Em hay nêu cách tóm tắt văn bản tự sự

Tóm tắt văn bản tự sự – Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

1. Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Tác phẩm tự sự thường là những tác phẩm có cốt truyện với các nhân vật, chi tiết và sự kiện tiêu biểu. Tuy nhiên, trong thực tế có một số tác phẩm dường như không có cốt truyện [ví dụ như một số truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam] nên rất khó tóm tắt hoặc bản tóm tắt sẽ rất đơn giản. Tóm tắt tác phẩm tự sự là tóm lấy những nhân vật, chi tiết, sự kiện chính, tiêu biểu đó và tước bỏ đi những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ không liên quan.

1.2. Có những cách tóm tắt tác phẩm tự sự theo những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lí. Bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của tác phẩm được tóm tắt hay nói khác đi cần đảm bảo tính khách quan, hoàn chỉnh và cân đối.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự

Trong cuộc sông hằng ngày, có những văn bản tự sự chúng ta đã học nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho ngưòi khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.

Tóm tắt văn bản tự sự là thao tác dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính [bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng] của văn bản đó.

Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung được tóm tắt.

Có nhiều cách tóm tắt một văn bản tự sự, tuỳ theo mục đích và yêu cầu của từng trường hợp.

II. Cách tóm tắt văn bản tự sự

1. Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt

-Thể hiện được mục đích và yêu cầu tóm tắt.

-Thể hiện được tính khách quan; không thêm bớt chi tiết, sự việc so với văn bản được tóm tắt; không bình luận gì thêm trong khi tóm tắt.

-Thể hiện được tính chỉnh thể của văn bản được tóm tắt, trong đó cân đối số trang, số dòng dành cho sự việc chính, những sự kiện tiêu biểu… một cách hợp lí.

Đọc văn bản tóm tắt trong SGK [trang 60] và trả lời các câu hỏi:

a] Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và nêu được nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

b] Sự khác nhau giữa văn bản tóm tắt và tác phẩm là:

– So với tác phẩm, độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn nhiều.

– Trong văn bản tóm tắt, số lượng nhân vật, sự việc ít hơn so với tác phẩm.

– Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của ngưòi viết tóm tắt chứ không phải lời văn của tác giả viết lên tác phẩm đó.

– Các nhân vật quan trọng đã được văn bản tóm tắt ghi lại, nhưng sự việc chính thì chưa đảm bảo đầy đủ. Thông qua văn bản tóm tắt người đọc có thể hiểu được nội dụng cơ bản một cách chuẩn xác truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, người viết tóm tắt cần phải thêm vào: Thuỷ Tinh không làm gì được đành phải rút về nhưng hằng năm vẫn dâng nước lên để báo thù.

2. Các bước tóm tắt văn bản

Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần:

– Đọc kĩ tác phẩm: chỉ có thế tóm tắt được một tác phẩm nào đó khi đã đọc kĩ toàn bộ tác phẩm ấy và nắm được ý tưởng của tác giả.

– Xác định nội dung chính cần tóm tắt:

+ Các sự kiện chủ chốt, quyết định đến câu chuyện trong tác phẩm.

+ Các nhân vật quan trọng.

– Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí:

+ Trình tự trước – sau của các sự việc.

+ Sự xuất hiện của các nhân vật trong tác phẩm.

– Diễn đạt bằng lòi văn của mình những nội dung đã xác định được.

B. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

1. Bản tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao dẫn ở SGK, trang 61 – 63 đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc. Tuy nhiên, bản tóm tắt này chưa mạch lạc, có thể sắp xếp lại như sau:

a] Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.

b] Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng.

c] Vì muôn để lại mảnh vưòn cho con, lão phải bán con chó.

d] Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.

g] Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.

e] Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó.

i] Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.

h] Lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội.

k] Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.

Có thể tóm tắt truyện Lão Hạc như sau:

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Khi con trai lão đi phu đồn điền cao su, ở nhà, lão chỉ còn lại cậu Vàng là thân thiết. Vì muôn giữ lại mảnh vưòn cho con, lão đã phải đau xót bán con chó đi. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Nhưng cuộc sông mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ôm một trận khủng khiếp. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó. Nghe Binh Tư kể lại, ông giáo rất buồn. Thế rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.

2. Các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.

– Vì thiếu tiền nộp sưu cho người em đã mất, anh Dậu bị bọn tay sai đánh đập.

– Một bà lão mang đến cho chị Dậu bát gạo để nấu cháo cho cả nhà ăn.

– Cháo chín, chị Dậu đang quạt cho bát cháo nguội thì cai lệ và người nhà lí trưởng đến.

– Chúng hăm doạ đòi dỡ nhà chị Dậu nếu không có tiền nộp.

– Chị Dậu van lạy xin khất nhưng cai lệ vẫn đòi trói anh Dậu.

– Cai lệ đánh chị Dậu, chị liền túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa.

– Người nhà lí trưởng giơ gậy đánh chị Dậu, chị giằng co, túm tóc lẳng hắn ngã ra thềm.

Có thể tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” như sau:

Vì thiếu tiền nộp SƯU cho người em đã mất từ năm trước, anh Dậu bị bọn tay sai đánh đập thập tử nhất sinh. Một bà lão hàng xóm thương cảnh cả nhà nhịn đói suốt từ hôm qua nên đem đến cho chị Dậu bát gạo để nấu cháo. Cháo chín, chị Dậu đang quạt cho bát cháo nguội thì cai lệ và ngưòi nhà lí trưởng ập đến. Chúng hung hãn hăm doạ đòi dỡ nhà chị nếu không có tiền nộp. Chị Dậu van lạy, thiết tha xin khất nhưng cai lệ vẫn khăng khăng đòi trói anh Dậu. Chị Dậu xông vào túm cổ, dúi tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất. Ngưòi nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu, chị giằng co, rồi túm tóc lẳng hắn ngã nhào ra thềm.

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

3. Tôi đi học và Trong lòng mẹ là hai tác phẩm tự sự nhưng không chứa nhiều sự kiện, nhân vật và xung đột xã hội. Trong hai tác phẩm này, các tác giả chủ yếu miêu tả nội tâm nhân vật nên rất giàu chất thơ. Có thể tóm tắt hai tác phẩm trên như sau:

– Tôi đi học: Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên. Đó là cảm giác nao nức, hồi hộp, ngố ngàng vối con đưòng, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giò học đầu tiên.

– Trong lòng mẹ: Truyện được bố cục theo mạch tự truyện của nhân vật tôi. Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ của cậu bé Hồng đi tha phương cầu thực ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Người cô cứ xoáy vào cậu bé những lòi cay độc. Nhưng rồi mẹ cậu bé về. Cậu nghẹn ngào, sung sưống lăn vào lòng mẹ và cảm nhận được hạnh phúc của tình mẫu tử.

Related

Để làm bất kỳ một bài tập làm văn nào thì việc tóm tắt dàn ý là điều quan trọng nhất, cho dù đó là văn miêu tả, văn thuyết minh, văn nghị luận. Và việc tóm tắt văn bản tự sự là yếu tố hàng đầu mà các bạn cần nắm chắc để làm bài đạt điểm số cao trong các kỳ thi quan trọng.

Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự 

Mục đích

  • Nắm vững tính cách và số phận của nhân vật chính.
  • Đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.

Yêu cầu

  • Trung thành với văn bản gốc.
  • Nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính.
  • Ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ và chính xác.

Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính

Bước 1: Đọc kỹ văn bản và xác định nhân vật chính

Đây là bước quan trọng nhất vì nếu các bạn không thể xác định được nhân vật chính cần phân tích và nghị luận thì cả bài văn không mang lại bất kỳ giá trị nào.

Bước 2: Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.

Những sự việc này có thể liên quan giữa nhân vật này với nhân vật khác hoặc những sự việc này với sự việc khác trong toàn bộ tác phẩm.

Bước 3: Tóm tắt các hành động, lời nói tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc.

Những lưu ý khi tóm tắt văn bản tự sự:

  • Cần đối chiếu với văn bản gốc như mục đích, yêu cầu của đề.
  • Tóm tắt cần bám sát các sự việc và chi tiết tiêu biểu.
  • Khi viết văn bản tóm tắt chúng ta dùng lời văn của người viết.
  • Tùy theo yêu cầu và mục đích của đề bài mà chúng ta có thể tóm tắt văn bản tự sự theo nhiều cách khác nhau.

Bài tập minh họa cách tóm tắt văn bản tự sự 

Đề bài 1: Tóm tắt truyện Tấm Cám dựa theo nhân vật Cám.

Tóm tắt nhân vật Cám trong truyện “ Tấm cám”

Cám là người em cùng cha khác mẹ với Tấm.

Tính cách: Đỏng đảnh, ham chơi, lười biếng.

Chỉ vì chiếc yếm đào treo thưởng mà Cám lựa chị hụt xuống ao để trút giỏ tép của Tấm.

Thấy Tấm nuôi được con cá bống, Cám lại lừa giết và thịt cá bống.

Khi vua mở hội, Cám cùng mẹ sắm sửa quần áo đẹp đi chơi còn Tấm phải ở nhà nhặt riêng thóc gạo mà dì ghẻ đã cố tình trộn lẫn.

Thấy vua mời đàn bà, con gái thử giày để kén vợ, Cám cũng len vào nhưng không vừa chân.

Ghen tức vì Tấm được làm hoàng hậu, nhân ngày giỗ cha, Cám và mẹ lừa Tấm trèo cây cau rồi chặt cây giết chết Tấm.

Cám vào cung thay Tấm làm vợ vua.

Tấm chết hóa thân nhiều lần nhưng đều bị Cám tìm cách hãm hại từ việc giết chim vàng anh, chặt cây xoan đào, đốt khung cửi.

Khi Tấm trở lại làm người Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa nên tỏ ra ham muốn.

Cám chết một cách thích đám vị sự tham lam và ngu ngốc của mình.

Bài văn mẫu tóm tắt tự sự về nhân vật Cám

Cám là nhân vật cùng cha khác mẹ với Tấm, tính cách Cám đỏng đảnh, ham chơi và lười biếng. Khi mẹ treo thưởng chiếc yếm đào cho ai bắt được nhiều tôm tép, Cám đã lừa chị hụp xuống ao để trút hết giỏ tép của Tấm sang giỏ mình. Khi tấm phát hiện được và khóc thì ông Bụt xuất hiện và cho Tấm một chú cá bống để về nuôi nhưng mẹ con Cám lại lừa và làm thịt bống.

Khi vua mở hội, Cám cùng mẹ sắm sửa quần áo đẹp đi chơi còn Tấm phải ở nhà nhặt riêng thóc gạo mà mụ dì ghẻ đã cố tình trộn lẫn. Tấm một lần nữa được ông Bụt giúp đỡ đi xem hội nhưng lại đánh rơi chiếc giày. Khi vua mời các thiếu nữ thử giày kén vợ, Cám cũng len vào nhưng không vừa chân, còn Tấm được chọn làm vợ cua.

Ghen tức vì Tấm được chọn làm hoàng hậu, nhân ngày giỗ cha, Cám và mẹ lừa Tấm trèo cây cau rồi chặt cây giết Tấm. Sau đó, Cám giả mạo Tấm để vào cung làm hoàng hậu thay chị. Một hôm đang giặt áo, Cám nghe được lời chim vàng anh hót lời của Tấm “phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chế phơi bờ rào rách áo chồng tao”. Cám tức giận bắt chim làm thịt, lông chim đổ ra vườn, một thời gian sau ở vườn mộc lên 2 cây xoan đào rất đẹp, nhà vua lấy làm yêu thích. Biết chuyện, Cám sau quân lính chặt cây đóng thành khung cửi. Thế nhưng mỗi lần ngồi vào khung cửi, Cám lại nghe tiếng chửi rủa mình “ Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị. chị khoét mắt ra”. Không chịu được, Cám đốt khung cửi rồi đổ tro xa mãi bên đường. Từ đống tro mọc lên cây thị có duy nhất một quả, Tấm đã náu mình trong quả thị và trợ lại thành người.

Sống trong cung Cám thấy Tấm xinh đẹp hơn xưa thì tỏ ta ham muốn, Cuối cùng Cám chết một cách thích đáng vì sự tham lam và ngu ngốc của mình.

Đề bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi mà đề bài yêu cầu:

“ Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực…..

Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy. Không nghe lời ta rồi thì sẽ biết. – Nói rồi phất áo bay đi…”

Trích tác phẩm “Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2: Nếu nội dung chính của văn bản.

Câu 3: Các từ ngữ như “ tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền, ngồi ngất ngưởng tự nhiên” đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện tính cách nhân vật Ngô Tử Văn.

Câu 4: Văn bản trên thuộc tác phẩm nào? Hãy tóm tắt nhân vật chính trong tác phẩm đó.

Đáp án: 

Câu 1: Đây là văn bản tự sự 

Câu 2: Nội dung chính của văn bản là:

  • Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn.
  • Kể về sự tức giận của Ngô Tử Văn  trước những tội ác của hồn ma tướng giặc và hành động đốt đền của Ngô Tử Văn .

Câu 3: Hiệu quả nghệ thuật:

  • Khắc họa rõ nét tính cách nhân vật chính trong tác phẩm như:
  • Lòng dũng cảm, tính cương trực, khẳng khái, vì dân vì nước.
  • Tinh thần dân tộc bất khuất như tiêu diệt hồn ma của tướng giặc, bảo vệ người có công với nước.

Câu 4: Văn bản trên thuộc tác phẩm “Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên” của tác giả Nguyễn Dữ.

Tóm tắt nhân vật Ngô Tử Văn

Ngô Tử Văn quê ở Yên Dũng, Lạng Giang. Chàng rất khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà là không chịu được.

Cuối đời Hồ, có một hồn ma tên tướng giặc tử trận ở đền Tản Viên, tác yêu tác quái trong dân gian. Tử Văn nghe tin tức giận bèn tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, hồn ma tên tướng giặc đến mắng mỏ, đe dọa đòi Tử Văn dựng lại đền và kiện dưới âm phủ nhưng Tử Văn vẫn thản nhiên.

Chiều tối, thổ công xuất hiện rồi kể cho Tử Văn mọi sự tình, rồi bày cách giúp Tử Văn đối phó, ứng xử khi bị bắt xuống Minh ti.

Đêm xuống, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Khi đối chất với diêm vương, bằng những lời lẽ cứng cỏi và những chứng cứ mà Thổ Công cung cấp, cuối cùng Tử Văn đã thắng kiện và được làm chức phán sự ở đền Tản Viên. Còn hồn ma tướng giặc bị nhốt xuống ngục Cửu U.

Video liên quan

Chủ Đề