Giải trình chênh lệch số liệu bctc kiểm toán nvc năm 2024

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TDG GLOBAL

Hotline[84-204] 2244.903 - 0909805805

Emailthaiduonggas@gmail.com

Lô D1, KCN Đình Trám, Thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Hotline[+84] 904 037 383

Emailthaiduonggas@gmail.com

29 Giang Văn Minh, Phường Võ Cường, Thành Phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

Đây là con số thống kê do stox.vn thực hiện, cho thấy tình trạng báo động về chất lượng báo cáo tài chính [BCTC] chưa kiểm toán.

Giãn cách chênh lệch ngày một lớn

Việc chênh lệch một vài trăm triệu đồng, thậm chí là vài tỷ đồng… giữa doanh thu, lợi nhuận trước và sau kiểm toán là bình thường, vì có thể có những sai sót nhỏ trong cách tính toán, phân loại một số khoản thu, chi của DN và công ty kiểm toán. Nhưng thật khó hiểu với những khoản chênh lệch rất lớn, thậm chí thay đổi hoàn toàn cán cân lỗ - lãi tại một số DN.

Ấn tượng nhất vừa qua là chênh lệch KQKD trước và sau kiểm toán của 2 DN thuộc họ nhà Kinh Đô là KDC và NKD. Với chênh lệch 202,978 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán, từ lãi 142,376 tỷ đồng về lỗ 60,602 tỷ đồng, KDC đang là DN xếp số 1 về khoảng cách chênh lệch lợi nhuận.

Một người anh em của KDC là NKD cũng có mức chênh lệch lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán hơn 38 tỷ đồng, từ mức lãi hơn 39 tỷ đồng còn chưa đầy 1 tỷ đồng. Một DN rất lớn và uy tín như Sacombank cũng để mức chênh lệch lợi nhuận trước thuế trước và sau kiểm toán lên tới 133 tỷ đồng.

Hai DN ngành xây dựng là CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm [NTL] và CTCP Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà [SJS] cũng có chênh lệch KQKD trước và sau khá lớn.

Với NTL, doanh thu trước và sau kiểm toán giảm 64,195 tỷ đồng, từ mức 435,502 tỷ đồng về 371,307 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập DN cũng giảm từ 98,729 tỷ đồng về 61,812 tỷ đồng.

Trường hợp của SJS, lợi nhuận năm 2008 của Công ty trong BCTC giảm từ 175,122 tỷ đồng trước kiểm toán về 118,884 tỷ đồng sau kiểm toán!

Trong các DN có chênh lệch KQKD trước và sau kiểm toán lớn, một số DN không chỉ chênh lệch về số tuyệt đối lớn mà còn nắm giữ tỷ lệ chênh lệch ở mức… choáng váng.

Trường hợp của CTCP Nam Vang [NVC], có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán lên đến… 8.500%, từ lãi 0,529 tỷ đồng về lỗ 44,423 tỷ đồng, hay trường hợp của CTCP Thủy sản Minh Phú [MPC], chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán là 1.043,94%, từ lãi 4,036 tỷ đồng về lỗ 38,097 tỷ đồng…

Theo thống kê của stox.vn thì có tới 47 DN có chênh lệch KQKD trước và sau kiểm toán lên tới trên 50%! Nhiều DN vốn đã lỗ, sau kiểm toán còn bị lỗ nặng hơn rất nhiều, như FPC từ lỗ 44,4 tỷ đồng về lỗ 83,2 tỷ đồng; TPC từ lỗ 51 tỷ đồng về lỗ 61,6 tỷ đồng…

Nguyên nhân

Lần giở toàn bộ giải trình của những DNNY đã có công văn được Sở GDCK TP. HCM và Trung tâm GDCK Hà Nội công bố về chênh lệch KQKD trước và sau kiểm toán, nguyên nhân được ghi nhận khá đa dạng.

Như trường hợp của Sacombank, ngân hàng này giải thích, khoản chênh lệch 133 tỷ đồng chủ yếu do cách tính trích lập khác nhau giữa ngân hàng và công ty kiểm toán đối với các loại cổ phiếu chưa niêm yết.

Với trường hợp của KDC và NKD, nguyên nhân lại do trong BCTC chưa kiểm toán, doanh nghiệp chưa thực hiện trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn.

Với trường hợp của NTL, nguyên nhân được công ty này giải trình là do chênh lệch doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các khoản mục khác nhau, đặc biệt liên quan đến dự án Trạm Trôi.

Tuy nhiên, bản chất tạo nên sự khác biệt là như thế nào thì chưa được giải thích. Một số trường hợp khác, việc chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán do một số nguyên nhân như: cách tính các khoản phải thu/chi nội bộ, hạch toán chênh lệch tỷ giá…

Hai lý do phổ biến dẫn đến chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán là cách ghi nhận doanh thu/chi phí đối với các DN ngành bất động sản và cách trích lập dự phòng đầu tư tài chính, đặc biệt là với các khoản đầu tư dài hạn cho những DN có đầu tư tài chính.

Nên có một chế tài

Thời hạn để một DNNY công bố BCTC quý IV là 25 ngày kể từ ngày kết thúc quý và thời hạn để DNNY công bố BCTC năm đã kiểm toán là 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Như vậy, trong khoảng thời gian 75 ngày giữa 2 kỳ báo cáo, không hiểu bao nhiêu NĐT ra quyết định sai lầm theo những thông tin mà DN công bố?

Và liệu những hiện tượng này có làm ảnh hưởng đến thói quen của NĐT, tạo tâm lý nghi ngờ và thận trọng với chính những con số mà DN công bố trong mỗi kỳ báo cáo?

Hiện nay, bên cạnh những DN có giải trình về chênh lệch tài chính trước và sau kiểm toán thì vẫn còn nhiều DN chưa có động tĩnh gì.

Theo thống kê của người viết, hiện cả hai sàn mới có khoảng 37 DN có giải trình, trong đó nhiều giải trình chỉ viết rằng, lợi nhuận tăng/giảm ở chỗ này, chỗ kia mà không giải thích tại sao, theo cách tính nào đã làm nên chênh lệch ấy?

Nhiều NĐT đã thắc mắc, có hay không sự cố tình hạch toán thiếu chính xác tại những DN có chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán quá lớn? Đã đến lúc cơ quan quản lý cần vào cuộc để xem xét và tìm ra nguyên nhân dẫn đến khoản chênh lệch tài chính khổng lồ tại nhiều DN.

Nếu lỗ hổng nằm ở chế độ kế toán, hạch toán thì các quy định này cần phải sớm hoàn chỉnh lại. Còn nếu lỗi nằm ở DN thực thi thì có lẽ cần phải có chế tài mạnh hơn để buộc DN nghiêm túc trong việc lập và công bố báo cáo tài chính.

Theo quy định hiện hành, các DN có chênh lệch số liệu tài chính trước và sau kiểm toán từ 5% trở lên chỉ phải giải trình, nhưng giải trình thôi là chưa đủ trong việc thể hiện trách nhiệm của DN đối với cổ đông, với thị trường.

Chủ Đề