Giải Nobel được trao cho bao nhiêu lĩnh vực?

Vào ngày này năm 1901, Giải thưởng Nobel đầu tiên đã được trao ở Stockholm, Thụy Điển, trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình. Buổi lễ diễn ra vào ngày kỷ niệm năm năm ngày mất của Alfred Nobel, nhà khoa học người Thụy Điển đã phát minh ra thuốc nổ [dynamite] và các chất nổ công phá khác. Trong di chúc, Nobel đã quyết định rằng phần lớn tài sản khổng lồ của ông sẽ được gửi vào một quỹ mà tiền lãi từ đó “sẽ được phân chia hàng năm dưới dạng giải thưởng cho những người, trong năm trước đó, đã mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại.”

Mặc dù Nobel không đưa ra lý do công khai nào cho việc tạo ra các giải thưởng này, nhưng người ta tin rằng ông đã làm điều đó vì lý do đạo đức, hối tiếc khi chứng kiến các phát minh của mình bị sử dụng theo cách ngày càng gây chết người trong chiến tranh.

Alfred Bernhard Nobel sinh tại Stockholm vào năm 1833 và bốn năm sau, gia đình ông chuyển đến Nga. Cha ông đã điều hành thành công một nhà máy ở St. Petersburg, chuyên chế tạo mìn nổ và các thiết bị quân sự khác. Được đào tạo ở Nga, Pháp và Mỹ, Alfred Nobel đã sớm trở thành một nhà hóa học tài năng. Khi việc kinh doanh của cha ông sa sút sau khi Chiến tranh Crimea kết thúc, Nobel trở về Thụy Điển và thành lập một phòng thí nghiệm để thử nghiệm chất nổ. Năm 1863, ông đã phát minh ra cách kiểm soát sự phát nổ của nitroglycerin, một chất lỏng dễ bay hơi mới được phát hiện nhưng đã bị xem là quá nguy hiểm khi sử dụng. Hai năm sau, Nobel đã phát minh ra ngòi nổ [blasting cap], một kíp nổ cải tiến đã khởi đầu cho việc sử dụng chất nổ công phá hiện đại. Trước đó, chất nổ đáng tin cậy nhất là bột đen, một dạng thuốc súng.

Tuy nhiên, nitroglycerin vẫn rất nguy hiểm, và vào năm 1864, nhà máy nitroglycerin của Nobel đã nổ tung, giết chết em trai ông và một số người khác. Cố gắng tìm kiếm một chất nổ an toàn hơn, vào năm 1867, Nobel phát hiện rằng sự kết hợp giữa nitroglycerin và một chất xốp gọi là kieselguhr sẽ tạo ra một hỗn hợp nổ an toàn hơn để xử lý và sử dụng. Nobel đã đặt tên cho phát minh của mình là dynamite [thuốc nổ], bắt nguồn từ chữ dynamis trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là sức mạnh. Đăng ký thành công bằng sáng chế cho thuốc nổ, Nobel đã thu về một tài sản khổng lồ khi nhân loại đưa phát minh của ông vào sử dụng trong xây dựng và chiến tranh.

Năm 1875, Nobel tiếp tục tạo ra một dạng thuốc nổ mạnh hơn, keo nổ blasting gelatin, và năm 1887 thì giới thiệu ballistite, một loại bột nitroglycerin không khói. Trong khoảng thời gian đó, một trong những người anh em của Nobel đã qua đời ở Pháp và các tờ báo Pháp đã cho in các cáo phó trong đó họ nhầm ông với Alfred. Một tựa báo viết rằng “Thương gia của cái chết nay đã chết.” Thực tế, Alfred Nobel luôn có khuynh hướng hòa bình và trong những năm sau này, ông đã tiếc nuối về tác động từ những phát minh của mình đối với thế giới.

Sau khi ông qua đời tại San Remo, Ý, vào ngày 10/12/1896, phần lớn tài sản của ông đã hướng tới việc tạo ra các giải thưởng được trao hàng năm trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình. Phần di chúc của ông lập ra giải thưởng Nobel Hòa bình viết rằng “[một giải thưởng sẽ được trao] cho người đã làm việc tốt nhất có thể để vun đắp tình huynh đệ giữa các quốc gia, cho việc bãi bỏ hoặc cắt giảm quân đội thường trực, và cho việc tổ chức và thúc đẩy các hội nghị hòa bình”. Đúng năm năm sau khi ông qua đời, giải thưởng Nobel đầu tiên đã được trao.

Ngày nay, Nobel được coi là giải thưởng uy tín nhất trên thế giới trong các lĩnh vực khoa học khác nhau. Những người chiến thắng đáng chú ý bao gồm Marie Curie, Theodore Roosevelt, Albert Einstein, George Bernard Shaw, Winston Churchill, Ernest Hemingway, Martin Luther King, Jr., Dalai Lama, Mikhail Gorbachev và Nelson Mandela. Nhiều nhà lãnh đạo và tổ chức đôi khi được trao giải Nobel Hòa bình và nhiều nhà nghiên cứu thường chia sẻ các giải thưởng khoa học cho những khám phá chung của họ. Năm 1968, một giải thưởng tưởng niệm Nobel về khoa học kinh tế được thành lập bởi ngân hàng quốc gia Thụy Điển, Sveriges Riksbank, và lần đầu tiên được trao vào năm 1969.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định các giải thưởng về vật lý, hóa học và khoa học kinh tế; Viện Phẫu thuật Hoàng gia Thụy Điển Caroline Medico quyết định giải thưởng về y sinh; Viện Hàn lâm Thụy Điển [Swedish Academy] lựa chọn người thắng trong lĩnh vực văn học; và một ủy ban được bầu bởi quốc hội Na Uy sẽ trao giải Nobel Hòa bình. Giải Nobel vẫn được trao hàng năm vào ngày 10/12, ngày giỗ Nobel. Trong năm 2006, mỗi giải thưởng Nobel tương đương với khoản tiền mặt trị giá gần 1,4 triệu USD và người chiến thắng còn nhận được huy chương vàng như truyền thống lâu nay.

Tháng 10 hằng năm, thế giới tôn vinh các cá nhân hoặc tổ chức đã có những phát minh, thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực Y học, Vật lý, Hóa học, Kinh tế, Văn học và Hòa bình bằng những giải thưởng Nobel. Tiêu chí cao nhất mà nhà khoa học Alfred Nobel nêu trong di chúc là giải thưởng phải được trao cho người mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại.

Ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học năm 2022: [từ trái sang] Morten Meldal [người Đan Mạch], Barry Sharpless và Carolyn Bertozzi [đều là người Mỹ]. Ảnh: nobelprize.org

Hàng nghìn người đáp ứng đủ điều kiện của Ban tổ chức đều có thể trở thành ứng viên giải Nobel danh giá. Họ có thể là giáo sư làm việc tại các trường đại học, có thể là chính trị gia, người từng đoạt giải Nobel trước đó…

Mùa giải Nobel năm nay đã gọi tên các nhà khoa học về Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học… Những ngày tới, các giải Nobel Hòa bình và Kinh tế sẽ được công bố.

Nhìn chung, mọi giải Nobel đều ấn tượng và thường vinh danh những thành tựu trọn đời. Chẳng hạn, giải Nobel Vật lý 2022 trao cho 3 nhà khoa học Alain Aspect [Pháp], John F. Clauser [Mỹ] và Anton Zeilinger [Áo] với các công trình nghiên cứu liên đới lượng tử, mở ra triển vọng lạc quan về ngành công nghệ chuẩn bị xuất hiện trong tương lai gần: công nghệ thông tin lượng tử. Giải Nobel Y học năm nay trao cho GS. Svante Pääbo - người tiên phong phát triển các phương pháp phân tích ADN cổ đại giúp tiết lộ nguồn gốc của loài người. Ông Svante Pääbo [người Thụy Điển đang làm việc tại Đức] cũng đã phát hiện gen có liên quan Covid-19.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp giải Nobel gây tranh cãi xung quanh việc người được nhận có xứng đáng hay không, hoặc quyết định được đưa ra bị ảnh hưởng chính trị hay không.

Năm 1976, hàng trăm người đã xuống đường biểu tình ở Stockholm [Thụy Điển] khi nhà kinh tế Mỹ Milton Friedman đến nhận giải Nobel Kinh tế. Đây được xem là một trong những giải thưởng Nobel Kinh tế ồn ào nhất. Quan điểm của Friedman cho rằng vai trò chính của chính phủ là bình ổn nguồn cung tiền đã gây tranh cãi vì nhiều chuyên gia lúc bấy giờ nhận định chính phủ phải đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế.

Năm 1984, giải Nobel Hòa bình được trao cho nhà lãnh đạo Palestine Yasser Arafat, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Ngoại trưởng Israel Shimon Peres vì họ đã kiến tạo Hiệp định hòa bình Olso nhằm thành lập chính quyền nhà nước Palestine với quyền kiểm soát ở dải Gaza và Bờ Tây. Sự lựa chọn này đã gây ra không ít tranh cãi. Thậm chí, một thành viên Ủy ban Nobel Na Uy đã từ chức vì cho rằng thật sai lầm khi trao giải cho ông Arafat.

Năm 2009, ông Barack Obama làm Tổng thống Mỹ gần 1 năm thì được nhận giải Nobel Hòa bình về những nỗ lực phi thường để tăng cường ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc. Báo chí Mỹ dùng cụm từ “vinh dự và nghịch lý” để nói về “giải thưởng bất ngờ” mà tổng thống của họ nhận vào thời điểm đó. Điều đáng nói, Tổng thống Obama đến Na Uy nhận giải chỉ chưa đầy 10 ngày sau khi chính ông ra lệnh triển khai thêm 30.000 binh sĩ cho cuộc chiến ở Afghanistan.

Dù không phải mọi quyết định của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển hay Ủy ban Nobel đều nhận được sự đồng tình, nhưng giới quan sát cho rằng tiêu chí mà nhà khoa học Alfred Nobel nêu trong di chúc vẫn được duy trì để giải Nobel luôn là đỉnh cao của tri thức và nghệ thuật nhân loại.

Nobel là giải thưởng quốc tế do Quỹ Nobel tại Stockholm lập từ năm 1901 dựa trên tài sản của Alfred Nobel. Giải thưởng được trao vào dịp cuối năm cho những cá nhân và tổ chức có cống hiến nổi bật trong các lĩnh vực Y học, Hóa học, Vật lý, Văn học, Hòa bình. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển lập giải thưởng về kinh tế để tưởng nhớ Nobel và giải Nobel Kinh tế ra đời từ đó.

Giải Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển lựa chọn. Giải Y học do Ủy ban Nobel của Viện Karolinska quyết định và giải Hòa bình do Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy quyết định.

Một giải Nobel thường được trao tối đa cho 3 người. Từ năm 1901-2021, giải thưởng đã được trao 609 lần cho 975 cá nhân và tổ chức. Nếu một giải thưởng bị từ chối hoặc không được chấp nhận, số tiền thưởng sẽ được trả vào quỹ.

Có bao nhiêu lĩnh vực được trao giải Nobel?

Giải Nobel là một giải thưởng quốc tế được công bố hằng năm kể từ năm 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thàng tựu trong các lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hoà bình; riêng giải Nobel Hoà bình có thể được trao cho cá nhân hay một tổ chức.

Có bao nhiêu người nhận trên 1 giải Nobel?

Do một số cá nhân và tổ chức nhận giải Nobel nhiều hơn một lần, tổng cộng có 962 cá nhân [905 nam và 57 nữ] và 25 tổ chức đã nhận giải này.

Ai nhận 2 giải Nobel?

Linus Pauling [Mỹ] Người duy nhất hai lần đoạt giải Nobel không chia sẻ với bất kỳ ai là Linus Pauling.

Giải thưởng Nobel là gì?

Nobel là một tập hợp các giải thưởng quốc tế được trao hằng năm cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, học thuật hoặc khoa học. Hãy cùng tìm hiểu qua về lịch sử của giải thưởng này. Giải thưởng Nobel đầu tiên được trao vào năm 1901. Mỗi giải thưởng bao gồm một huy chương, bằng khen và tiền mặt.

Chủ Đề