Biểu hiện không sáng tạo trong học tập

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 8: Năng động, sáng tạo giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi, tạo ra những giá trị mới.

Lời giải:

Lê Thái Hoàng là một học sinh đam mê nghiên cứu tìm tòi, chủ động, tích cực trong học tập mang lại nhiều huy chương, mang vinh quang cho đất nước.

Hoàng Duy Khánh, trường THPT Lương Văn Trị, huyện Văn Quan nhận giải Nhất với công trình sáng tạo là 1 chiết máy gieo hạt mini.

Lời giải:

Năng động; có thể làm cho ta uyển chuyển, thay đổi cả một đời sống và làm cho ta đỡ sức ỷ lại. Năng động còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Sáng tạo đem đến cho nhân loại những kho tàng kiến thức tiên tiến, cải cách lời nói, việc làm, suy nghĩ cổ hủ lạc hậu, là ngọn cờ tiên phong cho sự phát triển nâng cao đời sống mới, làm cho xã hội không bị thụt hậu.

Lời giải:

Để trở thành người năng động sáng tạo, học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch.

A. Luôn làm theo chí dẫn

B. Luôn nghĩ ra cái mới

C. Luôn có ý tưởng độc đáo, đem lại hiệu quả cao

D. Luôn thay đổi kế hoạch

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Mặc dù thầy giáo không yêu cầu, nhưng Thành thường cố gắng suy nghĩ để tìm cách giải các bài tập sao cho ngắn gọn hơn.

B. Đang là sinh viên, song anh Hùng thường bỏ học để đi làm thêm kiếm tiền.

C. Hoàng luôn cố gắng sắp xếp thời gian hợp lí để có thể tham gia các câu lạc bộ của trường.

D. Trong giờ học, Mai luôn xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài và mạnh dạn hỏi giáo viên những gì mình không hiểu.

E. Trong giờ học những môn khác, Nam thường mang bài tập Toán ra làm.

G. Trong khi thảo luận nhóm, hiếm khi Hoài phát biểu ý kiến vì sợ nói sai.

H. Khi tìm hiểu bất cứ điều gì, Vân thường đặt câu hỏi “vì sao” và tìm lời giải đáp thoả đáng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, D, H

A. Trong khi làm việc, luôn suy nghĩ để tìm ra cách làm mới nhanh hơn, tốt hơn.

B. Khi thấy việc khó thì chịu bó tay.

C. Chủ động trong việc sắp xếp, tiến hành công việc.

D. Cứ làm theo cách đã được chỉ dẫn để đỡ tốn công suy nghĩ.

E. Thường xuyên sưu tầm, tham khảo những cách giải quyết khác nhau liên quan đến công việc của mình.

G. Linh hoạt xử lí các tình huống nảy sinh trong công việc nhằm đạt hiệu quả cao.

H. Tự làm theo ý mình, không tính toán kĩ.

I. Tìm ra cách làm mới nhanh hơn, nhưng chất lượng không đạt yêu cầu

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, E, G

Câu hỏi:

Theo em, việc làm của Dung có phải là năng động, sáng tạo không? Vì sao?

Lời giải:

Theo em việc làm của Dung không phải là năng động, sáng tạo. Việc làm đó chỉ là việc làm cẩu thả, lừa dối bố.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành suy nghĩ của Liên không? Vì sao?

2/ Để trở thành người học sinh năng động, sáng tạo, em cần phải làm gì?

Lời giải:

1/ Em không tán thành suy nghĩ của Liên. Bởi vì, đó là suy nghĩ tự ti, ỷ lại; nếu có suy nghĩ đó thì dù Liên là học sinh giỏi cũng sẽ không tiến bộ được.

2/ Để trở thành người học sinh năng động, sáng tạo em cần phải cố gắng phấn đấu, học hỏi từ người khác, vận dụng những điều học trong trường lớp vào cuộc sống.

– Trong học tập:

– Trong công việc gia đình:

– Trong việc tổ chức cuộc sống cá nhân:

– Trong lao động và hoạt động tập thể, hoạt động xã hội:

Lời giải:

– Trong học tập: Thể hiện ở phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi đế phát hiện cái mới, không thoả mãn với những điều đã biết.

– Trong công việc gia đình: thường xuyên giúp đỡ bố mẹ, trông em, quét dọn nhà cửa.

– Trong việc tổ chức cuộc sống cá nhân: Lạc quan, tin tưởng, có ý thức phấn đấu vươn lên vượt khó, vượt khổ về cuộc sông vật chất và tinh thần, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại.

– Trong lao động và hoạt động tập thể, hoạt động xã hội: Chủ động, dám nghĩ, dám làm tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.

Lời giải:

   – Muốn no thì phải chăm làm

Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.

   – Thế gian giàu bởi chữ cần

Có mà lười biếng thì thân chẳng còn.

– Học một biết mười.

   – Non cao cũng có đường trèo

Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.

Lời giải:

– Tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ trong học tập cũng như nghệ thuật.

– Kết hợp các bạn thành một nhóm học tập, nhóm nghệ thuật.

– Tổ chức các buổi pic nic, buổi ngoại khóa, học ngoài trời…

Trả lời câu hỏi trang 42 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Bí quyết nào giúp Mỹ Linh trở thành học sinh giỏi?

2/ Em học tập được điều gì ở Mỹ Linh?

Lời giải:

1/ Mỹ Linh thường mượn thêm sách bạn bè trong lớp và tự mày mò học thêm, những vấn đề còn vướng mắc thì Linh nhờ thầy cô giải đáp.

2/ Mỹ Linh là tấm gương sáng cho tinh thần nghèo mà vượt khó, vượt lên trên hoàn cảnh. Bố mẹ em đã mất đi kể từ khi em còn nhỏ, thiếu thốn tình cảm gia đình nhưng Mỹ Linh vẫn làm rất tốt công việc được giao. Đó là tấm gương sáng mà chúng em đáng học tập, noi theo.

Trả lời câu hỏi trang 43 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

Qua những tấm gương làm việc với tinh thần năng động, sáng tạo trên đây, theo em:

1. Sáng tạo bắt nguồn từ đâu?

2. Muốn sáng tạo phải làm gì?

3. Người sáng tạo phải có đức tính gì?

Lời giải:

Qua những tấm gương làm việc với tinh thần năng động, sáng tạo trong câu chuyện trên, em thấy:

1. Sáng tạo bắt nguồn từ những điều đơn giản nhất, dù nhỏ nhoi nhưng nếu chúng ta mày mò, tìm tòi thì ở đó cũng xuất hiện sáng tạo.

2. Muốn sáng tạo, mỗi người chúng ta không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, đặt ra các giả thuyết và giải đáp nó.

3. Người sáng tạo phải có đức tính tự tin nhưng không kiêu ngạo, cần cù, chịu khó, biết học hỏi và đánh giá.

Câu hỏi: Năng động là gì?

Hướng dẫn trả lời: Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.

Câu hỏi: Sáng tạo là gì?

Hướng dẫn trả lời: Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.

Câu hỏi: Người lao động sáng tạo là người như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: Người lao động sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và xử lí linh hoạt các tình huống trong học tập, lao động, công tác... nhằm đạt kết quả cao.

Câu hỏi: Theo em, trong lao động, những biểu hiện như thế nào là năng động, sáng tạo và những biểu hiện như thế nào là không năng động, sáng tạo?

Hướng dẫn trả lời: Lao động năng động, sáng tạo: Chủ động, dám nghĩ, dám làm tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.

- Lao động không năng động, sáng tạo: Bị động, do dự, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ, dám làm, né tránh, bằng lòng với thực tại.

Câu hỏi: Nêu những biểu hiện của sự năng động, sáng tạo trong học tập và không năng động, sáng tạo trong học tập.

Hướng dẫn trả lời: Năng động, sáng tạo trong học tập: Thể hiện ở phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi đế phát hiện cái mới, không thoả mãn với những điều đã biết.

- Không năng động, sáng tạo trong học tập: Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có ý chí vươn lên giành kết quả cao nhất, học vẹt, chỉ dựa dẫm vào người khác.

Câu hỏi: Nêu những biểu hiện năng động, sáng tạo trong sinh hoạt hàng ngày và những biểu hiện không năng động, sáng tạo trong sinh hoạt hàng ngày.

Hướng dẫn trả lời: Biểu hiện năng động, sáng tạo trong sinh hoạt hàng ngày: Lạc quan, tin tưởng, có ý thức phấn đấu vươn lên vượt khó, vượt khổ về cuộc sông vật chất và tinh thần, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại.

- Biểu hiện không năng động, sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày: Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, lười lao động, bắt chước, thiếu nghị lực, thiếu bền bỉ, chỉ làm được dưới sự hướng dẫn của người khác.

Câu hỏi: Theo em, năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sông và đặc biệt trong thời đại ngày nay?

Hướng dẫn trả lời: Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động, sáng tạo mà con người đã làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.

Câu hỏi: Để trở thành người năng động, sáng tạo chúng ta phải làm gì?

Hướng dẫn trả lời: Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống.

- Để trở thành người năng động, sáng tạo, mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, có phương pháp học tập đúng đắn, có kế hoạch và tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.

Video liên quan

Chủ Đề