Giáo an Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh

TUẦN 11 - TIẾT 42: LÀM VĂN: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH A Mục tiêu: Kiến thức:Khái niệm, mục đích, tác dụng thao tác lập luận, phân tích sánh Kỹ năng: - Nhận phân tích vai trò kết hợp thao tác phân tích so sánh qua văn - Vận dụng kết hợp thao tác phân tích so sánh việc tạo lập đoạn văn, văn nghị luận vấn đề xã hội văn học Thái độ tư tưởng: Vận dụng kiến thức vào làm B Chuẩn bị GV HS Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế học Học sinh: Soạn C Tiến trình dạy - học: Ổn định tổ chức: 1' Kiểm tra cũ: Kiểm tra 15 phút Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV HS Tg Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy, 1' Giới thiệu trước tìm hiểu thao tác lập luận phân tích thao tác lập luận so sánh, luyện tập thao tác lập luận phân tích thao tác lập luận so sánh 5' - Ôn lại thao tác lập luận phân tích lập luận phân tích + PP giới thiệu: thuyết trình Hoạt động 2: Tìm hiểu chung nội dung dạy:  Mục tiêu: - Củng cố kiến thức, kỹ thao - Ôn lại thao tác lập luận phân tích lập luận so sánh tác lập luận phân tích so sánh - Luyện tập - Vận dụng kết hợp thao tác phân tích so sánh văn nghị luận xã hội văn học  Phương pháp: - Công việc GV: phát vấn, đưa tập cho học sinh làm - Công việc HS: đọc bài, suy nghĩ, trao đổi trả lời câu hỏi Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể : Thao tác 1: - GV: Ôn lại thao tác lập luận phân tích lập luận phân tích - HS: Suy nghĩ trao đổi trả lời 18' - Ơn lại thao tác lập luận phân tích lập luận phân tích + Cách phân tích: Chia, tách đối tượng thành yếu tố theo tiêu chí, quan hệ định + Yêu cầu phân tích: Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành yếu tố theo tiêu chí, quan hệ định [qhệ yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, qhệ đối tượng với đối tượng liên quan, qhệ người phân tích với đối tượng phân tích, ]; đồng thời sâu vào yếu tố, khía cạnh, ý đến mối quan hệ yếu tố chỉnh thể thống Phân tích cụ thể gắn liền với tổng hợp khái quát Khi phân tích phải kết hợp nội dung hình thức - Ơn lại thao tác lập luận phân tích lập luận so sánh + Có hai cách so sánh: so sánh tương đồng so sánh tương phản + So sánh phải dựa tiêu chí, chung bình diện, so sánh phải đơi với nhận xét, đánh giá so sánh trở nên sâu sắc Hoạt động 4: Bài tập vận dụng: - Công việc GV: tập, hướng dẫn học sinh làm - Công việc HS: suy nghĩ trao đổi làm 13' 1.Bài tập1 * Gợi ý - Đoạn văn sử dụng thao tác phân tích thao tác so sánh: + Phân tích “ Tự kiêu tự đại khờ dại Vì hay nhiều người hay Mình giỏi, nhiều người giỏi Tự kiêu tự đại tức thoái bộ” + So sánh: Người mà tự kiêu tự mãn chén, đĩa cạn [ để thấy nhỏ bé, vô nghĩa đáng thương thói tự kiêu tự mãn cá nhân tập thể cộng đồng] -> Thao tác phân tích đóng vai trò chủ đạo, thao tác so sánh có vai trò bổ trợ Phân tích giúp người nhận thức tư trừu tượng, so sánh giúp người nhận thức tư cụ thể 2.Bài tập Gợi ý - Công việc GV: tập hướng dẫn học sinh làm - Công việc HS: suy nghĩ trao đổi làm Luận điểm Sự cần thiết đọc sách - Đọc sách đường quan trọng học vấn - Nhưng học vấn là thành tích luỹ lâu dài nhân loại, tích luỹ sách - Vậy sách kho tàng quý báu lưu giữ tinh thần nhân loại - đọc sách để chuẩn bị hành trang Luận điểm Hai trở ngại cho nghiên cứu học vấn - Hiện nhiều sách kể - Mọt sách ý vào sách không ý chuyện khác Luận điểm Cách chọn sách - Cách chọn sách - Cách đọc Kiểm tra 15 phút: Phân tích tâm trạng nhân vật Liên lúc chiều tàn hai đứa trẻ Thạch Lam Củng cố, dặn dò: 2' * Chốt lại học: HS tự tóm tắt nét nội dung Gv chốt lại: kiến thức lí thuyết tập * Dặn dò: Bài tập nhà: làm tập Tiết học tiếp theo: Hạnh phúc tang gia ... lại thao tác lập luận phân tích lập luận so sánh + Có hai cách so sánh: so sánh tương đồng so sánh tương phản + So sánh phải dựa tiêu chí, chung bình diện, so sánh phải đơi với nhận xét, đánh... : Thao tác 1: - GV: Ơn lại thao tác lập luận phân tích lập luận phân tích - HS: Suy nghĩ trao đổi trả lời 18' - Ôn lại thao tác lập luận phân tích lập luận phân tích + Cách phân tích: Chia, tách.. .tác lập luận phân tích so sánh - Luyện tập - Vận dụng kết hợp thao tác phân tích so sánh văn nghị luận xã hội văn học  Phương pháp: - Công việc GV: phát vấn, đưa tập cho học sinh

- Xem thêm -

Xem thêm: Giáo án Ngữ văn 11 tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh,

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản hơn. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Ngữ văn lớp 11

1. Soạn bài lớp 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh mẫu 1

1.1. Câu 1 [trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

+ Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận:

- Phân tích: vì sao không nên tự kiêu tự đại, tác hại của nó.

- So sánh: mình và những người khác; so to bể rộng và cái chén nhỏ, đĩa cạn.

+ Hai thao tác được kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen vào nhau → giúp vấn đề nghị luận cụ thể, sáng rõ, thuyết phục, vừa thấy được bản chất, vừa thấy được tác hại.

+ Cần kết hợp linh hoạt nhiều thao tác lập luận trong đoạn/bài văn nghị luận.

1.2. Câu 2 [trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

a.

+ Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến.

+ Luận điểm cần có:

- Vẻ đẹp nội dung của bài thơ.

- Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.

- Tài năng sáng tạo, tấm lòng của tác giả.

+ Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ. Luận điểm này nằm ở phần giữa thân bài.

+ Chuyển ý: Trong một tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ ca, một nội dung ý nghĩa luôn được chuyển tải bởi một hình thức nghệ thuật độc đáo. “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến cũng vậy, vẻ đẹp của bài thơ không chỉ đến từ nội dung mà còn đến từ nghệ thuật.

b.

+ Luận cứ:

- Cách gieo vần “eo” độc đáo, tạo cảm giác về không gian nhỏ hẹp, co dần lại.

- Thủ pháp lấy động tả tĩnh.

- Điểm nhìn nghệ thuật đặc sắc.

- Sử dụng từ láy.

- Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Thao tác lập luận chính: Phân tích, nhằm làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật của bài thơ.

+ So sánh sử dụng ở phần:

- Vẻ đẹp nội dung: so sánh bức tranh thiên nhiên mùa thu của Nguyễn Khuyến với bức tranh thiên nhiên mùa thu trong thơ trước và sau ông.

- Mở rộng vấn đề [so sánh thơ về mua thu của Nguyễn Khuyến với những bài thơ thu khác].

+ Phải kết hợp nhuần nhuyễn hai thao tác, thao tác phân tích là trung tâm, nhằm khẳng định vẻ đẹp của tác phẩm, thao tác so sánh là bổ trở, nhằm nhấn mạnh sự đặc biệt, sáng tạo.

c. Học sinh dựa vào gợi ý ở trên để viết đoạn văn.

1.3. Câu 3 [trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1]

a. Vẻ đẹp nội dung của bài thơ “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến:

+ Bức tranh thiên nhiên mùa thu làng quê đậm chất trữ tình và đượm buồn.

- Sử dụng thao tác phân tích để phân tích điểm nhìn, không gian, cảnh vật, âm thanh, màu sắc của bức tranh.

- Sử dụng thao tác so sánh, so sánh bức tranh thu của Nguyễn Khuyến với bức tranh thu trong thơ Đường.

+ Tấm lòng, tâm sự của nhà thơ vì lo nghĩ cho vận nước, cho thế sự.

b. Phẩm chất hiếu học của người học sinh:

+ Giải thích khái niệm “hiếu học” [phân tích].

+ Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh [phân tích].

+ Biểu hiện của học sinh hiếu học [phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập].

+ Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? [so sánh kết hợp phân tích].

c. Một số đoạn văn hay kết hợp giữa thao tác phân tích và so sánh:

+ “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh: “Hỡi đồng bào cả nước…Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

- Phân tích: Quyền bình đẳng của nhân loại, của mỗi dân tộc.

- So sánh: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp; Luận điệu xảo trá và hành động xâm lăng của bọn thực dân.

Ý nghĩa

Bài học củng cố những tri thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và so sánh, giúp học sinh biết vận dụng hai kĩ năng này trong một bài băn nghị luận.

2. Soạn bài lớp 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh mẫu 2

2.1. Câu 1 [trang 120 sgk ngữ văn 11 tập 1]

- Tác giả dùng thao tác lập luận phân tích.

+ Làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu, tự đại [vì mình hay, còn nhiều người khác giỏi hơn mình.

+ Tự kiêu tự đại nghĩa là thoái bộ nghĩa là [Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước được… nó hẹp nhỏ].

- Đoạn văn sử dụng thao tác so sánh.

+ Người tự kiêu tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn.

+ Giúp người đọc hình dung rõ, sinh động hơn tác hại của thói tự kiêu tự đại.

⇒ Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích là chủ yếu.

- Đoạn văn trên là mẫu mực về lập luận phân tích và lập luận so sánh hài hòa, linh hoạt

+ Mỗi thao tác lại có thế mạnh riêng, thấy rõ được thao tác đóng vai trò chủ đạo.

- Người viết văn lập luận thường sử dụng nhiều thao tác lập luận

+ Cần phải lựa chọn, ưu tiên thao tác lập luận chủ đạo

+ Căn cứ vào mục đích nghị luận để lựa chọn thao tác lập luận thích hợp

2.2. Câu 2 [trang 120 sgk ngữ văn 11 tập 1]

Lựa chọn bài thơ/ bài văn mà em yêu thích để viết bài luận bàn về vẻ đẹp của nó

Vận dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh

- Chủ đề của bài văn là gì?

- Cần nêu quan điểm làm sáng tỏ chủ đề, sắp xếp cho hợp lý, mạch lạc

- Luận điểm được chọn làm sáng tỏ, nó nằm ở vị trí nào

- Cần dùng từ và cách chuyển ý như thế nào để chuyển ý cho phù hợp

- Để làm sáng tỏ cần những luận cứ nào

- Cần sử dụng các thao tác lập luận nào, đâu là thao tác chủ đạo

3. Soạn bài lớp 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh mẫu 3

3.1. Đọc bài tập 1 [tác giả Hồ Chí Minh, Ngữ văn 11, tập 1, trang 120] và trả lời các câu hỏi:

a] Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận nào?

- Thao tác phân tích: Tự kiêu mà tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình.

- Thao tác so sánh: Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.

b] Các thao tác lập luận ấy nhằm hướng đến mục đích gì?

- Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe rằng tự kiêu tự đại là không tốt.

c] Việc kết hợp các thao tác lập luận ấy có tác dụng gì?

- Làm cho lối lập luận thêm sinh động.

- Tăng hiệu quả thuyết phục nhờ sự kết hợp hài hòa giữa phân tích và so sánh.

e] Thao tác lập luận nào được sử dụng chính trong đoạn trích?

- Lập luận phân tích là chính. Người viết nêu hai lí do khuyên không nên tự kiêu tự đại: là khờ dại và là thoái bộ.

- Lập luận so sánh là phụ cốt để sự phân tích thêm rõ ràng, sâu sắc hơn.

g] Anh [chị] rút ra kết luận gì về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một bài văn nghị luận?

- Không thể chỉ sử dụng duy nhất một thao tác lập luận.

- Kết hợp nhiều thao tác lập luận sẽ làm tăng tính thuyết phục cho văn bản.

- Có thao tác chính và thao tác lập luận phụ trong lập luận, tùy vào mục đích yêu cầu của bài văn.

3.2. Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết một đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một tác phẩm văn chương.

- Về thu trong khổ thơ đầu của Đây mùa thu tới.

Không giống với tâm trạng của Bạch Cư Dị tiễn khách trong một đêm trăng thu: “Bến tầm dương canh khuya đưa khách / Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu” [Tì bà hành] mà giống với Hàn Mặc Tử trong Buồn thu:

Ấp úng không ra được nửa lời

Tình thu bi thiết lắm thu ơi!

Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt

Hiu hắt hơi may thoảng lại rồi

Thu của Xuân Diệu cũng lấy biểu tượng là cành liễu. Liễu muôn đời thì lá vẫn rủ và xanh ven hồ [nếu không được trồng nơi khác]. Giống mọi cây cối hay vạn vật tự nhiên khác, liễu buồn hay vui, khóc hay cười không phải do liễu mà do tâm trạng của người ngắm liễu, vẽ liễu hay miêu tả liễu. Vậy nên, trong Thơ mới mới có “liễu xanh ngắt” vào độ cuối thu của Hàn Mặc Tử và “liễu chịu tang” của Xuân Diệu:

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.

Biện pháp nhân hoá đã được sử dụng ngay lúc mở đầu. Thực ra, Xuân Diệu còn sử dụng lối so sánh ngầm: “rặng liễu đìu hiu” như “đứng chịu tang”, như “tóc buồn buông xuống”, như “lệ ngàn hàng”. Dáng đứng của liễu là “đứng chịu tang”, âu sầu, buồn bã. Lá rủ của liễu là “tóc buồn buông xuống”, là “lệ ngàn hàng”. Cùng một dáng lá mà thi nhân hình dung ra hai dáng điệu: dáng tóc và dáng lệ. Lối quan sát và trí tưởng tượng ở đây quả thật tinh tế và khác lạ. Khi liễu buồn cũng là lúc thu về. Hay thu về khiến liễu buồn? ấy thế mà vào ngay câu thơ tiếp theo – một phần câu thơ được lấy làm nhan đề – nhà thơ bày tỏ một tâm trạng có phần khác hẳn: dường như là thoáng giật mình kín đáo, thảng thốt trước vẻ đẹp diệu kì vừa được khám phá:

Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Nếu bỏ hai câu thơ đầu, thay bằng hai câu khác [hay những từ khác] mang sắc thái trung tính hoặc bớt sầu đau, thì âm hưởng bài thơ sẽ không bị cái buồn của dáng liễu kia phong toả. Nói cách khác, trừ hai câu thơ đầu, hay trừ các từ diễn tả nỗi đau xót như đìu hiu, tang, buồn, lệ thì bài thơ sẽ không có âm điệu tái tê, sầu não mà chỉ là mang mác buồn như bản chất thu muôn thuở, như tâm hồn nghệ sĩ muôn thuở. Bài thơ quả có sự gặp gỡ kì lạ giữa cảnh thu của trời đất và hồn thu của thi nhân.

Thực hành thành ngữ, điển cố là bài học nổi bật trong Tuần 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 11, học sinh cần Soạn bài Thực hành thành ngữ, điển cố, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

3.3. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

“Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài, như con gà ngon, ngon ở từng phao câu đầu cánh lắt lẻo khuỷu xương, không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại[1]. Cái thú vị của bài “Thu điếu” là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một mầu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi; ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động; ở các vần thơ: không phải giỏi vì là những tử vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái, đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay; cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3 – 4 [...] [2].

Quá trình ngôn ngữ của thơ đi, từ đời Lê Hồng Đức, thật hãy còn vất vả, nặng nề:

Trời muốn trượng thẳm làu làu sạch,

đến Nguyễn Khuyến đã thành ra:

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

thật trong sáng nhẹ nhàng, như không một trở lực nào níu được sự diễn đạt nữa[3]. Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời đại, hoặc là khổ luyện trong một người”[4]. [Xuân Diệu, Đọc thơ Nguyễn Khuyến].

a] Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận gì? Thao tác lập luận phân tích và so sánh.

b] Đâu là thao tác lập luận chính, đâu là thao tác lập luận hỗ trợ?

- Thao tác lập luận phân tích là thao tác lập luận chính.

- Thao tác lập luận so sánh là thao tác hỗ trợ.

c] Dựa vào các câu đã được đánh số trong văn bản, hãy cho biết thao tác lập luận phân tích được thể hiện trong những câu văn nào?

- Các câu 1, 2, 4.

d] Thao tác lập luận so sánh được thể hiện trong những câu văn nào?

- Các câu 1 và 3.

e] Hiệu quả của việc vận dụng nhiều thao tác lập luận trong đoạn trích trên là gì?

- Giúp Xuân Diệu thể hiện được mục đích chủ yếu là đi phân tích cái hấp dân, thủ vị của bài “Thu điếu”.

- Sự so sánh chỉ có tác dụng bổ trợ để cho sự phân tích ấy rõ ràng, sâu sắc, thấm thía hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết soạn bài Ngữ văn 11 dưới đây của chúng tôi:

  • Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt
  • Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 11
  • Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
  • Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích
  • Soạn bài Lẽ ghét thương
  • Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Phần 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
  • Soạn bài Thao tác lập luận so sánh
  • Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 11, Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, Soạn bài lớp 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chủ Đề