Gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA SƯ PHẠMBỘ MÔN NGỮ VĂNNGUYỄN THỊ LY AMSSV: 6075406TÍNH GIAO THỜI – NÉT ĐẶC TRƯNGTRONG THƠ TẢN ĐÀLuận văn tốt nghiệp Đại họcNgành Ngữ VănCán bộ hướng dẫn: Huỳnh Thị Lan PhươngCần Thơ, 5-2011MỤC LỤCMỤC LỤC ................................................................................................................... 1PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 31. Lý do chọn đề tài:............................................................................................ 32.Lịch sử vấn đề tài : .......................................................................................... 43.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .................................................................... 64.Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 75.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 8PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................... 9CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG............................................................. 91.1 Khái niệm về tính giao thời .......................................................................... 91.2 Vài nét về Tản Đà ........................................................................................ 14CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH GIAO THỜI TRONG THƠ TẢN ĐÀ . 172.1 Sự chuyển hướng trong quan niệm sáng tác .............................................. 182.2 Sự kết hợp hai yếu tố cũ và mới trong nội dung sáng tác .......................... 212.3 Sự biến đổi về phương thức thể hiện: ......................................................... 43CHƯƠNG III: CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN TẠO NÊN TÍNH GIAO THỜITRONG THƠ TẢN ĐÀ ........................................................................................ 733.1Yếu tố khách quan................................................................................. 733.2Yếu tố chủ quan:.................................................................................... 75PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 79TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 80PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:Không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu văn học gọi giai đoạn vănhọc 1900-1930 là giai đoạn văn học giao thời. Xét ở góc độ lịch sử đây là thờiđiểm tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng của đất nước ta có nhiều thayđổi. Xã hội Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX là một bầu trời đen tối, cósự chuyển biến mạnh mẽ từ ý thức hệ phong kiến sang ý thức hệ tư sản, chínhquyền phong kiến làm ngơ trước thực tại khó khăn, điêu đứng của đất nướcnhưng nhân dân Việt Nam thì không thể nào nhắm mắt khoanh tay trước sự xâmlược của kẻ thù. Phong trào cách mạng lần lượt nổ ra khắp nơi [phong trào CầnVương, phong trào Duy Tân] như những tia sáng bùng lên vào đầu thế kỷ XXnhưng cũng sớm bị dập tắt. Tuy nhiên nó đã tạo nên tiếng vang lớn cho phongtrào cách mạng Việt Nam .Về văn học đây là giai đoạn văn học có nhiều biến chuyển phức tạp, làbước chuyển mình từ văn học trung đại sang hiện đại.Chính vì vậy văn học mangtính chất giao thời, có sự đan xen giữa phương pháp sáng tác cũ và mới tạo nênnét biệt thái. Cùng với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết với những tên tuổitiêu biểu như: Hồ Biểu Chánh [Cha con nghĩa nặng ], Hoàng Ngọc Phách [TốTâm], Đặng Trần Phất [Cành hoa điểm tuyết, Cuộc tan thương ]…thơ ca cũng cósự thay đổi lớn, chịu nhiều ảnh hưởng tính cách cá nhân phương Tây, thơ TảnĐà, Trần Tuấn Khải…trong giai đoạn này đã mang những giai điệu mới. Có thểnói sự góp mặt của Tản Đà như sự báo hiệu cho những thay đổi trong thơ ở mộtchặng mới, thơ Tản Đà chất chứa nhiều mâu thuẫn, mâu thuẫn của buổi giao thời.Sống trong hoàn cảnh Tây, Tàu lẫn lộn cũng như bao nhiêu người khác TảnĐà luôn mang bên mình tâm trạng thoát thoát ly, để quên đi thực tại. Nhữnggiằng xé trong con người nhà thơ giữa quá khứ và hiện thực, hiện thực và tươnglai, giữa sự chuẩn mực và suy đồi, giữa đạo đức và quyền lợi…Tất cả những điềuấy đã tạo nên tính giao thời trong thơ ông – một nét đặc trưng cơ bản của thơ TãnĐà mà không phải nhà thơ nào sống trong thời kỳ này cũng có. Và để hiểu hơnvề Tản Đà cùng với những gì mà nhà thơ đã thể hiện người viết đã chọn đề tài: “Tính giao thời- Nét đặc trưng trong thơ Tản Đà” để làm luận văn tốt nghiệpcho mình.2. Lịch sử vấn đề tài :Tản Đà là một nhà thơ dân tộc, một tài năng tiêu biểu của văn họcViệt Nam giai đoạn giao thời Á-Âu, giao thời giữa cũ và mới. Lịch sử nghiêncứu thơ văn Tản Đà là lịch sử của sự tiếp cận, tính chuyển tiếp trong thơ ca ôngnhững đóng góp và cả dừng lại của ông trong bước chuyển giao thời đại. Vì thếcó rất nhiều bài viết, những công trình nghiên cứu viết về thi sĩ Tản Đà [Đượctuyển chọn và in thành sách ].Trước hết là cuốn Tản Đà – tác gia và tác phẩm đây là cuộc tuyểnchọn và giới thiệu tư liệu về tác giả, tác phẩm được sưu tầm từ những bài viếttrong thời gian chống Pháp và chống Mỹ. Những bài viết trong những năm gầnđây giúp cho người đọc hiểu hơn về cuộc đời cũng như giá trị thơ văn Tản Đà.Cuốn sách do Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Đức Mậu tuyển chọn và giới thiệu, nhàxuất bản Giáo dục xuất bản năm 2000 trong cuốn sách này có những bài viếtđáng chú ý, có thể kể đến bài viết của các tác giả sau:Phạm Văn Diệu trong bài “Tản Đà – một nhà văn tài tử và lãngmạn, một nhà thơ giữa hai thế kỷ” đã có nhận xét cho người đọc thấy được sựtài hoa của Tản Đà trong việc vận dụng những bài thơ luật cổ xưa nhưng mangphong cách và dáng dấp của thơ hiện đại: “Phong cách dân tộc đặc sắc ở TảnĐà còn làm cho nhiều bài thơ luật của ông không phải chỉ là những vần thơ cũkỹ, khuôn sáo nhan nhãn trong vườn hoa tạp chí Nam Phong trái lại chúng đềucó một vẻ êm ái tròn trĩnh, một ý vị tươi thắm đậm đà. Điều ấy phản ánh tronglối nói phóng túng dễ dàng giữa lòng bài thơ cũ” [tr.343]. Và không chỉ dừng lạiở đấy tác giả đã tiếp tục bài viết của mình bằng những lời khẳng định: “ Quả thậtnhà thơ của chúng ta tuy vẫn tuân thủ những luật lệ của đường thi, song đã khéodùng những chữ thật bình dị, những khẩu ngữ thông tục lời văn không hề có tìnhtrạng đông đặc từng điển tích Hán Việt và các lối ngắt nhịp thường theo sát tìnhý nên đã giảm bớt vẻ hoa lệ, trịnh trọng cố hữu của lối thơ để thay vào đó tínhchất phóng khoáng và nét chữ tự nhiên đặc biệt” [tr 343].Bên cạnh đó tác giả còn nhận xét về chất “tài tử và lãng mạn” của Tản Đànhư sau: “ Sự hưởng lạc thoát ly của Tản Đà không còn giống như thời NguyễnBỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ …nữa mà đã mang dấu vết của thời đại. Tuynhiên có thể nói rằng sự hưởng lạc của nhà thơ “ Non Tản sông Đà” vẫn hãycòn dáng dấp những cái gì của thời xa xưa, cổ kính chung chung vẫn chưa xarời cái khung cảnh điềm nhã, mỹ thuật” [tr 339].Xuân Diệu trong bài “ Công của thi sĩ Tản Đà” đã nhận xét: “Tản Đà còn là thi sĩ rất An Nam, có thể nói là hoàn toàn An Nam …thơ Tản Đàlà thơ An Nam …thi sĩ Tản Đà cũng đã biết tiếng An Nam cũng rất tường tận mớiviết được những khúc thơ thuần thục như những lời thơ dân gian” [tr 181].Cũng bàn về thơ Tản Đà, trong bài: “Tính dân tộc và tính hiện đại , truyềnthống và cách tân, qua nhà thơ Tản Đà” Trần Ngọc Vương đã có những nhậnxét: “ Nhìn tổng quát có thể khẳng định: Tản đà nối tiếp hàng loạt chủ đề, đề tàitruyền thống đồng thời mở rộng ra đưa thêm vào đó những tình huống mới vừacó sự gần gũi với các tác giả nổi danh trong truyền thống, nhưng cũng phát hiệnnhiều giọng điệu sắc thái dân tộc” [tr 486].Hay Nguyễn Khắc Xương đã gọi Tản Đà như tiêu đề bài viết củamình: “Tản Đà ngọn lửa cuối cùng của ý thức hệ phong kiến Việt Nam” đãviết: “Hình thức thơ Tản Đà cũng bắt đầu đổi hướng: Tản Đà là người đầu tiêntrong văn học Việt Nam áp dụng hình thức thơ mới thích hợp với nội dung mớicủa thời đại .Nhưng Tản Đà đã lùi về vị trí giai cấp của mình, nhiệt thành chấnhưng khổng học, đề cao lễ giáo phong kiến và công kích thơ mới …ngọn đèntrước khi tắt tất phải bùng lên ánh lửa cuối cùng. Tản Đà chính là ánh lửa cuốicùng của ý thức hệ phong kiến đã có hàng ngàn năm lịch sử trong xã hội ta đượcphản ánh vào văn học” [ tr360].Hầu hết những công trình về thơ Tản Đà đều thống nhất xem ông là mộtthi gia tiêu biểu của văn chương Việt Nam. Trong “Sự chuyển biến của vănchương Việt Nam sang thời kỳ hiện đại” có viết: “Là một thi sĩ thật sự có tâmhồn và tài năng thi sĩ tân kỳ say mê các đọc giả Việt Nam suốt mấy mươi năm cảđến tận ngày nay . Tản Đà là một cột mốc son lớn và đẹp trên con đường hiệnđại hóa thơ ca Việt Nam [ Hiện đại và không thoát ly tinh thần, tình cảm củaphong trào yêu nước, cách mạng đương thời mà là sự thăng hoa nghệ thuật củasự vận động lịch sử đó] . Tản đà là nhà thơ yêu nước, nhà cách tân nghệ thuậtthơ ca và văn chương của những năm 30 của cà thế kỷ XX” [tr 414].Và đặc biệt để hoàn thành luận văn này không thể không kể đến cuốn“Tản Đà- tác phẩm và dư luận” do nhiều tác giả biên soạn và giới thiệu . Đâyxem như là một công trình nghiên cứu về thơ văn Tản Đà cũng như những đónggóp mà ông đã đem đến cho nền văn học Việt Nam . “Tản Đà- Tác phẩm và dưluận” được chia làm hai phần: phần thứ nhất: những tác phẩm của Tản Đà [chỉ kểđến thơ] phần thứ hai: những bài viết của nhiều tác giả về thi sĩ Tản Đà. Tuynhiên luận văn này chỉ tham khảo ở phần thơ. Có thể nói “ Tản Đà – Tác phẩmvà dư luận” là một trong những công trình nghiên cứu đem đến cái nhìn khá đầyđủ về văn chương Tản Đà.Nhìn chung từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết, nhiều quyển sáchtìm hiểu về thơ Tản Đà, phát hiện cái mới cái hay và sự đóng góp của Tản Đà vềnhiều mặt. Trong đó bàn về nội dung và nghệ thuật thơ văn của Tản Đà nóichung được đề cặp rất nhiều . Bởi vì Tản Đà là nhà thơ điển hình, tiêu biểu nhấtso với các nhà thơ trong buổi giao thời, trong những sáng tác của ông luôn tồntại, đan xen giữa cũ và mới, cổ điển và cách tân .Vì vậy với đề tài: “Tính giao thời- Nét đặc trưng trong thơ Tản Đà”cùng với kiến thức hạn hẹp của mình, qua luận văn này, người viết chỉ xem đâylà cơ hội để bày tỏ ý kiến, quan điểm nhằm góp phần tìm hiểu sâu hơn về: “Tínhgiao thời – Nét đặc trưng trong thơ Tản Đà”.3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tàiCũ và mới, Đông và Tây là những lĩnh vực luôn có sự phân biệt rõ ràng,cái mới ra đời để phủ định cái cũ. Người phương Tây thì muốn đem nền văn hóacủa mình để áp đặt cho người phương Đông. Nói như vậy không có nghĩa là cáigì đến sau đều không tốt. Bởi vì cái mới ra đời là dựa trên nền tảng cái cũ, cònngười phương Đông cũng có quan điểm, lập trường riêng của dân tộc mình vìvậy họ không dễ dàng chấp nhận sự áp đặt của người phương Tây. Vấn đề ở đâylà chúng ta phải biết làm sao và làm như thế nào để không bị hòa tan trong vòngxoáy của xã hội thời bấy giờ và Tản Đà đã thật sự làm được điều đó. Ông là dấugạch nối giữa hai nền văn học. Vì thế để có một cái nhìn thật sự đúng đắn về TảnĐà người viết buộc phải có kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam trongnhững năm đầu của thế kỷ XX, cũng như những kiến thức chuyên nghành về vănchương đặc biệt là thơ không phải chỉ riêng về thơ Tản Đà mà còn cả nhiều nhàthơ khác. Vì có như thế ta mới thấy được nét “giao thời” trong thơ ông.Việc tìm hiểu và nghiên cứu một nhà văn, nhà thơ nào đó không phải chỉđơn thuần là công việc của những nhà phê bình mà nó còn cần thiết đối vớinhững sinh viên thuộc nghành văn chương. Công việc ấy giúp chúng ta có thểnắm bắt sâu hơn về tác giả, tác phẩm cũng như những đóng góp mà nhà thơ, nhàvăn đã để lại cho chúng ta. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện về vấn đề mà mìnhnghiên cứu thì trong phạm vi hiểu biết người viết chưa thể khái quát cụ thể vàđầy đủ. Vì thế khi nghiên cứu về Tản Đà người viết chỉ chọn ra một khiá cạnh đólà: “Tính giao thời- Nét đặc trưng trong thơ Tản Đà” nhằm tạo điều kiện chobản thân hiểu hơn về thơ Tản Đà, cũng như nét đặc trưng vốn có được biểu hiệntrong thơ ông.Hơn nữa Tản Đà là nhà thơ đã từ lâu được giới phê bình nghiên cứu vănhọc rất quan tâm. Họ khen không hết lời mà chê cũng không tiếc lời. Vì lẽ đó,người viết mong muốn qua đề tài này trên cơ sỡ làm nổi bật nét đặc trưng của thơTản Đà trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật sẽ góp thêm tiếng nói vào việckhẳng định thành công tích cực của Tản Đà – một nhà thơ đã làm thi sĩ một cáchđường hoàng, bạo dạng “dám giữ một bản ngã, dám có một cái tôi” [Văn HọcViệt Nam thế kỷ XX- Lý luận phê bình nửa đầu thế kỷ XX Quyển V- Tập Vtr274].4. Phạm vi nghiên cứuNhư chúng ta đã biết Tản Đà sáng tác ở nhiều thể loại, nhưng thực tế đãcho thấy rằng thơ là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên tên tuổi cho Tản Đà.Và cũng như đã nói từ đầu do chưa có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong đềtài này người viết chỉ nghiên cứu về Tản Đà ở lĩnh vực thơ ca. Tuy nhiên ngườiviết cũng không khảo sát toàn bộ những vấn đề có liên quan đến thơ Tản Đà màchỉ gói gọn lại trong một khuôn khổ nhất định là: tìm hiểu về tính giao thời trongthơ Tản Đà. Để làm được điều đó người viết dựa trên hai phương diện cơ bảncủa thơ Tản Đà về nội dung và nghệ thuật nhằm làm sáng tỏ tính giao thời trongthơ ông.Nhìn chung như tên gọi của đề tài đã cho ta thấy được phạm vi nghiêncứu của nó, với phạm vi như thế trong luận văn này, người viết chỉ khảo sátnhững sáng tác thơ Tản Đà trong “Tản Đà toàn tập”. Bên cạnh đó người viếtcòn tham khảo các bài viết, các công trình được đề cập ở phần lịch sử vấn đề đềhoàn thành luận này.5. Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình thực hiện luận văn này người viết đã tiến hành cácphương pháp nghiên cứu cơ bản sau:Do yêu cầu của đề tài là tìm hiểu “Tính giao thời- Nét đặt trưng trong thơTàn Đà” nên người viết về cơ bản bám sát những tác phẩm thơ Tản Đà trong“Tuyển tập Tản Đà” do nhà xuất bản Hội nhà văn giới thiệu. Từ những tác phẩmcụ thể, người viết đã tìm hiểu, khảo sát từng bài thơ để sát lập thể loại vá các yếutố tạo nên “Tính giao thời- Nét đặc trưng trong thơ Tản Đà” trên cả hai bình diệnnội dung và nghệ thuật. Và trong khi nghiên cứu, khảo sát người viết đã kết hợpcác phương pháp như: phân tích, thống kê, tổng hợp, chứng minh, so sánh…nhằm để làm sáng tỏ các vấn đề được đặt ra trong bài viết này.PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG1.1 KHÁI NIỆM VỀ TÍNH GIAO THỜI1.1.1 Một số quan niệm về tính giao thời trong văn học giai đoạn 19001930:Tính giao thời là nét đặt trưng của văn học Việt Nam giai đoạn 19001930. Do sự tác động của hoàn cảnh xã hội nền văn học Việt Nam đã có nhữngbước chuyển mình rõ rệt, các nhà văn trong thời kỳ này đã có những thay đổi vềcảm hứng sáng tác, quan niệm sáng tác ở nội dung tư tưởng và hình thức nghệthuật. Tuy nhiên họ đã không rũ bỏ hết tất cả những gì thuộc về văn hóa truyềnthống của dân tộc. Và chính những yếu tố này đã tạo nên tính giao thời trong vănhọc, khi nói đến tính giao thời đã có nhiều quan niệm xoay quanh vấn đề này vàđây là một hiện tượng văn học nổi bật của nền văn học. Việt Nam trong nhữngnăm đầu thế kỷ XX.Trước tiên chúng ta sẽ giải thích nghĩa của từ “giao thời”. Theo như từđiển Tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn có ghi rõ: “Giao thời là khoảng thờigian chuyển tiếp từ thời kỳ này sang thời kỳ khác cái mới cái cũ đan xen lẫnnhau, thường có mâu thuẫn xung đột chưa ổn định” [Hoàng Phê 1995 tr378].Bản thân từ “giao thời” cũng như ý nghĩa của nó đã phần nào cho chúng ta hiểuđược những đặc điểm của tính giao thời trong văn học. Đồng tình với quan điểmđó một số nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm của mình về hiện tượng giao thờicủa văn học giai đoạn 1900-1930.Theo Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng thì: “Văn học của cả giai đoạn1900-1930 có tính giao thời. Tính chất giao thời đó được biểu hiện ở sự tồn tạisong song hai nền văn học cũ và mới, hai lực lượng sáng tác, hai công chúng vớihai quan niệm văn học địa bàn khác nhau ở xu thế thắng lợi của nền văn họcmới tiến tới thay thế nền văn học cũ đang suy yếu dần. Ở giai đoạn giao thời nàynền văn học cũ tuy đã ở trên đà đang suy tàn nhưng vẫn còn giữ được một vị tríđáng kể vẫn còn một tác dụng tích cực trong sự phát triển của văn học dân tộc”[Trần đình Hượu, Lê Chí Dũng 1988 tr29].Còn với Trần Nho Thìn thì ông cho rằng: “Nói một cách song phẳng cácđịnh danh giao thời là rất thích hợp cho văn học trên vùng đất Bắc Kỳ lúc đónhưng vị tất đã thích hợp cho văn học ở vùng phía Nam của tổ quốc lúc ấy gọi làNam Kỳ” [Trần Nho Thìn 2003 tr290].Hay trong Tạp chí khoa học xã hội số 12[136]-2009 Huỳnh Thị LanPhương, Nguyễn Văn Nở trong bài nghiên cứu: “Tính giao thời nét đặc trưng củavăn học giai đoạn 1900-1930 đã viết”: “ Có thể khẳng định: Trong lịch sử vănhọc Việt Nam đây là giai đoạn duy nhất tính giao thời được thể hiện rõ nét nhưthế. Tính giao thời đã tạo cho văn học giai đoạn này nổi bật vai trò bản lề nốiliền hai thời kỳ văn học trung đại và hiện đại. Có nó dòng chảy liên tục từ thế kỷX đến nay không tắt mạch chia dòng”.Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng nét đặc trưng cơ bản của vănhọc Việt Nam giai đoạn 1900-1930 đó chính là tính giao thời. Từ đó chúng ta sẽđi đến việc nghiên cứu một tác giả tiêu biểu cho thời kỳ này là: Tản Đà- NguyễnKhắc Hiếu.1.1.2 Thế nào là tính giao thời trong thơ Tản Đà?Là một nhà thơ trưởng thành trong buổi giao thời, Tản Đà chịu không ítnhững chi phối của hoàn cảnh xã hội. Vì thế trong thơ ông đã có những biểu hiệnrõ rệt của tính giao thời, trong sáng tác của mình Tản Đà đã thể hiện cùng lúc haiyếu tố cũ và mới, cổ điển và hiện đại, Đông và Tây. Sự kết hợp nhuần nhuyễn ấyđã làm nên phong cách Tản Đà mà từ trước đến nay chưa từng có. Tính giao thờitrong thơ Tản Đà thể hiện trên hai phương diện lớn. Đó là nội dung tư tưởng vàhình thức và hình thức nghệ thuật.Đầu tiên chúng ta sẽ bàn đến vấn đề về nội dung sáng tác trong thơ TảnĐà Trong đó bao gồm các nhân tố:Quan niệm sáng tác: Tản Đà đã có những chuyển biến đáng kể trongquan niệm sáng tác của mình. Nếu như ở thời kỳ trung đại các nhà văn nhà thơchỉ đi theo một quan niệm duy nhất đó là quan niệm của nhà Nho chịu ảnh hưởngnặng nề bởi tư tưởng Nho giáo thì đến thời kỳ này người sáng tác cụ thể là TảnĐà đã có những biểu hiện của sự thay đổi. Tản Đà vừa muốn thoát ly khỏi sự tùtúng, ràng buộc lễ nghi của những quy ước cũ để tìm kiếm một định hướng mới,một chân trời mới. Tản Đà không nhất quán đi theo quan niệm của nhà Nhonhưng chúng ta vẫn còn thấy đâu đó trong sáng tác của ông những nguyên tắcquen thuộc của thơ văn trung đại. Tản Đà đã tự chia những sang tác của mìnhthành hai bộ phận: “văn vị đời” và “văn chơi”. Trong đó “văn vị đời” là nhữngbài thơ nhằm để tuyên truyền đạo lý, còn “văn chơi” thì chỉ để mua vui.Tản Đà còn quan niệm rằng viết văn còn là một nghề để kiếm sống chứkhông phải chỉ viết để phục vụ cho đời. bên cạnh đó để chống lại quan điểm coivăn chương là của báo dành riêng cho các “tao nhân mặt khách”, các nhà tri thức,Tản Đà đưa ra quan điểm văn chương phải được quần chúng tham gia ý kiến.Tản Đà nêu quan điểm: “Văn chương có trọng giá, không phải là một sự chơiriêng trong ý thú, không phải là một sự đua trong phẩm bình mà phải có bóngmây hơi nước đến dân, xã” đó là nói văn chương phải có tác động tích cực tớinhân dân, tới xã hội. Đây là một quan niệm rất mới và mạnh bạo trong thời đó.Và để hiểu rõ hơn về những điều đã nói người viết sẽ trình bày kỹ hơn ở chươnghai nói về những biểu hiện của tính giao thời trong thơ Tản Đà.Tuy nhiên: “Có thể nói nhu cầu đổi mới quan niệm sáng tác đang đượcngười cầm bút thời này đặt ra, nhưng định hình một quan niệm sáng tác mới vẫncòn là một vấn đề bỏ ngỏ” [Huỳnh Thị Lan Phương, Nguyễn Văn Nở tạp chíkhoa học xã hội số 12.136-2009].Đề tài sáng tác: Tản Đà là nhà thơ đã được tiếp xúc với nền văn học hiệnđại, cả Tây, cả Tàu và sống ở thành phố, bắt đầu quen với cách sống thị dân.Nhưng thế giới của Tản Đà nhân vật của Tản Đà thì không phải trực tiếp đi từcuộc sống đó. Tản Đà vẫn quen với mộng, vẫn thích cuộc đời của những anhhùng hào kiệt, những tài tử giai nhân, những du khách phiêu lãng, những kỹ nữtài hoa… Tình yêu nam nữ, tình yêu quê hương đất nước, là những đề tài đãđược Tản Đà kế thừa từ thơ ca truyền thống. Bên cạnh đó Tản Đà còn sáng tác ởnhững nội dung mới như: tư tưởng lãng mạn thoát ly, chủ nghĩa cá nhân và cáitôi bản ngã đã được nhà thơ phản ánh rõ nét qua từng trang viết của mình.“Quái lạ làm sao cứ nhớ nhauNhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâuBốn phương mây nước người đôi ngãHai chữ tương tư một gánh sầu”[Tương Tư]Hay là:“Thái Bình chưa dứt tiếng kêu oanLại tiếng kêu trời ở Nghệ AnMột phủ Anh Sơn trông mấy thángMà tay phan tử lấy ba ngànC ũng phường dối nước quân ăn cắpCũng lũ tàn dân giống hại đànLạnh lẽo hơi sương tòa tạp chíLệ ai dàn dụa với gian san”[Cảm đề]Nhìn chung Tản Đà vẫn sáng tác theo những đề tài quen thuộc nhưng tìnhyêu trong thơ ông chỉ là sự nhớ thương , tương tư khắc khoải chứ không phải làtình yêu hướng đến hôn nhân. Tản Đà yêu nước, đau xót trước cảnh nước mấtnhà tan nhưng yêu nước với ông không còn là “trung quân, không phải là thái độthờ ơ, dửng dưng mà yêu nước là phải đứng về phía người dân biết cảm thông vàchia sẻ với những con người thấp cổ bé họng. Nhà thơ nhìn đời bằng cái nhìnkhách quan vì thế thơ ông phản ánh một cách chân thực hiện thực cuộc sống củaxã hội đương thời. Cùng với cái tôi bản ngã Tản Đà đã tạo nên nét biệt thái giữamột nhà thơ giao thời với những bậc tiền bối trước ông.Lãng mạn thoát ly là một khuynh hướng chủ yếu trong thơ văn Tản Đàcũng giống như Nguyễn Khuyến, Tú Xương do chán ngán trước thời thế các nhànho đều ở trong tư thế bi quan, chán nản. Nhưng nếu như Nguyễn Khuyến chọncách về quê ở ẩn để quên đi sự đời thì Tản Đà lại lao vào con đường hành lạc đểtrốn đời. Tản Đà sống bằng tưởng tượng nhiều hơn là hiện thực, ông bắt đầu bêtha nhưng chưa đến nỗi phải rơi vào trụy lạc.Nếu như ở nội dung tư tưởng Tản Đà đã có những biểu hiện của yếu tố giao thờithì ở phần nghệ thuật cũng không nằm ngoài khả năng đó.Thứ nhất là vấn đề về hệ thống thể loại trong sáng tác: Ở thời kỳ trướcTản Đà các nhà nho viết văn theo thể loại văn học phương Đông bao gồm nhữngthể loại có từ văn học Trung Quốc như: thơ, phú, kinh nghĩa, văn sách luận, tứlục…cùng với các thể loại văn Nôm như: ngâm, khúc truyện Nôm, hát nói…Cònđối văn học phương Tây thì điển hình như thơ, kịch, tiểu thuyết và những tácphẩm mang nội dung triết học, học thuật viết bằng văn xuôi. Đây là hai hệ thốnghoàn toàn khác nhau. Tản Đà là nhà thơ tiếp thu cả hai hệ thống thể loại nhưngkhi làm thơ Tản Đà vẫn viết theo những gì quen thuộc, sở trường. Ông viết tuồngnhưng không phải là thứ tuồng cổ mà nó là một thứ ca kịch nào đó có vẻ xa lạchưa thành hình. Tản Đà cũng làm thơ cũng thất ngôn, cũng lục bát, song thất…nhưng bên cạnh đó còn có những bài hát sẩm, bài lý, những khúc ca dân gian,ca khúc, từ khúc Tản Đà đem chúng xếp ngang hàng với thơ thất ngôn.Tuy nhiên về căn bản Tản Đà là một nhà nho nên khi thử ngòi bút vào mộtthể loại mới thì ông vẫn còn vấn vương với cái chuẩn mực, cổ điển. Tản Đàkhông được để chuẩn bị để tiếp tục chuyển hướng sang nền văn học thật sự hiệnđại-văn học Âu hóa. Ông là người đã tìm ra hướng đi mới nhưng những bước đicủa ông có phần khập khểnh, không vững chắc do vậy Tản Đà chưa thật sự làmột nhà thơ mới. Chúng ta chỉ ghi nhận ở ông những đóng góp ban đầu cho sự rađời của nền thơ ca hiện đại.Thứ hai là vấn đề về nghệ thuật ngôn từ: Tản Đà là nhà thơ đặc biệt quantâm đến việc lựa chọn từ ngữ và âm điệu khi viết văn. Không chỉ có thơ mà cảvăn xuôi của Tản Đà cũng đầy nhạc tính. Tản Đà có một chủ trương về câu văn:“Đã gọi là văn, nếu không có khuất khúc, không có sự khởi phục, không có tiêmtế, không có hàm xúc, thời như câu nói vã, viết vào giấy sao cho là văn” [ GiấcMộng Con II]. Tản Đà tự hào về điều đó và xây dựng sự độc đáo của mình trênquan điểm đó. Nhưng cũng chính điều đó đã làm cho Tản Đà dừng lại trước vănhọc hiện đại. Trần Đình Hượu đã từng nhận xét: “Văn học là nghệ thuật về ngônngữ. Phương Đông đã đặc biệt quan tâm chau chuốt lời, tìm nhạc điệu, tìm cáchkết cấu từng câu, từng đoạn. văn học phương tây nhất là văn học cận, hiện đạikhông dừng lại ở đó. Họ quan tâm nhiều hơn đến việc lãnh hội thế giới, đến việcđặt ra và giải quyết những vấn đề, đến việc tái tạo, truyền đạt cái nhìn lĩnh hội,suy nghĩ bằng những hình tượng, những câu, những từ ngữ. theo truyền thốnglàm văn Phương Đông Tản Đà không tự đặt mình trước một qua trình sáng tạonhư vậy”[ Tản Đà – tác phẩm và Dư luận tr228]Trong lịch sử thơ ca Việt Nam thì dân ca và từ khúc là những cái hay, cáiđẹp của văn chương chữ Hán và đã sinh ra nhiều tài năng như: Nguyễn Du,Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…Tản Đà không chỉ kế thừahọ mà còn khai thác nhiều hơn những gì đã có.Tuy tản Đà chưa đủ mới, chưa bắt được cái thực và cũng chưa thoát khỏiràng buộc của chức năng đạo lý của quan niệm văn học cũ. Nhưng thông quanhững sáng tác của Tản Đà thì dường như những quan niệm truyền thống ấy đãdần bị lung lay. Trong bài nghiên cứu: Tính dân tộc và tính hiện đại, truyền thốngvà cách tân qua nhà thơ Tản Đà Trần Ngọc Vương đã viết: “ Sáng tác của TảnĐà vì vậy, cần được xem xét như một quan điểm giao hội của những vấn đề lýluận trong văn học sự Việt Nam, trên cơ sỡ nghiên cứu mối quan hệ qua lại biệnchứng của nội dung và nghệ thuật, tính cụ thể lịch sử của thời đại ra đời các tácphẩm, các tương tác giá trị vừa mang tính đồng đại vừa mang tính lịch sử”. Thậtvậy đồng đại và lịch sử là hai thuộc tính luôn tồn tại song song trên trang viếtcủa Tản Đà nhưng do không tiếp cận thực với thời đại mới, thời địa tư sản nênkhông có nhu cầu nội tại phải thay đổi phương thức thể hiện đó là lý do khiếnTản Đà lạc hậu so với các thế hệ sau. Tuy nhiên truyền thống hay hiện đại, cáidân tộc, hay cái tiếp thụ từ bên ngoài đều phải chịu sự thử thách, chịu sự sàn lọccủa đời sống. Trong văn chương dường như điều đó càng nghiệt ngã hơn và tảnĐà là một minh chứng cho điều đã nói.1.2 Vài nét về Tản Đà1.2.1Sơ lược về tiểu sử:Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu sinh năm Thành Thái nguyên niên [năm thứnhất] tức là năm Kỷ Sửu ngày 20 tháng 4 dương lịch là 25-5-1889 [khôngphải sinh năm Mậu Tý 1888 như nhiều tài liệu ghi chép] tại làng KhêThượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây một làng trung du nhỏ bên sông Đà chỉcách núi Tản Viên 10km.Tản Đà thuộc dòng dõi khoa bảng lâu đời thân sinh của Tản Đà là tri phủXuân Trường Nguyễn Danh Kế - là một nhà nho tài tử, phong lưu ông đã yêuvà lấy cô đào hát phố Hàng Thao-Nam Định Nhữ Thị Nghiêm chính là mẹcùa Tản Đà. Năm lên bốn tuổi Tản Đà theo người anh cùng cha khác mẹ làNguyễn Tái Tích và được người anh này nuôi dưỡng.Tản Đà thi trượt ở trường Nam và đau khổ vì người yêu đi lấy chồng TảnĐà trở nên điên loạn, vào dãy Trường Sơn tìm hổ quỷ, tế Chiêu Quân ở NonTiên, nhịn ăn ở ấp Cổ Đằng …Sau đó nhờ người anh rễ Nguyễn Thiện Kế cổđộng cách mạng dân chủ tư sản của các nhà trí thức Trung Quốc, NguyễnKhắ Hiếu đã ôm ấp một hoài bão, một lý tưởng mới gạt bỏ hẳn con đường cửnghiệp.1915 Tản Đà lập gia đình và bắt đầu nổi tiếng với bút danh Tản Đà ôngmất vào ngày 20-4 Kỷ Mão tức ngày 7-6-1939 tại nhà 71 đường Cầu Mới,ngã tư sở, Hà Nội [nay là nhà số 47 đường Nguyễn Trãi ] và an táng tại nghĩatrang Quảng Thiện1.2.2Các thành tựu thơ Tản ĐàTrong sự nghiệp sáng tác của mình Tản đà đã đạt được rất nhiềuthành tựu về văn chương nói chung và thơ ca nói riêng. Tản Đà là người đãthổi vào hồn thơ Việt Nam một làn gió mới và cũng có thể nói rằng thơ TảnĐà “buồn mà không tẻ, vui mà không ồn, thô mà không tục”.Một số thành tựu tiêu biểu về thơ:Khối tình con I 1916Khối tình con II 1918Còn chơi [Có cả thơ và văn xuôi] 1921Tản Đà tùng văn [thơ và văn xuôi] 1922Thơ Tản Đà 1925Khối tình con III 1932Dịch thơ Đường trên báo Ngày nay 1938-1939Tản Đà sáng tác ở nhiều thể loại song có lẽ thơ ca là thể loại đã đem lạinhiều thành công nhất cho Tản Đà, thực tế đã cho ta thấy hầu hết các côngtrình nghiên cứu về Tản Đà phần lớn bàn về thơ là chủ yếu. Người ta nóinhiều thơ Tản Đà cả về thành công lẫn hạn chế khen và chê đều có. Nhưngnhìn chung thì các nhà nghiên cứu đều cho rằng Tản Đà đã có công rất lớntrong việc soi đường dẫn lối cho thế hệ nhà thơ sau này. Tản Đà giống nhưmột nền tảng vững chắc cho sự thay đổi tất yếu của nền văn học Việt Nam.1.2.3 Việc tiếp nhận thơ Tản Đà của công chúng đương thờiXã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX với nhiều diễn biến phức tạp, TâyTàu lẫn lộn đã tạo nên nhiều mâu thuẫn gay gắt , xung đột giữa các tầng lớp. Cácnước tư bản phương Tây tìm mọi cách để thôn tính Việt Nam bằng nhiều conđường như: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng …chúng muốn biến Việt nam trởthành một nước thuộc địa. Sự xuất hiện bất ngờ của nền văn hóa phương Tây đãgây ảnh hưởng rất nhiều đến tầng lớp tri thức thời bấy giờ, họ không còn sùngbái, tôn thờ lối viết cầu kỳ, hoa mỹ mà khô khan cứng nhắc nữa. Thay vào đónhững vần thơ nhẹ nhàng, thanh thoát mà chứa chan tình cảm và có thể giãi bàyhết mọi tâm tư. Và chính lúc ấy Tản Đà đã xuất hiện khi Tản Đà lên tiếng thì đọcgiả hầu như chú ý đến ông, họ xem Tản Đà như một dòng nước tươi mát giữamột xa mạc mênh mông bởi ông đã mạnh dạn cho rằng:“Đờn là đờnThơ là thơThơ thời có chữ, đờn có tơNếu không phá cách vứt điệu luậtKhó cho thiên hạ đến bao giờ”Chính quan niệm đó đã làm cho Tản Đà trở thành tiêu điểm cho dưluận của công chúng đương thời. Họ hoan nghênh nhiệt liệt vì đã tìm được sựmới mẽ trong thơ Tản Đà tuy nhiên không phải là tất cả. Người đầu tiên ta phảikể đến đó là Phạm Quỳnh ông khen tài làm thơ của Tản Đà nhưng lại cho rằngnhà thơ đi vào con đường viết để giải trí, Phạm Quỳnh coi việc làm của Tản Đàchỉ là ngồi “chạm lõng rồi lại chạm tỉa, thiệt là tinh, thiệt là xảo”. Không phảichỉ riêng có Phạm Quỳnh mà một số tờ báo thời kỳ này như Phong Hóa, NgàyNay đều công kích Tản Đà cho Ông là “đại biểu chính thức của nền thơ cũ”cùng với bức tranh khôi hài của Đông Sơn và bài hát nói của nhà thơ trào phúngTú Mỡ [1932].“Ngôi sao Tản Đà chỉ tỏ sáng quãng 15 năm và nếu xét về mặt sáng tácsung sức thì chỉ hơn 10 năm” [Trần Đình Hượu, Tản Đà- Tác phẩm và dưluận tr218]. Trong khoảng thời gian cuối đời người ta dường như quên đi đãtừng có một Tản Đà vì ông trở đã thành đồ cổ, ông hoàn toàn mất công chúngvà cũng không sáng tác được tập thơ nào có giá trị như trước nữa. Sinh ra vàlớn lên trong buổi giao thời- thời buổi mà ranh giới giữa cái cũ và cái mới chỉlà một ranh giới mơ hồ không xác định có lẽ vì vậy mà khi đối mặt với thực tếTản Đà không sao tránh khỏi dư luận đó cũng là điều dễ hiểu.Sự thất thế của nền văn học cũ do luồng tư tưởng mới của phương Tâyđang ồ ạt thổi vào đó là sự vận động tất yếu của lịch sử văn học. Đối với ngườicầm bút và người tiếp nhận thì “ văn học hiện đại là một khu vườn quyến rũ đầyhoa thơm cỏ lạ”[Huỳnh Thị Lan Phương, Nguyễn Văn Nở Tạp chí khoa họcxã hội số 12[136]-2009]. Chính vì vậy người sáng tác không sao tránh được sựdè dặt, bỡ ngỡ khi tiếp cận cái mới, sự hạn chế về nhận thức ở nhiều phương diệnđã khiến họ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sáng tác. Còn với công chúngđương thời thì họ luôn muốn tìm hiểu và khám phá sự mới lạ nhưng nếu vượt quákhuôn khổ thì lập tức sẽ bị lên án, phản ứng quyết liệt. Hiểu được điều đó nhữngnhà văn đương thời muốn được sự hưởng ứng của công chúng thì phải dung hòagiữa cái truyền thống và cái hiện đại. Đó cũng là một trong những nguyên nhândẫn đến tính giao thời trong thơ Tản Đà, tuy nhiên do không bắt nhịp được vớithời đại Tản Đà đã nhanh chóng bị công chúng đương thời lãng quên phần nàocũng do trình độ hiểu biết, cơ sỡ lý luận văn học thời kỳ này còn nhiều hạn chế.CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH GIAO THỜI TRONGTHƠ TẢN ĐÀ2.1 Sự chuyển biến trong quan niệm sáng tác“Đã từ lâu các nghệ sĩ trong đám nhà nho cảm thấy sự gò bó của vănchương đạo lý và cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi những cấm kỵ của thứ vănchương đó” [ Trần Đình Hượu- Tản Đà Tác phẩm và Dư luận]. Câu nói trênđã cho chúng ta thấy được những bức xúc của giới nghệ sĩ đương thời. Từ lâu họđã bị ý thức phong kiến hệ nhà Nho giam cầm trong ngần ấy năm trời giờ đây họthật sự muốn được giãi phóng để thoát khỏi sự kìm kẹp ấy. Đối với họ đây làđiều thật sự cần thiết vì lối viết khô khan nghèo nàn và những quy tắc cũ kỹkhông còn thích hợp nữa, cái họ cần “là những tình cảm thiết tha cho tự do chocá nhân, cho tình yêu và cho cả những lời chua cay, mỉa mai, khinh bạc trướcthói đời nữa”. Trong khi đó thì Nho học vẫn giữ một giới hạn, một sự cấm kỵnghiêm khắc: không viết theo cái tôi bản ngã, không đề cập đến cái tà, cái dâmđó là điều nghiêm cấm của văn chương thánh hiền.Trước tình hình chung như thế Tản Đà đã có sự chuyển biến trong quanniệm sáng tác song sự chuyển biến ấy vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc của lễgiáo phong kiến, Tản Đà viết Khối Tình Con, Giấc Mộng Con với những hammuốn về một tình yêu say mê, phong phú, những tài tử giai nhân hay hứng thú vềnhững cuộc phiêu lưu mạo hiểm, ly kỳ; hay cái “thực” người thực, cảnh thực, xãhội thực chứ không phải là lối viết cầu kỳ, hoa mỹ của thời trước. Tuy nhiên TảnĐà đã thể hiện những điều ấy dựa trên nền tảng của thơ cổ.Với việc cho ra đời Giấc Mộng Con tập II Tản Đà đã khẳng định quan niệmcủa mình: người cầm bút phải là người khai minh dân trí tư tưởng, là người cócái tâm thuần chính. Tức là nhà thơ phải viết sao cho tất cả mọi người đều đượctham gia chứ không phải chỉ dành riêng cho bất kỳ tầng lớp, giai cấp nào trongkhi đó văn chương trung đại chỉ thuộc quyền sở hữu của tầng lớp tri thức quýtộc. Tản Đà cho rằng phải đưa văn chương về với quần chúng : “Tôi muốn thơvăn của tôi phải được phổ thông trong đám bình dân. Sách của tôi sẽ được bánrất rẽ cho những ông hàng xén để những ông này đem bán trong phố hay các chợquê như những truyện Kiều, Nhị Độ Mai, Phạm Công Cúc Hoa, Trê Cóc chẳnghạn thế thì mới có ích cho đồng bào chứ”[Trích Tản Đà – Tác phẩm và Dư luậncủa Nguyễn Khắc Xương tr269]. không giống vói các nhà thơ trong thời kỳ trướcTản Đà xem quần chúng là đối tượng phục vụ, là người bạn để ông giãy bày hếtmọi tâm tư, tình cảm của bả thân mình. Ông muốn chia sẽ với tất cả mọi ngườidù cho đó là những con người rất đỗi bình thường. Đó có thể là “chị hàng cau”,“cô chài cá”, hay “anh phu xe”…Tất cả đều hiện lên trên trang viết của Tản Đàvới niềm yêu thương, trìu mến. Văn chương mà lấy nhân dân làm đối tượng phụcvụ là một quan niệm hoàn toàn tiến bộ so với thời kỳ trước đó và chỉ khi đếnvớithơ Tản Đà thì ta mới thấy được điều đó.Với Tản Đà ngoài việc làm thơ để phục vụ cho đời ông còn quan niệmrằng viết văn còn là một nghề để sinh nhai, kiếm sống. Tản Đà là người đã từngtuyên bố “đem văn chương bán phố phường”, bởi vì hiện tại đồng tiền đã thayđổi vị trí của văn học và cũng thay đổi luôn cả tính chất văn học. “Văn học mấtdần tính chất cao đạo của văn theo quan niệm cổ truyền mà thành văn nghệ vàđồng thời thành hàng hóa trao đổi giữa tác giả và công chúng qua thiết chếtrung gian là xuất bản, tòa báo”.[ Trích Tản Đà – tác phẩm và Dư luận[ TrầnĐình Hượu – Về nội dung tính giao thời khi nghiên cứu các sáng tác của TảnĐà]. Trước sự thay đổi đó Tản Đà là người thuộc thế hệ nhà văn đầu tiên có quanniệm khác. ông cho rằng: “Văn chương không nhằm vào việc giáo hóa” và “Viếtvăn tuy chưa thành một nghề, nhưng từ công việc đó cũng có thể kiếm ra tiền tàivà vinh quang” . Chính vì vậy từ một cậu ấm con quan Tản Đà đã bỏ quê nhà điviết tuồng, diễn tuồng và ngông nghênh đem cả văn chương đi “bán phốphường”.Mang tư tưởng từ những quan niệm đó và một phần do ảnh hưởng quanniệm của văn học cũ Tản Đà đã chia những sáng tác của mình thành hai bộ phận:“văn vị đời” và “văn chơi”. Trong bài “ Hầu trời” nhà thơ trình bày:“Bẩm con không dám man cửa trờiNhững các văn con in cả rồiHai quyển Khối tình văn thuyết lýHai Khối tình con là văn chơiThần tiên, Giấc mộng văn tiểu thuyếtĐài gương, Lên sáu văn vị đờiQuyển đàn bà Tàu lối văn dịchĐến quyển Lên tám nay là mười”Trong thư gửi Chu kiều Oanh, Nguyễn Khắc Hiếu lại viết: “Tình tứhọc lực phần nhiều ở tản văn [loại văn ký triết học ] cả”. Vậy là Tản Đà cũnggiống các nhà Nho xưa coi tiểu thuyết và thơ chỉ là văn chơi. Chỉ những cái viếtvề tư tưởng đạo lý có tác dụng giáo huấn như Đài gương, Lên sáu, Lên tám mớilà văn vị đời, có ích. Tản Đà là người sành thơ. Trong mục Thi đàn giản tập [AnNam tạp chí số 40, tháng 5 năm 1932] ông đánh giá các nhà thơ Nôm ta: “Thơhay có nhiều vẻ, cứ như thơ ca của ta từ xưa, theo ý tôi thấy ra, hay về vẻ phongtình thời nhất thơ Xuân Hương, hay về vẻ hào mại thời thơ cụ Thượng Trứ[Nguyễn Công Trứ], hay về vẻ thiên nhiên thời thơ ông Tú Xương, hay về vẻ hùngkỳ thời thơ cụ Huyện Móm [Nguyễn Thiện Kế], hay về vẻ tao nhã thời thơ bàThanh Quan. Như truyện Kiều thời hay về tài tình, truyện hoa tiên thời hay vềđài các , một vẻ hay về trầm hùng thời trong làng thơ ta từ xưa khó lấy ai kể nổi,tôi mới thấy có như hai câu Đường luật đây”.Hai câu mà Tản Đà nhắc đến là của chính ông:“Nghiệp nhà thơ như kiếm xưa nay vẫnLòng bố thân con đất nước ta”Trong Hữu thanh số 3 tháng 1 năm 1921, Tản Đà nêu vấn đề “Sự sách đốivới việc học của nước ta từ nay về sau nên làm ra sao?”. Tác giả viết: “Mấyngàn năm… không ai biết đến sự dịch sách, thực cũng không có chũ mà dịch.Các sĩ phu học thức toàn ở về chữ tàu, phổ thong bình dân thì chỉ có những câuphong dao, tục ngữ. đến sau những người cao hứng về văn chương tiếng nướcnhà thời cũng chỉ có những bài văn làm chơi, có dịch thời cũng chỉ dịch nhữngvăn chơi như những bài Tỳ Bà, Xích Bích, cùng những quyển truyện điệu luậtbát. Trong những quyển đặt điệu lục bát, in ra bằng chữ Nôm đó, soạn ra thờinhư quyển Nam sử diễn ca, dịch ra thời như quyển Nhị thập tứ hiếu, còn là tínhchất về giáo dục, còn các quyển khác, dù hay hay không hay, tưởng đều là thuộcvề văn chơi cả”. Coi văn vị đời cao hơn văn chơi đã là chuyện từ trước nhưng từnăm 1925, quan niệm đó làm chuyển hướng sáng tác của Tản Đà. Trong thư từtrao đổi giữa Nguyễn Khắc Hiếu và Chu Kiều Oanh. Chu Kiều Oanh viết thưkhuyên người yêu: nhận lấy bốn chữ “trầm nghị cương tĩnh”, theo lấy câu“đứng mũi chịu sào” sao cho nhân tâm phong tục được thuần chính, dân trí tưtưởng được khai mình là chức trách của ngòi bút đại văn gia trước phải đối đápvới xã hội. Để đáp lại người tri kỷ, Nguyễn Khắc Hiếu kể về sáng tác của mìnhcó loại làm “trước khi mộng” và tất nhiên có loại làm “sau khi mộng”, có loại làvăn chơi, có là văn chơi, có loại như “từ Đài gương cho đến quyển Lên tám thờiđều theo ý cố nhân [Chu kiều Oanh] cả.Nói tóm lại so với thơ cổ thì Tản Đà đã có những chuyển biếnđáng kể trong quan niệm sáng tác. Sự chuyển biến đó đã làm cho NguyễnKhắc Hiếu trở thành “một nguồn cảm hứng ngọt ngào” giữa những gì khôkhan cứng nhắc. Tản Đà là người đã dạo nên những khúc dạo đầu cho thơmới, tuy không đặt thành lý thuyết, không đặt thành hệ thống nhưng Tản Đàđã khơi gợi nên làm thức tỉnh cả một thế hệ nhà thơ đang chìm sâu trong giấcngủ dài hàng thế kỷ. Có làm được như thế mới đưa văn học Việt Nam pháttriển đến một tầm cao hơn so với những gì đang có.2.2 Sự kết hợp hai yếu tố cũ và mới trong nội dung sáng tác2.2.1 Cái tôi lãng mạn ý thức phong kiếnĐiểm nổi bật đầu tiên làm nên “Tính giao thời – Nét đặt trưng trongthơ Tản Đà” chính là sự xuất hiện công khai, táo bạo của cái “ Tôi” – một cáitôi vừa lãng mạn, phóng túng nhưng vẫn mang màu sắc phong kiến. Mỗi conngười trong chúng ta, ai cũng có nhu cầu được bộc bạch, đượcthố lộ, đượcchia sẽ tâm tư, tình cảm của bản thân với người tri âm, tri kỷ hay ít ra cũngcần có những giây phút sống cho riêng mình. Trong những khoảng lặng củatâm hồn người ta có nhu cầu được sống với chính mình và lắng nghe tiếng nóirất thật từ trong chính trái tim, tâm hồn mình. Đối với nhà thơ, nhà văn –những người có ý thức cao về cuộc sống – thì nhu cầu ấy càng trở nên bứcsúc hơn. Thế nhưng những điều tưởng như tất yếu bình thường ấy hoàn toànbị bó buộc trong dòng văn chương trung đại. Trong một thời gian dài cái“tôi” dường như bị chìm khuất trên văn đàn. Ý thức bản ngã của con ngườiluôn bị chèn ép dưới sức mạnh của cộng đồng nên phần lớn con người khôngcó nhu cầu sống riêng cho bản thân mình. Cái “tôi” vẫn tồn tại nhưng chưađủ sức, chưa dám phá rào, không dám vượt lên trên tiếng nói của cộng đồng.Chỉ thi thoảng ta bắt gặp lời tâm tình của Nguyễn Du:“Bất tri tam bách dư niên hậuThiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”[Độc Tiểu Thanh Ký – Nguyễn Du]Hay lời tâm sự chân thành của Hồ Xuận Hương trong lời “mời trầu”:“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôiNày của Xuân Hương mới quệt rồi”[Mời Trầu – Hồ Xuân Hương]Với việc xưng tên như Nguyễn Du hay Hồ Xuân Hương, hay NguyễnCông Trứ sau này là tiếng nói khẳng định cái “tôi” mạnh mẽ dứt khoát nhưngđây chỉ là những hiện tượng cá biệt, xuất hiện lẻ tẻ trong văn chương. Ở đó cái“tôi” chưa được sống trọn vẹn với chính mình. Mà chỉ đến với Tản Đà – cái“tôi” mới hoàn toàn được giải phóng . Lần đầu tiên trên thi đàn xuất hiện một cái“tôi” thường trực và dày đặc trong thơ. Cái tôi ấy đã sống trọn vẹn với tâm hồnmình. Cái “tôi” ấy say đắm trong tình yêu, thỏa mãn trong những chuyến chu du,triền miên trong những cơn say...tất cả những giai điệu vui, buồn, u uất , khổ đaucủa tâm hồn đa sầu đa cảm đều được Tản Đà phô diễn bằng những lời thơ tâmtình, chân thành, tha thiết. Có thể nói cái “tôi” trong thơ Tản Đà đã bứt phá mọithành trì, quan niệm, quy tắc của văn chương trung đại để sống đầy đủ với tâmtư, tình cảm của chính mình. Nhưng dù cho Tản Đà có say trong men tình, chìmđắm trong nỗi buồn, phiêu diêu trong những chuyến lên tiên nhưng Tản Đà chưabao giờ ngủ quên trong mộng tưởng. Cái “tôi” của Tản Đà tỉnh táo và luônhướng về đạo lý, luân thường của thời phong kiến. Hay nói cách khác cái “tôi”của Tản Đà là cái “tôi” mang đầy ý thức trách nhiệm. Cái tôi đa sầu, đa cảm:Từ bao đời nay thơ là tiếng nói của trái tim, là khúc nhạc của tâm tình, làtiếng lòng của người nghệ sĩ. Vì lẽ đó nỗi buồn, cái sầu xuất hiện trong thơ làđiều tất yếu. Chúng ta không ít lần bắt gặp nỗi buồn sâu lắng trong thơ trung đại.Vẫn còn đó nỗi ưu tư của Nguyễn Trãi – người nặng lòng “ưu dân ái quốc”nhưng bất lực trước cuộc đời và lẻ loi trước thực tại:“Rượu đối cầm, đâm thơ một thủTa cùng bóng lẫn nguyệt ba người”[Tự thuật – bài số 6]Vẫn còn đây nỗi sầu của con người trước sự thay đổi của thực tại trong thơbà Huyện Thanh Quan:“Gót xưa xe ngựa hồn thu thảoLầu cũ lâu đài bóng tịch dương”[Thăng long hoài cổ]Hay nỗi đau đời của Nguyễn Khuyến:“Ngọn gió đông ngoảnh mặt lệ đầm khănTình thương hải, tang điền qua mấy lớp”[Tiễn môn đệ]Nhìn chung cái buồn, cái sầu trong thơ Tản đà không phải là hiện tượng mớilạ nhưng trên cái nền đề tài, chủ đề quen thuộc ấy, thơ Tản Đà vẫn mang một nétbiệt thái riêng. Cái buồn trong thơ Tản Đà- một tâm hồn nhạy cảm tinh tế- baogiờ cũng mang âm hưởng riêng. Cái buồn ấy không ảo não, thê lương, khôngthan khóc bi thiết, vật vã như Đông Hồ, Tương Phố mà nó đằm thắm, lan nhẹ,thắm lạnh vào thơ, làm nên nỗi buồn bàng bạc, man mác , làm nên “Tính giaothời- nét đặc trưng trong thơ Tản Đà”.Tản Đà một người đa sầu, đa cảm nên dường như tâm hồn Tản Đà bao giờ cũngrộng mở đón nhận, lắng nghe những biến đổi của đất trời, thiên nhiên, vũ trụ vàcả lòng mình. Từ sự thay đổi nhỏ là sự giao mùa của đất trời đến những biếnđộng của thời cuộc non sông, đất nước đều làm hồn thơ Tản Đà xao động. Tâmhồn ấy như một sợi dây đàn căng lên trước gió mà chỉ cần một làn gió nhẹ cũngcó thể làm lung lay dến những phím đàn:“Trận gió thu phong rụng lá vàngLá rơi hàng xóm lá bay ngang”[Gió Thu]Đất trời ở độ sang thu, thiên nhiên thay đổi tuần hoàn theo sự vận hành củavũ trụ. Nhưng dưới cái nhìn của nhà thơ thì cái chuyển mùa ấy mang trong nóbao mầm mống , dấu hiệu của sự sầu thương, tiếc nuối. Bởi từng chiếc lá rơicũng giống như cái sầu đang rơi rung trong tâm hồn thi sĩ. Mà mỗi chiếc lá thu ấynhư lời nhắc nhở, dấu hiệu sự chia ly, phôi pha của đất trời, tạo vật:“Lá thu rơi rụng đầu ghềnhSông thu đưa lá bao ngành biệt ly”[Cảm Thu Tiễn Thu]Không chỉ ở độ thu về Tản Đà mới thấy buồn mà ngay cả mùa xuân mùacủa tình yêu, tuổi trẻ, mùa của lứa đôi, hạnh phúc, trong thơ Tản Đà cũng mangnỗi sầu thương:“Chầm chậm ngày xanh bóng nhạn đưaXuân sầu hai độ rối như tơ”[Sầu Xuân]Nỗi buồn ấy càng tăng lên khi từng giọt mưa xuân thắm đượm vào cànhcây, ngọn cỏ làm thấm lạnh vào cõi lòng cô đơn của tác giả:“ Mưa Xuân Hồng Lạc tươi màuBức tranh mưa gió riêng sầu lòng ai”[Xuân Sầu]Từng lời nhẹ nhàng mà tâm tình vẫn đậm sâu, hồn thơ vẫn trĩu nặng nỗibuồn mênh mang như những con sóng. Từng đợt, từng đợt sóng của nỗi buồn dộivào thơ. Cái buồn cái sầu của Tản Đà không chỉ xuất phát từ hồn thơ nhạy cảm,chịu tác động của ngoại cảnh, mà cái buồn ấy còn xuất phát từ những nguyênnhân chủ quan. Chúng hợp thành bản giao hưởng trầm lắng, tạo nên nỗi buồn bêntrong thơ Tản Đà làm cho thơ ông vừa quen vừa lạ, vừa gần gũi nhưng cũng vừamới mẽ. Nói chính xác hơn đó chính là biểu hiện của “Tính giao thời- Nét đặctrưng trong thơ Tản Đà”.Tản Đà là một nhà nho mang nặng tình đời, tình người lúc nào nhà thơcũng muốn giúp đời, giúp dân, giúp nước nhưng cái nhiệt tình, hăng hái của TảnĐà không có điều kiện để phát triển. Con người ấy không thể làm nhiệm vụ“kinh bang tế thế” nên đành lặng lẽ ngắm nhìn sự thay đổi của quê hương mà xótxa, uất nghẹn. Làm sao Tản Đaà có thể “nghoảnh mặt quay lưng” khi đất nướcđang sống trong tình trạng:“Cảnh cũ đòi phen thay chủ mớiĐường xa kinh nỗi suốt đêm thâu”[Khách Giang Hồ]Trong “cuộc đời xoay chuyển lung tung” ấy Tản Đà ý thức được tráchnhiệm của mình nhưng ông dường như hoàn toàn bất lực trước thời cuộc. Để rồicon người ấy chỉ biết thố lộ tâm tình, than thở với cuộc đời, gởi nỗi buồn vào trờiđất:“Trời đất vô tình lăn lộn mãiCuộc đời dâu bể biết bao thời”[Tân Xuân Cảm]Thơ Tản Đà hiếm có những vần thơ vui. Có thể nói cái sầu, cái buồn trongthơ Tản Đà dai dẳng, lê thê. Nó không chỉ xuất phát từ sự tác động của ngoạicảnh xã hội mà cái sầu ấy còn bắt nguồn từ những bất hạnh riêng của cuộc đờitác giả, nỗi buồn ấy vút lên từ nỗi lòng, tâm sự thầm kín của bản thân nên nó cósức lan tỏa, ám ảnh đến lạ kì.Vốn là người thuộc dòng dõi khoa cử, Tản Đà ấp ôm trong lòng biết baonhiêu hoài bão, nhưng con đường cử nghiệp của ông gặp nhiều trắc trở:“Càng học để thi, thi cứ hỏngThi tàn học cũng tàn theo thi”

Video liên quan

Chủ Đề