu bút lắp vào lại, vặn theo chiều kim đồng hồ.

Bước 3: Lấy máu

Bút lấy máu có 5 mức độ điều chỉnh chiều sâu của kim để khi tiến hành lấy máu không gây đau, cụ thể:

  • Mức 1,2: Dùng cho da mỏng.
  • Mức 3: Da không quá dày, không quá mỏng
  • Mức 4,5: Dạ dày, có chai sạn.

Để điều chỉnh độ sâu của kim thì bạn chỉ cần kéo phần cuối bút khi nghe tiếng “tách”

Cắm que thử máu vào máy đo đường huyết, máy sẽ tự khởi động

Thực hiện đo đường huyết máu bằng cách ấn nhẹ nút trên thân bút, sau đó kim sẽ đâm nhẹ vào ra và rút ra ngay lập tức sau đó. Nặn 1 giọt máu lên đầu gon tay để máy đường huyết thực hiện đo kết quả chỉ số đường huyết.

Thông thường, chỉ số đường huyết sẽ tăng sau bữa ăn sáng, nhưng tốt nhất, sau mỗi bữa ăn bạn đều cần kiểm tra đường huyết. Trước khi thực hiện đo GI, bạn cần nắm được lượng đường huyết trước bữa ăn là bao nhiêu. Điều này giúp bạn xác định được lượng đường huyết tăng nhiều hay tăng ít, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể.

➤ Tham khảo thêm: So sánh top máy đo tiểu đường tốt nhất hiện nay

4. Chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là ổn định?

Với câu hỏi “chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là ổn định?” còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đối với người khỏe mạnh bình thường, chỉ số đường huyết sau 2h ăn dưới 7,8mmol/L được coi là ổn định. Tuy nhiên chỉ số này sẽ thay đổi nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang dùng thuốc điều trị.

  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tốt nhất nên giữ chỉ số đường huyết sau 2h ăn dưới 10mmol/L [

Chủ Đề