Giáo dục quốc phòng là môn học chính khóa trong nhà trường tư cấp

Giáo dục quốc phòng [cách nói tắt của “Giáo dục quốc phòng và an ninh”]: Là một môn học trang bị các kiến thức tổng hợp về vấn đề quốc phòng – an ninh, về các kỹ thuật quân sự để người học ý thức, được những trách nhiệm của người lao động, người chiến sĩ đối với Tổ quốc.

Giáo dục quốc phòng là bộ môn trực thuộc các trường THPT, Đại học, Cao đẳng,.. , được giảng dạy theo chương trình được quy định, là môn học đặc thù và bắt buộc tại hầu hết các cơ sở giáo dục.

Như vậy, giáo dục quốc phòng – an ninh được xác định là một trong những nội dung của nền giáo dục quốc gia, nhờ những nội dung đó mà nhà nước có thể xây dựng được những nội dung cơ bản cho nền quốc phòng toàn dân, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vấn đề đào tạo con người xã hội chủ nghĩa.

1.2. Vai trò, tầm quan trọng của Gíao dục quốc phòng

Sau khi hiểu được giáo dục quốc phòng là gì, ta cần nắm rõ tầm quan trọng của giáo dục quốc phòng đối với đời sống:

- Môn học giáo dục quốc phòng – an ninh  là một môn học có vai trò cao trong việc khơi dậy lòng yêu nước của thế hệ trẻ, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khiến nhân dân có một niềm tin vững chắc vào Đảng và Nhà nước.

- Gíao dục quốc phòng giúp tăng cường sự đoàn kết trong nhà trường và giữa sinh viên, giữa những mối quan hệ khác

- Gíao dục quốc phòng là một trong những nhiệm vụ góp phần đẩy mạnh việc thực hiện giáo dục toàn diện cho người dân, tạo điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước có một ý chí, đạo đức trong sáng, kiên cường.

- Rèn luyện tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tu dưỡng phẩm chất, tác phong nghiêm túc trong học tập.

- Qua các giờ học lý luận, học sinh sinh viên có thể nhận thức được quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân.

- Có những nhận thức đúng đắn về âm mưu và các thủ đoạn chống phá của thế lực thù địch.

- Những giờ học thực hành sẽ trang bị cho học sinh sinh viên kỹ năng về đội ngũ đội hình, chiến thật sử dụng các loại vũ khí [như súng, lựu đạn,..], các kỹ thuật cơ bản để phân biệt, phòng tránh khi có kẻ thù sử dụng vũ khí để tấn công

- Hướng các em học sinh sinh viên làm việc với nguyên tắc kỷ cương, hoàn thiện kỹ năng sống của bản thân.

Tóm lại , việc giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng an ninh là một hoạt động rất đúng đắn và có ý nghĩa, đáp ứng hai yêu cầu chính: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa

Tin tuyển dụng ngành giáo dục mới nhất

2. Nguyên tắc giảng dạy môn Gíao dục quốc phòng - an ninh

Nguyên tắc của giáo dục quốc phòng là gì ? Việc giảng dạy môn học này có yêu cầu gì không. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu nhé!

Việc giảng dạy giáo dục môn học này cần tuân theo những nguyên tắc sau

Nguyên tắc 1: Môn học phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và sự quản lý thống nhất của Nhà Nước.

Nguyên tắc 2: Gíao dục quốc phòng – an ninh là trách nghiệm không chỉ của tất cả hệ thống chính trị mà còn của toàn bộ người dân, trong đó thì Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Nguyên tắc 3: Việc giảng dạy môn học này phải kết hợp giữa hoạt động giáo dục quốc phòng và hoạt động giáo dục tư tưởng, chính trị cùng giáo dục pháp luật. Nhờ đó xây dựng một cách toàn diện cơ sở vững mạnh.

Nguyên tắc 4: Gíao dục phải toàn diện, có trọng điểm, trọng tâm kết hợp với các hình thức phù hợp và sự tổng hoà giữa lý luận là thực tế, giữa lý thuyết và thực hành.

Nguyên tắc 5: Các chương trình giảng dạy, nội dung của môn học giáo dục quốc phòng an ninh phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể và đáp ứng tình hình một cách kịp thời và thực tế

Nguyên tắc 6: Phải đảm bảo bí mật nhà nước và các yêu cầu về tính toán kế hoạch, phát triển, hiện đại, kế thừa, dễ hiểu, hiệu quả, thiết thực.

Các trung tâm được pháp giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng – an ninh là các cơ sở giáo dục, bồi dưỡng kiến thức giáo dục quốc phòng, an ninh, các kỹ năng quân sự cho đối tượng bao gồm: Các tổ chức, cơ quan, công dân Việt Nam hoặc đến từ nước ngoài nhưng hoạt động trên lãnh thổ việt Nam theo đúng pháp luật và quy định.

Cụ thể các trung tâm giáo dục quốc phòng anh ninh bao gồm những tâm tâm sau:

- Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh thuộc các trường quân đội

- Trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh thuộc các cơ sở giáo dục đại học

Đồng thời, luật cũng quy định môn học giáo dục quốc phòng an ninh được giảng dạy trong nội dung các môn học chương trình của:

- Trường tiểu học, trung học cơ sở.

- Trường trung học phổ thông, trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp.

- Trường cao đẳng nghề, các trường đại học và các cơ sở giáo dục đại học.

- Trường của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị - xã hội.

Việc làm công chức - viên chức

Nhìn chung, công tác quốc phòng an ninh cho sinh viên đã được các trường đại học, cao đằng và các cơ quan thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên do tính đặc thù của môn học nên công tác giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên còn gặp một số khó khăn bất cập như: Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình chưa phù hợp với lịch học, vấn đề bãi tập,..]. Vậy giải pháp cho giáo dục quốc phòng là gì? Để khắc phục những điều ấy cần giải quyết theo những hướng sau:

- Chú trọng xây dựng chất lượng và số lượng đội ngũ giảng viên: Đây là vấn đề tác động và chi phối trực tiếp tới kết quả của môn học. Do số lượng sinh viên đông, nên nhu cầu về số lượng giảng viên rất lớn trong khi đó công tác đào tạo giảng viên giáo dục quốc phòng an ninh lại chưa hề được chú trọng. Có thể thấy một tình trạng phổ biến hiện nay là số lượng giảng viên hầu như đều là những sĩ quan quân đội biệt phái. Tuy họ có kinh nghiệm dày dặn và nhiều kiến thức song trình độ giảng dạy không thể bằng các giảng viên đại học. Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục cần thực hiện các chính sách, xác định các biên chế tổng thể, đồng thời phải lựa chọn và bố trí giảng viên đi đào tạo văn bằng 2 về giáo dục quốc phòng.

- Nghiên cứu, bổ sung chương trình đảm bảo sự hấp dẫn về chất lượng cho người học: Chương trình giáo dục quốc phòng hiện nay đang phù hợp với mục tiêu song có khá nhiều sinh viên có ý kiến rằng môn học khô khan, khó nhớ, khó hiểu [nhất là các môn học mang tính đường lối, quan điểm]. Vì vậy khung chương trình cần thay đổi để phù hợp, bám sát chuyên ngành, cập nhật các tin tức tình hình thời sự trong nước và các vấn đề chính trị để đảm bảo người học có hứng thú.

- Đổi mới phương pháp dạy học: Các phương pháp truyền thống như: Thuyết trình, giảng giải, phân tích cần được thay thế vận dụng những công nghệ phương tiện hiện đại trong quá trình dạy học. Phương pháp này cũng hạn chế thói quen truyền thụ 1 chiều trong giảng dạy, tăng cường gợi ý, trao đổi, tổ chức thảo luận kết hợp với việc phát huy tinh thần tự học và tăng cường huấn luyện thực hành.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã nhận thức được giáo dục quốc phòng là gì. Môn học tuy không khó nhưng sẽ đòi hỏi các bạn học sinh, sinh viên cần phải có ý thức và tính kỷ luật trong quá trình học tập. Mong rằng Timviec365 đã trang bị cho bạn những kiến thức thực sự cần thiết trước khi bước vào trải nghiệm môn học này nhé!

Tùy vào điều kiện thực tế, mỗi nhà trường, từng địa phương linh hoạt phương pháp để đem đến cho người học kiến thức cần thiết và trải nghiệm thú vị qua giờ học, ngoại khóa.

Nỗ lực của các địa phương

Từ ngày 22/11, Trường THPT A Kim Bảng [Hà Nam] tổ chức dạy học trực tiếp trên lớp cho gần 1.000 học sinh ở cả ba khối. Với bộ môn Giáo dục Quốc phòng an ninh [QPAN], các lớp vẫn học theo thời khóa biểu chính khóa. Mỗi lớp học 1 tiết/tuần do giáo viên QPAN giảng dạy tại khu vực nhà đa năng. Học sinh chủ yếu được tập các kỹ năng cơ bản.

Thầy Dương Việt Hùng – Hiệu trưởng Trường THPT A Kim Bảng [Hà Nam] cho hay: Khi chưa có điều kiện về sân bãi cũng như trang thiết bị thực hành, nhà trường muốn triển khai có hiệu quả môn QPAN cũng rất khó. Hiện nay, chính quyền các cấp quan tâm nên đã trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho bộ môn này, học sinh được thực hành nhiều hơn. Một điểm đáng chú ý, nhà trường có hai giáo viên dạy môn QPAN được biên chế. Đây là thầy cô đã tốt nghiệp Khoa QPAN của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Do đó, chất lượng giảng dạy môn này được cải thiện rõ rệt.

Em Phạm Ngọc Ánh, học sinh lớp 12A1, Trường THPT A Kim Bảng chia sẻ: “Do dịch, học phần lý thuyết môn Giáo dục QPAN được học online. Khi học trực tiếp trên lớp, chúng em được tiếp tục học các phần thực hành như ngắm bắn súng tiểu liên AK…”.

Tại Nam Định, thầy Nguyễn Văn Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền chia sẻ: Môn QPAN được nhà trường đưa vào lịch giảng dạy chính khóa cho 1.164 học sinh của trường. Do chỉ có một giáo viên văn bằng 2 phụ trách giảng dạy môn QPAN, nhà trường đưa ra một số giải pháp như tập trung xây dựng kế hoạch khoa học hợp lý, sát với thực tế của nhà trường. Phân công giáo viên QPAN, các thành viên trong Chi hội Cựu chiến binh nhà trường, tiểu đội tự vệ cùng tham gia giảng dạy, huấn luyện.

Ngoài ra, nhà trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện biên soạn giáo án điện tử. Các bài giảng được minh họa bằng âm thanh, hình ảnh, clip, phim mô phỏng tình huống chiến đấu, động tác kỹ thuật, chiến thuật, trường bắn và đưa những hình ảnh, thông tin mới về hoạt động quân sự, quốc phòng, an ninh. Báo cáo đề xuất với Ban Chỉ huy Quân sự TP Nam Định về tập huấn cho cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy QPAN, mượn thêm các dụng cụ, khí cụ mô hình để học sinh thực hành.

Tỉnh Cà Mau có 36 nhà trường, cơ sở giáo dục, đào tạo, với số lượng trên 35.000 học sinh, sinh viên có nhu cầu học môn Giáo dục QPAN. Theo ông Lê Hoàng Dự, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, mỗi năm tỉnh tuyển viên chức ngành Giáo dục 2 lần nhưng vẫn còn thiếu. Hiện cấp THPT còn 40 biên chế chưa tuyển được, đặc biệt môn Giáo dục QPAN, Giáo dục thể chất, Tiếng Anh… vừa thiếu, vừa không có nguồn tuyển. Về giải pháp, theo ông Dự, Sở đã tham mưu UBND tỉnh cho phép hợp đồng, thỉnh giảng giáo viên. Cụ thể, cho phép các trường thiếu giáo viên được thỉnh giảng giáo viên trường khác để bảo đảm chương trình.

Ngoài ra, trước mỗi năm học, Bộ Chỉ huy Quân sự chỉ đạo cơ quan quân sự cấp huyện phối hợp với các trường trên địa bàn tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học này... Với một số trường thiếu giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ môn học, các cơ quan quân sự trên địa bàn chủ động phối hợp, hỗ trợ để khắc phục…

Trường đại học chủ động “gỡ khó”

Là cơ sở đào tạo đại học có đông sinh viên, Học viện Tài chính cũng chú trọng bộ môn QPAN. Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch – Trưởng ban Quản lý Đào tạo nhà trường, theo phân tuyến của Bộ Quốc phòng, học viện đã và đang phối hợp với Trung tâm Giáo dục QPAN của ĐHQG Hà Nội để triển khai giảng dạy QPAN cho sinh viên. Thời gian tới, nhà trường tiếp tục kết hợp với Trung tâm Giáo dục QPAN của ĐH Hùng Vương giảng dạy cho sinh viên năm thứ nhất theo hình thức học tập trung tại trung tâm trong khoảng một tháng nếu không có dịch.

Nhờ có sự phối hợp trên, theo PGS Nguyễn Xuân Thạch, nhà trường không phải lo sân bãi, các điều kiện trang thiết bị phục vụ thực hành cho sinh viên. Hiện do điều kiện dịch bệnh nên khoảng 4.000 tân sinh viên năm nhất mới chỉ được dạy lý thuyết, chưa thể thực hành. Lịch học trực tiếp có thể lùi sang năm thứ hai. Ngoài ra, ở mỗi trung tâm giáo dục QPAN có  nhiều trường đại học cho sinh viên cùng học môn QPAN. Do đó, việc sắp xếp lịch học những môn khác cho sinh viên cũng bị động.

Tại Trường ĐH Giao thông Vận tải, công tác giảng dạy môn QPAN cho sinh viên cũng có những mặt thuận lợi và khó khăn khác nhau. Theo Đại tá, Thạc sĩ Đồng Văn Thảo – Trưởng khoa Giáo dục Quốc phòng, khoa có 10 giảng viên là sĩ quan biệt phái từ Binh chủng Công binh sang giảng dạy cho sinh viên theo Nghị định 165/2003 của Chính phủ nên chất lượng giảng được nâng cao.

Cũng theo vị trưởng khoa này, thuận lợi lớn nhất là được Bộ GD&ĐT đồng ý cho tổ chức đào tạo bộ môn QPAN tại trường. Từ năm học trước, nhà trường đã đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tổ chức dạy học theo yêu cầu mới của Luật Giáo dục QPAN, sinh viên phải ăn ở và học tập trung. Sau đó, Hội đồng Giáo dục QPAN Trung ương phối hợp với Bộ GD&ĐT tiến hành thẩm định và cho phép nhà trường đào tạo, cấp chứng chỉ cho sinh viên.

Năm học này, khi triển khai môn QPAN, nhiều nội dung liên quan đến thực hành không thể triển khai trực tiếp do tác động của dịch Covid-19. Giảng viên phải giảng dạy trực tuyến cho các em những học phần lý thuyết. Với học phần mang tính thực hành và nội dung có yếu tố mật không thể dạy trực tuyến. Đây cũng là thực tế mà nhiều trường, trung tâm giáo dục QPAN đang gặp phải. Dự kiến sang học kỳ II, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, trường sẽ cho sinh viên đi học trực tiếp. 

“Vì dịch bệnh nên sinh viên năm thứ nhất của trường chưa thể hoàn thành các học phần thực hành nên phải lùi lịch sang năm thứ hai, thậm chí năm thứ ba. Theo quy định, sinh viên phải hoàn thành và được cấp chứng chỉ QPAN mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Do đó, khó khăn nhất lúc này là giải quyết những tồn đọng về phần thực hành cho sinh viên để các em có thể ra trường đúng hạn” – Đại tá Đồng Văn Thảo cho biết thêm.

Video liên quan

Chủ Đề