Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024

Bài 1: Tạo hàm (function) có tham số department_id, trả về giá trị lương thấp nhất của nhân viên làm việc trong phòng ban department_id.

Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024

Bài 2: Tạo hàm (function) có tham số department_id, trả về giá trị lương cao nhất nhất của nhân viên làm việc phòng ban department_id.

Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024

Bài 3: Tạo hàm (function) có tham số department_id, trả về giá trị tên trưởng phòng (last_name+ first_name ) nếu có.

Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024

Bài 4: Tạo hàm (funciton) có tham số truyền vào manger_id, trả về tổng lương của các nhân viên được quản lý bởi manger_id.

Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024

Bài 5: Tạo hàm (function) có tham số department_id, trả về lương trung bình của tất cả các nhân viên làm việc trong phòng ban này.

Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024

Bài 6: Tạo hàm (funciton) có tham số truyền vào region_id, trả về số lượng countries thuộc region_id này.

Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024

Bài 7:Tạo hàm (function) có tham số truyền vào employee_id, trả về tên phòng ban (department name) của nhân viên.

Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024

Bài 8:Viết hàm (function) không có tham số truyền vào, hàm trả về id_department có nhiều nhân viên làm việc nhất.

Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024

Bài 9:Tạo thủ tục (procedure) có tham số là employee_id, liệt kê danh sách các nhân viên làm việc trong cùng phòng ban.

Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024
Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024

Bài 10: Tạo thủ tục (procedure) có tham số là employee_id, liệt kê danh sách các nhân viên vào làm trước nhân viên employee_id.

Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024
Giải bài tập cơ sở dữ liệu đê sô 2 năm 2024

Tác giả : Bùi Kiều Trang (sinh viên lớp 19DTH01, khoa Công nghệ thông tin) & Lê Đoàn Bội Uyên (sinh viên lớp 19DTH01, khoa Công nghệ thông tin) & Trần Minh Nhựt (sinh viên lớp 19DTH03, khoa Công nghệ thông tin)

Khác với toán học, trong tủ sách tin học nước nhà, ta chỉ thấy một số sách bài tập lập trình. Đó chắc chắn là một thiệt thòi cho sinh viên và các bạn tự học.

Cuốn Bài tập cơ sở dữ liệu này là một thử nghiệm nhằm trợ giúp các bạn trẻ một phương thức tự kiểm tra và đánh giá tri thức ban đầu, mức nhập môn, về một lĩnh vực chiếm vị trí đáng nói trong quá trình phát triển của công nghệ thông tin.

Những năm gần đây, trong các kỳ thi tốt nghiệp đại học, thi chuyển đổi, thi tuyển cao học và nghiên cứu sinh đều có mảng về cơ sở dữ liệu. Đó là điều dễ hiểu, vì cơ sở dữ liệu là phần không thể thiếu trong các hệ thống tin học hoa.

Trong phương án đầu tiên của cuốn sách chúng tôi chọn lọc và đề xuất một số bài tập thuộc năm mảng tri thức sau đây: đại số quan hệ, các phép toàn trên bộ, ngôn ngữ hỏi SQL, phụ thuộc hàm và chuẩn hoá. Mỗi mảng tri thức được trình bày thành ba phần: Phần thứ nhất bao gồm một số điều tóm tắt về lý thuyết. Phần tiếp theo là các bài tập, cuối cùng là các bài giải. Dấu * được dùng để ghi chú các bài tập ở mức nâng cao.

Phần cuối sách chúng tôi tuyển chọn và giới thiệu một số đề thi tuyển cao học và nghiên cứu sinh để bạn đọc làm quen với các nội dung tổng hợp.

Mục tiêu cuối cùng của việc ra bài tập là giúp cho người học hiểu sâu và kỹ hơn về các khái niệm đã học. Để đạt được điều này mong bạn đọc đừng bỏ qua bài tập nào. Với các bài dễ, bạn có thể giải trong một vài phút. Với các bài khó, trong lần luyện tập thứ nhất bạn có thể bỏ qua. Sau một vài lần thử sức, tin rằng bạn sẽ hoàn toàn làm chủ được các khái niệm liên quan đến cơ sở dữ liệu.

Chúng tôi cho rằng các tài liệu sau đây sẽ giúp ích bạn đọc tra cứu các nguồn tri thức cơ sở

1. Date C. J., Nhập môn các hệ cơ sở dữ liệu. Những người dịch: Hồ Thuần, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Xuân Huy, NXB Thống Kê, Hà Nội, Tập I (1985), Tập II (1986).

2. Nguyễn Xuân Huy. Thuật toán, NXB Thống Kê, Hà Nội, 1987.

3. Vũ Đức Thi, Cơ sở dữ liệu Kiến thức và thực hành, NXB Thống Kê, Hà Nội, 1997.

4. Lê Tiến Vương, Nhập môn cơ sở dữ liệu quan hệ. Tái bản lần thứ 4, NXB Thống Kê, Hà Nội, 1999.

5. Garcia-Molina H., Ullman J., Widom J., Database System:

The Complete Book, Prentice Hall, 2002.

6. Maier D., The Theory of Relational Database, Computer Science Press, Rockville, Md, 1983.

7. Ullman, J., Principles of Data-base and Knowledge-base Systems, (Second Edition). Computer Science Press, Potomac. Md., 1982, (Có bản dịch tiếng Việt của Trần Đức Quang )

Người đầu tiên định hướng cho chúng tôi tìm hiểu về cơ sở dữ liệu và luôn luôn khuyến khích chúng tôi học tập và trao đổi kiến thức là giáo sư Hồ Thuần, Viện Công nghệ Thông tin.

Cuốn sách này được khởi thảo và hoàn thành theo phương án đầu tiên là nhờ nhiệt tình đóng góp về ý tưởng, nội dung và thẩm định của các đồng nghiệp của chúng tôi. Giáo sư Lê Tiến Vương, Tổng cục Địa chính giáo sư Hoàng Kiếm, giáo sư Trần Vĩnh Phước, Đại học Quốc gia Thanh phố Hồ Chí Minh đã thảo luận chi tiết về những nội dung cơ bản và kiên trúc cho tập sách.

Đặc biệt, các đồng nghiệp trẻ, giáo sư Vũ Ngọc Loãn, Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo sư Nguyễn Thanh Thuỷ, Đại học Bách khoa Hà Nội, tiến sỹ Trịnh Đinh Thắng, Đại học Sư phạm Hà Nội II, tiến sỹ Dương Anh Đức, tiến sỹ Đỗ Văn Nhơn, thạc sỹ Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thạc sỹ Nguyễn Xuân Tùng, Trung tâm Tin học Bưu điện Hà Nội, thạc sỹ Nguyễn Ngọc Hà, Trung tâm Tin học Bưu điện Hải Phòng, thạc sỹ Trịnh Thanh Lâm, Intel, thạc sỹ Nguyễn Xuân Hoàng, Misa Group đã có những góp ý cụ thể về nội dung chương trình đào tạo và các yêu cầu thực tiễn của cơ sở dữ liệu. Tiến sỹ Trần Thiên Thành, Đại học Quy Nhơn, cử nhân Bùi Thuỷ Hằng và Trần Quốc Dũng, Viện Công nghệ Thông tin đã giúp chúng tôi đọc lại và chỉnh sửa các trang bản thảo.

Chúng tôi chân thành cảm ơn những đóng góp vô giá của các đồng nghiệp.

Chúng tôi mong rằng sẽ tiếp tục nhận được những ý kiến chỉ giáo của bạn đọc gần xa về nội dung và cấu trúc của tập sách.