Giáo an môn Tự nhiên xã hội lớp 2 sách Cánh Diều

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mở nhạc, cho HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về nghề nghiệp [bài Lớn lên em sẽ làm gì?].

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Bài hát nhắc đến tên những công việc, nghề nghiệp gì?

- GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa nghe bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? Vậy các lớn lên em sẽ làm gì, làm người công nhân đi dựng xây những nhà máy mới? làm người nông dân lái máy cày trên bao đồng ruộng? Hay làm người lái tàu đưa những con tàu ra Bắc vào Nam? làm người kỹ sư đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước? Còn rất nhiều nghề nghiệp đẹp đẽ và có ích cho xã hội, đất nước đúng không? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và nghề nghiệp yêu thích sau này của các em. Chúng ta cùng vào Bài 2 – Nghề nghiệp.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình

a. Mục tiêu:

- Nói được tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.

- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 SGK trang 10 và trả lời câu hỏi:

+ Nói tên công việc, nghề nghiệp của những người trong các hình dưới đây.

+ Công việc và nghề nghiệp đó có ý nghĩa gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Đặt được câu hỏi và trả lời

a. Mục tiêu:

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.

- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

- Chia sẻ với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS:

+ Từng cặp HS đặt câu hỏi và trả lời về nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình mình theo gợi ý trong SGK hoặc theo đoạn hội thoại GV đưa ra:

A: Mẹ bạn làm công việc gì?

B: Công việc của mẹ mình là bán hàng ngoài chợ.

B: Bố bạn làm nghề gì?

A: Bố mình làm nghề thợ xây.

+ HS nói cho bạn nghe những công việc, nghề nghiệp của những người trong gia đình mình giúp ích gì cho gia đình và xã hội?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

- GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.

Bước 3: Làm việc nhóm 6

- GV yêu cầu: Từng thành viên trong nhóm chia sẻ lớn lên mình thích làm nghề gì và vì sao?

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp và khuyến khích HS phải chăm ngoan để thể hiện ước mơ của mình.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

- Nói tên công việc, nghề nghiệp của những người trong các hình: ca sĩ, lái taxi, cầu thủ đá bóng, thợ xây, bác sĩ, cảnh sát giao thông.

- Ý nghĩa của các công việc, nghề nghiệp:

+ Ca sĩ: mang tiếng hát để cổ động, động viên, truyền cảm hứng yêu đời, mang lại niềm vui đến mọi người.

+ Lái taxi: đưa mọi người đến nơi cần đến và an toàn.

+ Cầu thủ đá bóng: thi đấu vì màu cờ sắc áo của địa phương, của đất nước, mang lại niềm vui, sự tự hào cho mọi người.

+ Thợ xây: xây dựng lên những ngôi nhà cao tầng, con đường đẹp đẽ cho mọi người.

+ Bác sĩ: khám và chữa bệnh cho mọi người.

+ Cảnh sát giao thông: chỉ dẫn giao thông cho mọi người tham gia giao thông, tránh được ách tắc.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS trả lời.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 8, thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nói về sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy kể tên một số việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình em?

Câu 2: Theo em, vì sao mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau?

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1,2,3,4 sgk trang 9 và cho biết bạn An, bạn Hà đã làm gì để thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương với những thành viên thuộc các thế hệ trong gia đình?

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:Câu 1: Kể những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình mình.

Câu 2: Em thích việc làm nào nhất? Vì sao?

- GV chốt lại bài học, bắt nhịp cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau, 3 ngọn nến lung linh để HS thấy được sự quan trọng của gia đình, HS cần biết quý trọng tất cả các thế hệ trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới: Mỗi gia đình có một hoặc nhiều thế hệ cùng chúng sống. Các thế hệ trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau.

2. Chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình

a. Sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An

- Gia đình bạn Hà:

+ Hình 1: Bố mẹ cùng Hà và anh trai Hà chơi cờ, vừa giải trí, vừa rèn luyện sự tư duy.

+ Hình 2: Hà bị ốm, mẹ đưa Hà đi bác sĩ khám bệnh.

- Gia đình bạn An:

+ Hình 3: Bố mẹ, bạn An và anh trai bạn An tặng quà cho ông bà.

+ Hình 4: Ông bà, bố mẹ, bạn An và anh trai bạn An cùng nhau quây quần, vui vẻ ăn cơm.

b. Một số việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình em

Câu 1: Tùy từng gia đình của HS, HS nêu được một số việc làm tiêu biểu nhất thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình:

Gợi ý:

- Ông bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, cháu nhổ tóc trắng, tóc sâu cho bà; đọc báo cho ông nghe.

- Bố mẹ đưa các con đi chơi công viên ngày cuối tuần; các con giúp bố mẹ nhặt rau, quét nhà,,..

Câu 2: Mọi người trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ với nhau vì: có thế hệ này mới có thế hệ kia: có ông bà mới có bố mẹ, có bố mẹ mới có các con; thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn giữa các thế hệ trong gia đình.

c. Những việc làm của bạn An, bạn Hà thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương với những thành viên thuộc các thế hệ trong gia đình

- Hình 1: bạn bóp vai cho bà.

- Hình 2: bạn cùng mẹ ra vườn thu hoạch rau.

- Hình 3: bạn cùng bố gấp áo gọn gàng.

- Hình 5: bạn làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 8/3.

d. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương đối với các thành viên trong gia đình em

Câu 1: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ:

  • Ông chơi gập máy bay cùng các cháu.
  • Bố bổ hoa quả cho cả nhà cùng ăn
  • Mẹ bóp vai cho bà,...

Câu 2: Tùy từng trường hợp, tình huống, HS chọn việc mình thích làm nhất để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với các thành viên trong gia đình:

+ Em làm việc đó trong hoàn cảnh nào?

+ Việc làm đó là việc gì?

+ Những thành viên trong gia đình cảm thấy như thế nào?

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách Cánh Diều [cả năm] đầy đủ nhất

Chia sẻ - lưu lại facebook

Email

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách Cánh Diều được chúng tôi sưu tầm và biên soạn có hệ thống. Với mục đích mang đến nguồn tài liệu tham khảo tin cậy. Bộ giáo án 2 cột được soạn cho chương trình cả năm học. Được soạn theo chương trình sách giáo khoa mới sách Cánh Diều.

Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Sau đây là 1 giáo án mẫu trong bộ giáo án môn Tự nhiên sách Cánh Diều kính mời các thầy cô tham khảo:

Mẫu giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách Cánh Diều

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

[2 tiết]

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Hệ thống được những kiến thức đã học về Chủ đề Trái đất và bầu trời.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Trình bày được tên các mùa, đặc điểm của từng mùa và trang phục phù hợp.
  • Hiểu được tại sao phải lựa chọn trang phục phù hợp với mỗi mùa, đặc biệt là thời điểm giao mùa.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành thói quen nghe thời tiết để sử dụng trang phục phù hợp.
  • Có ý thức quan tâm, tìm hiều hiện tượng thiên tai.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Các hình trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.

Có thể bạn quan tâm: Đáp án trắc nghiệm Mô đun 4 Tiểu học tất cả các môn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Trái đất và bầu trời [Tiết 1].

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động1: Giới thiệu về các mùa và một số hiện tượng thiên tai

a. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về các mùa và cách lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhóm

– GV chia HS thành 6 nhóm: Nhóm chẵn làm tổng kết phần các mùa trong năm, nhóm lẻ làm phần các hiện tượng thiên tai.

– GV yêu cầu mỗi nhóm thực hiện theo mẫu bảng và sơ đồ gợi ý ở trang 125 SGK.

Bước 2: Làm việc cả lớp

– GV mời HS mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày, HS nhóm khác nhận xét.

– GV chọn hai kết quả tốt nhất của hai nhóm để tổng kết về các mùa và những hiện tượng thiên tai.

Hoạt động 2: Đóng vai xử li tình huống

a. Mục tiêu: Thực hành, vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm nhằm ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào xử lí tình huống.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm

– GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Nhóm lẻ: Từng cá nhân đọc tình huống 1 ở trang 126 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

+ Nhóm chẵn: Từng cá nhân đọc tình huống 2 ở trang 126 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

Bước 2: Làm việc cả lớp

– GV mời đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.

– HS khác/GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.

– HS chia theo nhóm chẵn, lẻ.

– HS thảo luận nhóm và điền câu trả lời theo yêu cầu.

– HS trình bày:

+ Nhóm chẵn:

Tên mùa Đặc điểm Trang phục
Xuân Se lạnh, mưa phùn Áo len, áo khoác, áp gió
Nóng, nắng, có mưa rào Áo cộc, quần cộc, áo chống nắng, ô, mũ, kính râm
Thu Mát mẻ, se lạnh Áo khoác mỏng, áo dài tay
Đông Giá lạnh Áo dày, áo khoác to, áo len, khăn len, tất

+ Nhóm lẻ: Lũ lụt

▪ Biểu hiện: nước nhiều, gây ngập lụt

▪ Rủi ro thiên tai: sập nhà, đuối nước nguy hiểm đến tính mạng

▪ Cách ứng phó: Đắp đê phòng lũ.

– HS lắng nghe, thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

– HS trình bày:

+ Nhóm lẻ: Em sẽ nói mẹ chuẩn bị lương thực và cùng bố kiểm tra lại nhà của xem chắc chắn chưa và cắt tỉa các cành cây lớn gần nhà.

+ Nhóm chẵn: Em sẽ khuyên bạn không nên lại đó xem vì như vậy có thể sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách Cánh Diều bản word

Có thể bạn quan tâm: Các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Trên đây là toàn bộ giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách Cánh Diều chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp. Ngoài ra thầy cô cũng có thể tham khảo thêm Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 sách Cánh Diều… .Mặc dù đã rất cố gắng tuy nhiên bộ giáo án vẫn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô ở phần bình luận bên dưới.

4 / 5 [ 1 bình chọn ]

Chia sẻ - lưu lại facebook

Email

Video liên quan

Chủ Đề