Giáo an to chức trò chơi học tập mẫu giáo be

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.1 [2014] THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON DESIGNING AND ORGANIZING LEARNING GAMES FOR CHILDREN AT KINDERGARTEN Tôn Nữ Diệu Hằng Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Email: TÓM TẮT Vui chơi là hoạt động thường xuyên của con người ở mọi lứa tuổi. Đối với trẻ mẫu giáo – lứa tuổi mới bắt đầu tiếp xúc với thế giới xung quanh và cộng đồng xã hội, vui chơi luôn được gắn liền với học tập. Trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo luôn được người lớn, nhất là các cô nuôi dạy trẻ ở trường mẫu giáo quan tâm tổ chức. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay không phải cô nuôi dạy trẻ và trường mẫu giáo nào cũng tổ chức được những trò chơi học tập phù hợp và bổ ích cho trẻ. Bài viết đi sâu nghiên cứu về cách thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho trẻ nhằm góp phần giúp các cô nuôi dạy trẻ và trường mẫu giáo có cơ sở để xây dựng và tổ chức các hoạt động trò chơi bổ ích cho trẻ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mẫu giáo hiện nay Từ khoá: trò chơi học tập; thiết kế trò chơi học tập; tổ chức trò chơi học tập; trẻ mẫu giáo; cô giáo mầm non, trường mầm non. ABSTRAT Having fun is a regular activity of people of all ages. As for kindergarten children who start to contact the surrounding world and social community, it is associated with the learning process. Games for them are always concerned by adults, especially kindergarten teachers. However, in reality not all the kindergartens and teachers can hold suitable and helpful games for children. The paper studies how to design and organize learning games for children in order to enable kindergartens and teachers to have the foundation to create useful games for children, which helps meet the requirements of improving the quality of current kindergarten education. Key words: learning games; designing learning games; organizing learning games; kindergarten children; kindergarten teachers; kindergartens. 1. Đặt vấn đề Trò chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu ảnh hưởng có ý thức hoặc không có ý thức từ phía giáo, “trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Trò chơi học người lớn và bạn bè, giao tiếp xã hội đóng vai trò tập là một trong số các loại trò chơi được sử dụng quan trọng trong việc hình thành và phát triển trò như một phương tiện nhằm giáo dục phát triển nhân chơi [5, tr.36]. cách toàn diện cho trẻ, giúp trẻ được thỏa mãn nhu Trò chơi học tập là loại trò chơi chứa đựng cầu chơi, nhu cầu học, khám phá và hòa nhập vào thế các yếu tố dạy học, và có nguồn gốc trong nền giới xung quanh. Vì vậy, việc thiết kế và tổ chức trò giáo dục dân gian. Nó thuộc nhóm trò chơi có luật, chơi học tập cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi và dùng nó vào non là một việc làm vô cùng quan trọng. mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới việc phát 2. Nội dung triển hoạt động trí tuệ cho trẻ [5, tr.39]. 2.1. Trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo 2.1.2. Kết cấu của trò chơi học tập 2.1.1. Khái niệm về trò chơi, trò chơi học tập Mỗi trò chơi học tập bao gồm 3 thành tố, và chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu Trò chơi là một hoạt động có nguồn gốc từ thiếu một trong ba thành tố thì không thể tiến hành lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ đến với lao động. Trò chơi mang bản chất xã hội, nội dung trò chơi được. Đó là: chơi phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh. + Nội dung chơi: Chính là nhiệm vụ nhận thức 76
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 1 [2014] và là thành phần cơ bản của trò chơi, nó khơi gợi tác tư duy: quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hứng thú, tính tích cực, nguyện vọng chơi của trẻ. các sự vật hiện tượng. Loto là một dạng cơ bản của Mỗi trò chơi học tập có nhiệm vụ nhận thức trò chơi này. của mình, chính điều đó làm cho trò chơi này khác - Trò chơi học tập phát triển óc tưởng tượng trò chơi kia. của trẻ: dạng cơ bản của trò chơi này là trò chơi + Hành động chơi: Là những động tác trẻ mô phỏng. làm trong lúc chơi và nó là thành tố đặc trưng của - Trò chơi học tập phát triển trí nhớ: rèn trò chơi học tập. Các hành động chơi là thành phần luyện và phát triển trí nhớ của trẻ về những tri chính của trò chơi học tập, thiếu chúng thì không thức, những khái niệm, biểu tượng mà trẻ lĩnh hội còn là trò chơi nữa. Hành động càng phong phú, trước đó. nhiều hình nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia - Trò chơi học tập phát triển ngôn ngữ: trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi nhiều trò chơi có lời ca, tiếng hát để diễn tả nội càng lý thú. dung chơi. Chính lời ca, tiếng hát đó làm trẻ vui + Luật chơi: Là qui định buộc trẻ phải tuân nhộn, thoải mái, hồn nhiên và qua đó ngôn ngữ thủ khi chơi, nếu phá vỡ chúng thì trò chơi cũng bị của trẻ trở nên mạch lạc. phá vỡ. Luật chơi này do nội dung chơi qui định. 2.1.4. Ý nghĩa của trò chơi học tập đối với trẻ Và qua luật chơi trẻ đã tạo nên cơ chế tự điều mẫu giáo khiển hành vi của mình [1-3]. Những công trình nghiên cứu của các nhà Khi trẻ tham gia vào trò chơi học tập thì kết khoa học trên thế giới đều cho rằng, trò chơi học thúc trò chơi bao giờ cũng có một kết quả nhất định, tập có một ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo đó là trẻ phải hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức dục và phát triển nhân cách nói chung và trí tuệ nào đó. Vì vậy, việc dạy học cho trẻ mẫu giáo bằng của trẻ mẫu giáo nói riêng. Trò chơi học tập chẳng các trò chơi học tập đã tạo cho trẻ khả năng giải những dạy cho trẻ trí thông minh, lòng dũng cảm, quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ ý chí kiên cường không chịu lùi bước trước khó nhàng, không bị áp đặt, nâng cao hứng thú của trẻ, khăn mà còn giáo dục cho trẻ tự tin vào bản thân, phát triển năng lực tập trung chú ý, tạo điều kiện tính hài hước, tính tổ chức, tính kỉ luật, lòng tự hào thuận lợi cho những hành động có định hướng phù dân tộc, yêu quê hương... “Trò chơi học tập không hợp với lời chỉ dẫn của cô giáo và đảm bảo cho việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng một cách tốt hơn. Những chỉ là nguồn sống nuôi dưỡng trẻ về cả thể chất lẫn nhiệm vụ chơi và hành động chơi đòi hỏi trẻ tích tâm hồn mà còn là nguồn thông tin vô tận, là điều cực huy động các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của mình kiện thuận lợi để phát triển khả năng độc lập, óc để đạt được kết quả mà trò chơi đặt ra. sáng tạo của trẻ. Trạng thái xúc cảm lành mạnh trong khi chơi thúc đẩy sự phát triển các quá trình 2.1.3. Phân loại trò chơi học tập tâm lí của trẻ như tri giác, cảm giác, tư duy, chú ý, Mỗi trò chơi học tập có một ý nghĩa nhất ghi nhớ, ngôn ngữ... Trong trò chơi, trẻ làm được định đối với sự phát triển của trẻ. Để giúp chúng ta những điều cao hơn so với khả năng thực, trẻ có dễ nhận ra ý nghĩa, vai trò của trò chơi học tập đối thể thực hiện được những nhiệm vụ trí tuệ và thực với sự phát triển tâm lí nói chung và trí tuệ của trẻ hành phức tạp” [5,tr.49]. nói riêng, thì trò chơi học tập được phân thành các Và dưới ảnh hưởng của trò chơi học tập, loại sau: trong sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo có một - Trò chơi học tập nhằm phát triển các giác bước tiến rất quan trọng là sự chuyển hóa các thao quan: nhằm rèn luyện và phát triển hoạt động nhận tác tỉ mỉ bên ngoài với đồ vật vào thao tác trí tuệ cảm của trẻ. bên trong dưới dạng những biểu tượng và khái - Trò chơi học tập nhằm phát triển các thao niệm. Nhờ cấu trúc đặc biệt của trò chơi học tập, 77
  3. UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.1 [2014] luật chơi có chứa đựng những yêu cầu, đòi hỏi mới - Đảm bảo tính phổ biến: Có thể sử dụng rộng đối với phương thức giải quyết nhiệm vụ nhận rãi ở các địa phương, các trường khác nhau, dễ sử thức, dần dần giúp trẻ làm chủ được hoạt động của dụng; vật liệu, đồ chơi đơn giản, dễ kiếm, dễ làm. mình. Điều đó cho thấy rằng, nếu trò chơi học tập 2.2.3. Cách thiết kế trò chơi học tập được sử dụng thành hệ thống sẽ góp phần đắc lực Bước1: Xác định trình độ phát triển nhận vào việc phát triển các quá trình tri giác, cảm giác thức hiện tại của trẻ. và biểu tượng của trẻ mẫu giáo. Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung nhận thức. 2.2. Thiết kế trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo Bước 3: Lựa chọn và sắp xếp các nội dung 2.2.1. Yêu cầu khi thiết kế trò chơi học tập theo từng mảng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến - Cần đảm bảo các thành tố cấu trúc cơ bản phức tạp. của trò chơi học tập. Bước 4: Lựa chọn và gắn kết các thành tố - Các yếu tố của trò chơi hấp dẫn: tên trò của trò chơi phù hợp với nội dung nhận thức đã chơi hấp dẫn; luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, lựa chọn. dễ nhớ, dễ thực hiện; phương tiện chơi sinh động, - Xác định nhiệm vụ nhận thức của trò hấp dẫn, thu hút nhiều trẻ cùng tham gia chuẩn bị. chơi [chính là nội dung, nhiệm vụ nhận thức mà - Trò chơi phải theo hướng mở nhằm đáp giáo viên đã lựa chọn ở bước 3]. ứng mức độ nhận thức khác nhau của trẻ. - Lựa chọn hành động chơi của trò chơi: - Sắp xếp các trò chơi theo mức độ và từng Dựa vào nội dung nhận thức, nhiệm vụ nhận thức chủ đề giáo dục thành một hệ thống từ dễ đến khó, đã được xác định và điều kiện của trường lớp từ đơn giản đến phức tạp. [không gian, địa điểm, đồ chơi…]. - Đảm bảo trẻ được chơi vui vẻ, tự do, tự + Có thể lựa chọn các vận động cơ bản như nguyện. đi, chạy, nhảy, ném bắt, leo trèo… hoặc những vận 2.2.2. Nguyên tắc thiết kế động sáng tạo như mô phỏng sự vật hiện tượng theo tưởng tượng, trí nhớ, cảm xúc… Tuy nhiên các hình - Đảm bảo tính mục đích: Phải hướng tới thức vận động chỉ được sử dụng như một yếu tố để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Do đó các tăng phần vui vẻ và thể hiện hiểu biết của trẻ. thành tố của trò chơi học tập cần hướng vào làm giàu biểu tượng về sự vật hiện tượng, phát triển kĩ + Các hành động khám phá: đó là quan sát, năng nhận thức và hành động, giáo dục thái độ tìm kiếm, so sánh, phân tích, phân loại, phê phán, đúng đắn đối với cuộc sống xung quanh. chắp ghép, xé dán… - Đảm bảo tính vừa sức: Phù hợp với đặc + Hành động đố và đoán: Hành động này điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo nói chung và đặc thỏa mãn tính tò mò, ham tìm hiểu của trẻ, đồng điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo nói riêng. thời thoả mãn nhu cầu giao tiếp, phát huy tính tích cực trong tư duy, ngôn ngữ của trẻ. Bởi đố và đoán - Đảm bảo tính phát triển: Việc thiết kế trò chơi được xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. trẻ phải sử dụng các hành động ngôn ngữ [miêu tả, giải thích…], phân tích, so sánh, suy đoán… - Đảm bảo tính đa dạng: Đa dạng về nội Như vậy, các hành động chơi phải giúp trẻ dung để hình thành ở trẻ không chỉ các kiến thức, định hướng, thực hành các hành động nhận thức. các kĩ năng mà còn giáo dục ở trẻ cả thái độ nhân Mỗi trò chơi nên có sự phối hợp 2 hay 3 kiểu hành văn đối với sự vật hiện tượng. động chơi khác nhau để tạo nên những trò chơi - Đảm bảo tính hấp dẫn: Để phát huy tính hấp dẫn, đa dạng. tích cực, tự do, tự nguyện tham gia trò chơi của trẻ, kích thích ở trẻ nhu cầu tìm tòi, khám phá và - Xác định luật chơi của trò chơi: Tuỳ có ý nghĩa giải quyết vấn đề. thuộc vào nhiệm vụ nhận thức, hành động chơi, đồ dùng, đồ chơi và kết quả chơi của trò chơi. Luật 78
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 1 [2014] chơi phải biểu đạt rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ và cần chơi nhằm giúp trẻ tích cực, hứng thú, kích thích thể hiện những việc phải làm và những việc không hoạt động trí tuệ, giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ học được làm. tập dễ dàng, hiệu quả. Ví dụ khi chơi trò chơi: Nghe giai điệu đoán 2.3.2. Tổ chức chơi tên bài hát, thì luật chơi là trẻ phải nghe và nói Có thể nói rằng, tổ chức trò chơi học tập đúng tên bài hát, tên tác giả. Nếu trả lời sai thì sẽ chính là hình thức vận động bên trong của nội mất lượt chơi hoặc bị thua. dung, chúng gắn liền với hoạt động của giáo viên - Đặt tên trò chơi: Tên cần đơn giản, dễ giúp họ hoàn thành được nhiệm vụ phù hợp với hiểu, gợi sự vui vẻ, hướng vào nhiệm vụ nhận mục đích đã đặt ra. Khi tổ chức cho trẻ chơi trò thức, hành động chơi như : Đố vòng quanh, Con chơi học tập đòi hỏi cô giáo có nghệ thuật sư vật ngộ nghĩnh, Bạn chọn quả nào, Ai giỏi hơn… phạm, có năng lực sư phạm hiểu được hứng thú Khi thiết kế xong trò chơi, giáo viên cho trẻ cũng như ý tưởng của trẻ, có kĩ năng hành động chơi. Theo dõi quá trình chơi và đánh giá kết quả cùng trẻ, và biết cách hướng trẻ tới những ý tưởng chơi của trẻ, từ đó giáo viên có thể phát triển trò mới. Do vậy, việc tổ chức trò chơi học tập được diễn ra theo tiến trình sau: chơi để chúng trở nên đa dạng hơn, phong phú hơn thành hệ thống trò chơi mang tính phát triển và có * Chuẩn bị chơi độ mở. Nếu trò chơi không đạt thì chỉnh sửa hoặc - Lập kế hoạch tổ chức chơi loại bỏ. + Xác định mục đích, yêu cầu Minh hoạ trò chơi học tập phát triển trí nhớ + Lựa chọn nội dung trò chơi học tập và Ghép lại cho đúng [dành cho trẻ 5- 6 tuổi] hình thức tổ chức chơi. + Mục đích của trò chơi: Củng cố hiểu biết + Lựa chọn các biện pháp và các phương của trẻ về cây [hoa, quả]. Đồng thời phát triển khả tiện tiến hành các hoạt động của cô và trẻ trong trò năng quan sát và tư duy trực quan sơ đồ. chơi. + Chuẩn bị: Bức tranh cây [hoa, quả] từ bìa - Tạo môi trường chơi cứng và được cắt thành 5-6 mảnh rời. + Bố trí địa điểm chơi [không gian chơi + Cách chơi: Chơi theo cá nhân hoặc nhóm trong lớp hoặc ngoài lớp]. dưới hình thức thi đua. Trẻ ghép các mảnh tranh + Lựa chọn đồ dùng đồ chơi, vật liệu chơi rời để tạo thành tranh cây [hoa, quả] hoàn chỉnh. để trẻ thực hiện trò chơi. Số lượng và kiểu loại đồ 2.3. Tổ chức trò chơi học tập chơi tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu của trò chơi. Số lượng đồ chơi chỉ nên vưa đủ cho trẻ tri giác và 2.3.1. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi hành động; không nên quá nhiều bởi sẽ làm trẻ sao học tập nhãng nhiệm vụ nhận thức. Các phương tiện chơi Năng lực tổ chức, cuốn hút trẻ vào trò chơi này phải được sắp xếp ở trạng thái mở để kích của giáo viên đóng vai trò quyết định đến kết quả thích ý tưởng chơi và tạo hứng thú cho trẻ. hoạt động giáo dục. Dựa trên lý thuyết “vùng phát * Hướng dẫn trò chơi triển gần” của L.X.Vưgotxki, thì việc tổ chức trò - Gây hứng thú của trẻ đến trò chơi bằng chơi học tập không đi sau sự phát triển, phụ hoạ những lời đề nghị, tạo các tình huống, những câu cho sự phát triển, mà việc tổ chức trò chơi học tập đố, câu thơ... đó phải đi trước sự phát triển, kéo theo sự phát - Phổ biến nội dung, luật chơi và cách tiến triển của trẻ. Do đó với vai trò là “điểm tựa”, hành: Cô hướng dẫn trò chơi, làm mẫu hành động “thang đỡ”, là người bạn chơi của trẻ, giáo viên chơi, kèm theo lời giải thích ngắn gọn và hướng mầm non phải thật sáng tạo, vận dụng khéo léo, trò chơi vào nhiệm vụ nhận thức. linh hoạt các phương pháp, biện pháp tổ chức trẻ 79
  5. UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.1 [2014] - Cho trẻ chơi: Cô theo dõi, bao quát, nhắc thức, luật chơi và thái độ của trẻ trong khi chơi, nhở trẻ khi chơi. Cô khuyến khích trẻ rụt rè, chú ý giáo viên tổ chức: đến khả năng trí tuệ của cá nhân. - Cho trẻ được tự đánh giá nhận xét kết quả chơi của mình, của bạn. - Kết thúc cần tạo cho trẻ phấn chấn vì kết - Sau đó giáo viên cần nhận xét, đánh giá kết quả đã đạt được và tạo tâm thế chờ đợi những trò quả chơi của trẻ một cách công bằng tạo cho trẻ tự chơi tiếp theo. tin và sự cố gắng hơn ở các trò chơi sau. Kết quả * Lưu ý: Trò chơi học tập là một trò chơi có chơi đánh giá sự tiến bộ của trẻ, thông qua đó cô luật với những đặc điểm riêng. Do đó trong quá giáo điều chỉnh việc thiết kế và tổ chức chơi ở trẻ. trình tổ chức cần quan tâm đến một số điều sau: - Tạo cho trẻ tâm thế chờ đợi niềm vui ở + Nhấn mạnh luật chơi để trẻ nắm được những trò chơi tiếp theo. trước khi thực hiện nội dung trò chơi. Luật chơi 3. Kết luận giúp cho người tổ chức, hướng dẫn chơi hướng trẻ Thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non hiện vào mục đích mà trò chơi đặt ra, nó qui định việc nay cho thấy, trò chơi học tập được sử dụng như thực hiện các hành động chơi. một phương pháp, phương tiện hữu hiệu nhằm + Nội dung, mục đích chơi phải có tác dụng đối phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non với sự phát triển tâm lí nói chung và trí tuệ của trẻ. nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, giúp trẻ được + Một trò chơi học tập có thể khai thác được khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, các trò nhiều khía cạnh khác nhau với những yêu cầu và chơi học tập đã được thiết kế sẵn và có số lượng qui ước khác nhau. Sự thay đổi cách chơi, luật chơi chưa nhiều, nội dung nghèo nàn, ít hấp dẫn đối với không chỉ hình thành ở trẻ sự năng động, linh hoạt trẻ. Giáo viên mầm non còn lúng túng trong việc mà còn gây hứng thú, tránh sự nhàm chán ở trẻ. thiết kế và tổ chức trò chơi. Vì vậy việc hướng dẫn thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu Ví dụ: Cùng là phân loại một số loài hoa giáo giúp giáo viên mầm non chủ động sáng tạo ra nhưng hôm nay ta yêu cầu trẻ phân loại theo màu các trò chơi phù hợp, hấp dẫn với trẻ, đáp ứng yêu sắc, ngày mai theo hình dạng, hôm sau là theo mùi cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, tiến tới hương.... thực hiện thành công chương trình giáo dục mầm * Kiểm tra đánh giá kết quả chơi non mới. Dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ nhận TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Thanh Âm [chủ biên], Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà [2002], Giáo dục học mầm non [tập 1, 2, 3], ĐHSP Hà Nội. [2] Bộ giáo dục và đào tạo- Vụ GDMN-Trung tâm nghiên cứu GDMN [2001], Hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo [ 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi], NXB Hà Nội. [3] Nguyễn Thị Thu Hiền [2008], Trò chơi, thí nghiệm tìm hiểu môi trường thiên nhiên [trẻ 5-6 tuổi], NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Thị Thu Hiền [2008], Trò chơi giúp bé làm quen với số và phép đếm, NXB Giáo dục. [5] Nguyễn Thị Hòa [2009], Phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi học tập, NXB Đại học Sư phạm. [6] Trương Thị Xuân Huệ [2001], Phương pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ mẫu giáo lớn, Thành phố Hồ Chí Minh. 80
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 1 [2014] [7] Nguyễn Ánh Tuyết [2008], Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non [từ lọt lòng đến 6 tuổi], NXB Đại học Sư Phạm. 81

Page 2

YOMEDIA

Bài viết đi sâu nghiên cứu về cách thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho trẻ nhằm góp phần giúp các cô nuôi dạy trẻ và trường mẫu giáo có cơ sở để xây dựng và tổ chức các hoạt động trò chơi bổ ích cho trẻ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mẫu giáo hiện nay.

05-11-2020 103 6

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề