Giải bài tập vật lý lớp 7 bài 13

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 13: Môi trường truyền âm hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 7.

A - Học theo SGK

I- MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM

Thí nghiệm

Câu C1 trang 39 Vở bài tập Vật Lí 7: Hiện tượng xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2: quả cầu bấc dao động [rung động] và lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

Hiện tượng đó chứng tỏ mặt trống [2] dao động. Kết quả này cho thấy dao động phát ra âm ở trống [1] đã truyền trong không khí từ trống [1] sang trống [2].

Câu C2 trang 39 Vở bài tập Vật Lí 7: Biên độ dao động của quả cầu bấc gần trống 2 nhỏ hơn so với biên độ dao động của quả cầu bấc gần trống 1.

Từ đó rút ra kết luận: Độ to của âm trong khi lan truyền càng giảm khi càng ở xa nguồn âm [hoặc độ to của âm càng lớn khi càng ở gần nguồn âm].

Câu C3 trang 39 Vở bài tập Vật Lí 7: Khi nghe thấy tiếng gõ âm đã truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn [cụ thể là gỗ].

Lưu ý: Tai bạn B đặt trong không khí có thể không nghe rõ âm phát ra khi bạn A gõ nhẹ xuống bàn.

Câu C4 trang 39 Vở bài tập Vật Lí 7: Âm [tiếng chuông đồng hồ] truyền đến tai qua những môi trường không khí trong cốc, truyền sang nước rồi truyền qua không khí ngoài hồ nước đến tai.

Câu C5 trang 39 Vở bài tập Vật Lí 7: Thí nghiệm mô tả hình 13.4 [SGK] chứng tỏ: âm không truyền được trong môi trường chân không.

Kết luận:

- Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.

- Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ.

Câu C6 trang 40 Vở bài tập Vật Lí 7: So sánh vận tốc truyền âm trong thép, nước và không khí:

Vận tốc truyền âm trong thép nhỏ hơn trong thép và lớn hơn trong không khí

II. VẬN DỤNG

Câu C7 trang 40 Vở bài tập Vật Lí 7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí.

Câu C8 trang 40 Vở bài tập Vật Lí 7: Thí dụ chứng tỏ âm có thể truyền trong môi trường lỏng.

- Có thể nêu lại ở C4 vừa học.

- Có thể nêu ví dụ: về ao cá của Bác trong phủ Chủ Tịch. Nghe kể rằng mỗi lần Bác Hồ cho cá ăn thường vỗ tay tạo âm thanh quen thuộc cho cá quen dần, và mỗi lần Bác vỗ tay "ra hiệu" cá vây quanh bờ ao chờ nhận thức ăn. Kết quả này cho thấy âm [vỗ tay] truyền trong không khí rồi truyền vào chất lỏng [nước] cá nhận được.

- Khi chúng ta bơi dưới nước, chúng ta có thể nghe thấy tiếng sùng sục của bong bóng nước. Như vậy âm có thể truyền trong môi trường chất lỏng.

- Những người hay đi câu cá cho biết không thể câu được cá khi có người đi tới gần bờ. Đó là vì cá đã nghe được tiếng chân người truyền qua đất, qua nước và bỏ đi ra xa.

Câu C9 trang 40 Vở bài tập Vật Lí 7: Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe, vì: mặt đất truyền âm thanh hơn không khí nên ta nghe được tiếng vó ngựa từ xa khi ghé tai sát mặt đất.

Câu C10 trang 40 Vở bài tập Vật Lí 7: Khi ở ngoài khoảng không [chân không], các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được, vì âm không truyền được trong chân không và giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ.

Ghi nhớ

- Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.

- Chân không không thể truyền được âm.

- Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 13.1 trang 41 Vở bài tập Vật Lí 7: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?

A. Khoảng chân không

B. Tường bê tông

C. Nước biển

D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất

Lời giải:

Chọn A

Âm không thể truyền trong môi trường chân không.

Câu 13.2 trang 41 Vở bài tập Vật Lí 7: Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở trong sông lập tức “lẩn trốn ngay”.

Giải thích: Tiếng động của chân người đã truyền qua đất trên bờ, và qua nước rồi đến tai cá, nên có bơi nhanh đi chỗ khác.

Câu 13.3 trang 41 Vở bài tập Vật Lí 7: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường thấy chớp trước khi tiếng thấy tiếng sét.

Giải thích: vì ánh sáng truyền trong môi trường không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều. Vận tốc của ánh sáng trong không khí là 300.000 km/s, trong khi đó vận tốc của âm thanh trong không khí chỉ khoảng 340 m/s. Vì vậy, thời gian để tiếng sét truyền đến tai ta dài hơn thời gian mà ánh sáng chớp truyền đến mắt ta.

2. Bài tập tương tự

Câu 13a trang 41 Vở bài tập Vật Lí 7: Hãy tìm câu sai.

A. Âm truyền chậm hơn ánh sáng.

B. Âm truyền trong chất rắn nhanh hơn trong chất khí.

C. Âm không thể truyền trong chân không.

D. Âm không thể truyền qua nước.

Lời giải:

Chọn D

Âm được được trong cả ba môi trường khí, lỏng, rắn.

Câu 13b trang 41 Vở bài tập Vật Lí 7: Hãy nêu hai thí dụ chứng tỏ âm có thể truyền qua chất rắn.

+ Áp tai vào đường ray sắt ta nghe thấy rất rõ tiếng tàu hỏa đang đến mà khi đó ta không nghe thấy rõ nếu nghe trong không khí.

+ Lấy hai ống bơ, nối với nhau bàng sơi dây chỉ, một người nói vào 1 ông bơ, người còn nghe thấy khi áp tai vào ống bơ còn lại.

Câu 13c trang 41 Vở bài tập Vật Lí 7: Tai ta nghe được những âm thanh xung quanh chứng tỏ điều gì ?

Lời giải:

Tai ta nghe được những âm thanh xung quanh chứng tỏ âm thanh truyền được trong không khí.

Phần dưới là danh sách các bài Giải sách bài tập Vật Lí 7 Bài 13: Môi trường truyền âm theo trang.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Đề Kiểm Tra Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 7
  • Giải Vở Bài Tập Vật Lí Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 7
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7

Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 13: Môi trường truyền âm giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 [trang 37 SGK Vật Lý 7]: Có hiện tượng gì xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?

Lời giải:

* Ta thấy quả cầu bấc dao động [rung động] và lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

* Hiện tượng này chứng tỏ mặt trống [2] dao động. Kết quả này cho thấy dao động phát ra âm ở trống [1] đã truyền trong không khí từ trống [1] sang trống [2].

Bài C2 [trang 37 SGK Vật Lý 7]: So sánh biên độ dao động của hai quả cầu bấc. Từ đó rút ra kết luận về độ to của âm trong khi lan truyền.

Lời giải:

* So sánh biên độ dao động của hai quả cầu bấc: quả cầu bấc [2] có biên độ dao động nhỏ hơn so với quả cầu bấc [1].

* Kết luận: Độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm [hoặc độ to của âm càng lớn khi càng ở gần nguồn âm].

Bài C3 [trang 37 SGK Vật Lý 7]: Âm truyền tới tai bạn C qua môi trường nào khi nghe thấy tiếng gõ?

Lời giải:

Âm từ A truyền trong môi trường rắn [cụ thể là gỗ] đến C.

Lưu ý: Tai bạn B đặt trong không khí có thể không nghe rõ âm phát ra khi bạn A gõ nhẹ xuống bàn.

Bài C4 [trang 38 SGK Vật Lý 7]: Âm truyền đến tai qua những môi trường nào?

Lời giải:

Vì nguồn âm đặt trong cốc chứa không khí và bịt kín miệng cốc bằng miếng nilông, cốc đặt trong chất lỏng [nước]. Suy ra âm phát ra từ nguồn âm truyền trong không khí trong cốc, truyền sang nước rồi truyền qua không khí ngoài hồ nước đến tai.

Bài C5 [trang 38 SGK Vật Lý 7]: Kết quả thí nghiệm trên đây chứng tỏ điều gì?

Lời giải:

Thí nghiệm mô tả hình 13.4 SGK chứng tỏ âm không truyền được trong môi trường chân không.

Kết luận:

– Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không khí truyền qua chân không.

– Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ.

Bài C6 [trang 39 SGK Vật Lý 7]: Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép.

Lời giải:

Ở 20oC vận tốc âm trong không khí là 340 m/s, trong nước là 1500 m/s, trong thép là 6100 m/s.

Do đó ta thấy 340 m/s < 1500 m/s < 6100 m/s hay vận tốc âm trong không khí < trong nước < trong thép.

Bài C7 [trang 39 SGK Vật Lý 7]: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường nào?

Lời giải:

Âm truyền tới tai nhờ môi trường truyền âm xung quanh tai [như tai có thể đặt trong không khí, trong nước, hay áp tai vào vật rắn].

Bài C8 [trang 39 SGK Vật Lý 7]: Hãy nêu thí dụ chứng tỏ âm có truyền trong môi trường lỏng.

Lời giải:

Tùy theo học sinh. Các thí dụ có thể nêu là:

– Có thể nêu lại ở C4 vừa học.

– Có thể nêu ví dụ: về ao cá của Bác trong phủ Chủ Tịch. Nghe kể rằng mỗi lần Bác Hồ cho cá ăn thường vỗ tay tạo âm thanh quen thuộc cho cá quen dần, và mỗi lần Bác vỗ tay “ra hiệu” cá vây quanh bờ ao chờ nhận thức ăn. Kết quả này cho thấy âm [vỗ tay] truyền trong không khí rồi truyền vào chất lỏng [nước] cá nhận được.

– Khi chúng ta bơi dưới nước, chúng ta có thể nghe thấy tiếng sùng sục của bong bóng nước. Như vậy âm có thể truyền trong môi trường chất lỏng.

– Những người hay đi câu cá cho biết không thể câu được cá khi có người đi tới gần bờ. Đó là vì cá đã nghe được tiếng chân người truyền qua đất, qua nước và bỏ đi ra xa.

Bài C9 [trang 39 SGK Vật Lý 7]: Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài.

Lời giải:

– Tiếng vó ngựa: Âm phát ra do bước chân ngựa chạm đất.

– Xem đất là vật rắn, do đó đất là môi trường truyền âm tốt hơn không khí, nhờ đó khi áp tai xuống đất ta có thể nghe rõ tiếng vó ngựa ở khoảng cách xa mà tai đặt trong không khí có thể không nghe rõ.

Bài C10 [trang 39 SGK Vật Lý 7]: Khi ở ngoài khoảng không [chân không], các nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được không? Tại sao?

Lời giải:

* Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được.

Vì âm không truyền được trong chân không và giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ.

Video liên quan

Chủ Đề