Giáo trình quản trị học vượng Thị Thanh trị

Bởi MING XIA

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi MING XIA

Giới thiệu về cuốn sách này

TRTRƯƯỜNG ĐẠI HỌCỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCMMỞ TP.HCMTÀI LIỆU HƯỚNG DẪN MÔN QUẢN TRỊ HỌC Người soạn: TS. HOÀNG MẠNH DŨNGTháng 03 năm 20121MỤC LỤCTrangTrang bìa 1Mục lục 21 Thông tin về giảng viên 32 Thông tin tổng quát về môn học 32.1 Tên môn học 32.2 Mục tiêu và yêu cầu đối với môn học 32.3 Số đơn vị học trình 32.4 Phân bổ thời gian 42.5 Các kiến thức cần học trước 42.6 Hình thức giảng dạy chính môn học 42.7 Giáo trình, tài liệu 42.7.1 Tài liệu chính dùng để dạy 42.7.2 Tài liệu tham khảo dùng bổ sung và mở rộng kiến thức 42.8 Các công cụ hỗ trợ môn học 53 Nội dung môn học 53.1 Chương 1: Khái quát về quản trị 63.2 Chương 2: Tổng quan về sự phát triển của khoa học quản trị 573.3 Chương 3: Nhà quản trị 783.4 Chương 4: Truyền thông trong quản trị 1023.5 Chương 5: Ra quyết định 1073.6 Chương 6: Hoạch định 1123.7 Chương 7: Tổ chức 1373.8 Chương 8: Nhân sự 1463.9 Chương 9: Lãnh đạo 1523.10 Chương 10: Kiểm tra 1673.11 Đánh giá kết quả môn học 1724 Câu hỏi củng cố kiến thức môn học 1735 Câu hỏi trắc nghiệm 176Tài liệu hướng dẫn môn học: QUẢN TRỊ HỌC 1. Thông tin về giảng viên:Học hàm, học vị – Tên họ: TS. HOÀNG MẠNH DŨNG2Địa chỉ cơ quan: Phòng Hành chính – Quản trị, Trường Đại học Mở Tp.HCM.Điện thoại cơ quan: 08. 9301285, E-mail: Điện thoại cá nhân: 0903831122Truy cập đề cương: //sites.google.com/site/hoangmanhdungou/quan-tri-hoc 2. Thông tin tổng quát về môn học:2.1 Tên môn học: QUẢN TRỊ HỌC2.2 Mục tiêu và yêu cầu đối với môn học:• Quản trị giữ vai trò quan trọng đối với mọi sự thành công của từng tổ chức [vĩ mô lẫn vi mô]. Tìm hiểu và nghiên cứu về môn học góp phần mang lại những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực năng suất – chất lượng - hiệu quả đối với tất cả các tổ chức. Trong xu thế hội nhập kinh tế, hoạt động quản trị càng có ý nghĩa lớn lao nhằm phát triển bền vững các tổ chức trước những sự thay đổi nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật. Môn học cung cấp bộ khung kiến thức cơ bản về công tác điều hành quản lý một tổ chức. Nội dung chủ yếu của môn học nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cũng như những kinh nghiệm trong công tác quản lý đã được tổng kết từ những năm đầu của thế kỷ 20. Thông qua những tiếp thu của môn học, người học có thể vận dụng vào công việc hàng ngày; đặc biệt khi đảm nhận cương vị là nhà quản trị ở tất cả các cấp. Quản trị học cung cấp một tư duy khoa học về điều hành, một "ngôn ngữ chung" khi lãnh đạo, một phương pháp điều hành sáng tạo, có hiệu quả và luôn hướng đến hoàn thành các mục tiêu mà tổ chức đã đề ra.• Môn học yêu cầu người học liên hệ các nội dung lý thuyết đã học nhằm so sánh với thực trạng đã và đang xẩy ra. Qua đó tự đúc kết thành những bài học kinh nghiệm khi ra quyết định và giải quyết vần đề trong quản lý. Để tổng kết thành lý luận vững chắc đòi hỏi người học cần đọc nhiều sách giáo khoa, tài liệu khoa học,… Do vậy, người học cần tìm hiểu các sự kiện, có óc phân tích – tổng hợp, diễn dịch – quy nạp, tư duy hệ thống và một phương pháp giải quyết vấn đề hết sức khoa học.• Những yêu cầu cần đạt được đối với môn học là nắm vững sự phát triển của khoa học quản trị, những nguyên tắc về quản trị, các chức năng của hoạt động quản trị và trang bị các kỹ năng làm việc cơ bản đối với một nhà quản trị khi phải ứng xử trước các tình huống phát sinh. Quản trị vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật nên đòi hỏi người học phải biết vận dụng sáng tạo nhằm hình thành các bí quyết, mưu lược độc đáo khi tham gia giải quyết vấn đề của từng tổ chức. Hiệu quả là thước đo của hoạt động quản trị nên mọi hành động của nhà quản trị đều phải cân nhắc sao cho đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất tương ứng với các nguồn lực của tổ chức luôn hữu hạn. 2.3. Số đơn vị học trình: 03 – 45 tiết lý thuyết.2.4. Phân bố thời gian: 45.00.00 hoặc 60.00.00Buổi Nội dung trình bày [60 tiết]1 Chương 1: Khái quát về quản trị32 Chương 1: Khái quát về quản trị3 Chương 1: Khái quát về quản trị 4 Chương 2: Tổng quan sự phát triển của khoa học quản trị5 Chương 2: Tổng quan sự phát triển của khoa học quản trị 6 Chương 3: Nhà quản trị7 Chương 4: Truyền thông trong quản trị8 Chương 5: Ra quyết định 9 Chương 6: Hoạch định10 Chương 6: Hoạch định – Chương 7: Tổ chức11 Chương 7: Tổ chức12 Chương 8: Nhân sự13 Chương 9: Lãnh đạo14 Chương 9: Lãnh đạo - Chương 10: Kiểm tra15 Ôn tập2.5. Các kiến thức căn bản cần học trước:• Đây là môn học cơ sở của nhiều ngành học nên yêu cầu người học có kiến thức tốt nghiệp phổ thông trung học.2.6. Hình thức giảng dạy chính môn học: • Diễn giảng, nêu vấn đề, thuyết trình và thảo luận.2.7. Giáo trình, tài liệu:2.7.1 Tài liệu chính dùng để dạy:• Trần Anh Tuấn và tập thể, Tài liệu hướng dẫn học tập Quản trị học, Trường Đại học Mở Tp.HCM, 2006.• Vũ Thế Phú, Quản trị học, Trường Đại học Mở Tp.HCM, 2003.• Nguyễn Thị Liên Diệp, Quản trị học, Nxb Thống kê, 2006.2.7.2 Tài liệu tham khảo dùng bổ sung và mở rộng kiến thức:• Viện kinh tế thế giới, Mô hình quản lý xí nghiệp Nhật Bản – Sự thách thức đối với Mỹ và Tây Au – Thuyết Z, Hà Nội, 1987.• Nguyễn Hiển Lê dịch, Đắc nhân tâm, Nxb Tổng hợp An Giang, 1998.• Licosaxuba, Tư tưởng quản trị kinh doanh hiện đại, TT xuất bản Hà Nội, 1990.• Nguyễn Hữu Thân và tập thể, Chiến lược cạnh tranh thị trường, 1990.• Kaizen – Chìa khóa của sự thành công của Nhật Bản, Nxb Tp.HCM, 1992.• Vũ Thiếu và tập thể biên dịch, Những vấn đề cốt lõi của quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1993.• Hải Minh, Bản sắc dân tộc và công tác quản trị nhân sự trong các đại công ty Nhật Bản, 1993.• Trần Anh Tuấn, Quản trị học, 1994.• Lê Văn Tâm chủ biên, Quản trị doanh nghiệp, Nxb gio dục, 1995.• Nguyễn Tấn Phước, Quản trị học – Những vấn đề cơ bản, Nxb Thống kê, 1995.4• Lê Thanh Hà chủ biên, Quản trị học, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, 1996.• Vũ Tiến Phúc dịch, Tái lập công ty, Nxb Tp.HCM, 1996.• Nguyễn Minh Đình và tập thể biên dịch, Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming, Nxb Thống kê, 1996.• Chu Tiến Anh, Tạo dựng một nền văn minh mới, Nxb chính trị quốc gia, 1996.• Khoa Khoa học quản lý, Lý thuyết quản trị kinh doanh, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 1997.• Nguyễn thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, Chiến lược &chính sách kinh doanh, Nxb Thống kê, 1997.• Trần Sĩ Hải, Quản trị học, Nxb Thống kê, 1997.• Đỗ Quang Thái, 12 bí quyết thành công của Công ty Microsoft, Nxb Thống kê, 1999.• James Stoner, Charles Wankel, Management, Prentice-Hall International Editions, Third Edition.• Bộ Ngoại giao, Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, 1999.• Ngọc Minh, Thuật thuyết phục lòng người, Nxb Thanh Hóa, 1999.• Vũ Đức Thắng, Quản lý hiệu quả, Nxb Thống kê, 2000.• Nguyễn Quang A, Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, 2005.• Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự, Trường Đại học Mở Tp.HCM, 2006.• Các trang web trên internet.2.8. Các công cụ hỗ trợ môn học: Multimedia Projector.3. Nội dung môn họcChương 1: Khái quát về quản trịSố tiết dự kiến: 06 tiết5Mục tiêu của chương: • Nắm bắt bối cảnh và các quan điểm về quản lý trong điều kiện hiện nay.• Hiểu mục đích và hiệu quả của hoạt động quản trị.• Quán triệt các chức năng của hoạt động quản trị.• Am tường quản trị là một khoa học và là một nghệ thuật.• Vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học quản trị. Chi tiết các đề mục của chương:1. Bối cảnh quản lý trước tình hình hiện nay.1.1Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới Toàn cầu hóa [globalization] là một thuật ngữ thường được nói đến trong cuộc sống hàng ngày. Ở Việt Nam, thuật ngữ này chỉ được đề cập khi thực hiện chính sách đổi mới năm 1986. Vào thời kỳ phong kiến; biên giới kinh tế, chính trị và văn hóa giữa các quốc gia trở nên khó bền vững hơn mặc dù độc lập lãnh thổ, bản sắc riêng của mỗi dân tộc vẫn được tôn trọng và bảo vệ. Với sự hợp tác quân sự của các nước đồng minh trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ II và những phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật từ nửa sau thế kỷ 20; thế giới dường như được thu hẹp lại về cả thời gian lẫn không gian cho dù còn nhiều nơi và dân tộc khác vẫn còn cô lập với thế giới hiện đại. Lần đầu tiên vào năm 1944, từ điển Merriam Webster đã công nhận động từ “toàn cầu hóa” [globalize]. Với sự phát triển và chuyển giao khoa học xảy ra trên quy mô lớn thúc đẩy các nước xích lại gần nhau hơn và hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos [Thụy Sĩ], vào tháng 1 năm 1999, khẳng định toàn cầu hóa trở thành một thực tế mang nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia. Hoạt động nổi bật của toàn cầu hóa là sự hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ ngoại giao của các quốc gia. Tiến trình này thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trên thế giới với sự gia tăng GDP toàn cầu từ 2,7 lần vào nửa đầu thế kỷ 20 đến 5,2 lần vào nửa cuối thế kỷ 20 và tốc độ tăng trưởng GDP thế giới đạt đến 3,6%/năm. Đối với Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, có quan hệ thương mại với 160 nước và thu hút đầu tư trực tiếp từ các công ty, tập đoàn kinh tế của hơn 70 quốc gia. Sự ra đời của WTO, ASEAN, APEC, ASEM, EU, UN, UNESCO hay các khu vực thương mại tự do [FTA] và các thỏa thuận thương mại khu vực [RTA] là những minh chứng của tiến trình này. Sự hợp tác kinh tế và sản xuất quốc tế thể hiện khi tham gia sản xuất máy bay Airbus. Đôi cánh của Airbus được sản xuất tại Anh; thân và đuôi của Đức; cửa máy bay do Tây Ban Nha sản xuất; Pháp thiết kế buồng lái và công đoạn lắp ráp cuối cùng. Ngoài ra, Airbus còn ký hợp đồng với 27 quốc gia khác để sản xuất các thiết bị cần thiết với khoảng 35% các chi tiết trong máy bay do hơn 500 công ty của Mỹ cung cấp. Có nhiều định nghĩa và quan điểm khác nhau về toàn cầu hóa và quá trình phát triển. Mặc dù, nhiều người vẫn quan niệm toàn cầu hóa giống như quốc tế hóa ở sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng sản xuất và sự hợp tác xuyên quốc gia trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên không chỉ đơn thuần là sự xích lại gần nhau của các nước, toàn cầu hóa là tiến trình bao gồm một hoặc nhiều sự kiện và hoạt động về kinh tế, chính trị, văn hóa hay môi trường có tác động vừa tích cực lẫn tiêu cực giữa các quốc gia. Đây được xem như kết quả của sự phát triển sản xuất và phân công lao động trên bình diện quốc tế. Những tác động này đã và đang làm thay đổi cấu trúc, quan hệ xã hội, trật tự thế giới và gia tăng mối quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội quốc tế.6 Có ba quan điểm khác nhau về hiện tượng toàn cầu hóa. Hầu hết các quốc gia xem cạnh tranh buộc các cá nhân, tập đoàn kinh tế và chính phủ phải chấp nhận cũng như tìm cách đối phó và khai thác lợi ích. Nhờ vào những sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông nên con người, hàng hóa, ý tưởng và đồng vốn đã dịch chuyển xuyên quốc gia. Theo quan điểm này, toàn cầu hóa được xem như cơ hội và thách thức trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hai chiều với các quốc gia. Những phát minh và chuyển giao công nghệ nhanh chóng đem lại nhiều lợi ích khi phát triển cơ sở hạ tầng, giao lưu kinh tế và kiến thức mới cho các quốc gia đang phát triển. Một số học giả như Pierre Bourdieu, Namoi Klien hay Loic Wacquant từng lên tiếng chỉ trích tiến trình toàn cầu hóa. Họ đồng hóa với quan niệm đây là quá trình “Mỹ hóa” [Americanization], là bề mặt của chủ nghĩa đế quốc mới của Mỹ và các nước tư bản phương Tây. Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Mỹ và các nước khác máy móc lấy các kiểu mẫu hay chính sách của Mỹ để làm thước đo cho riêng mình hay cho các hoạt động kinh tế quốc tế. Quan điểm bảo thủ dường như quá lạm dụng những mỹ từ như “toàn cầu hóa”, “đa văn hóa”, “thời đại mới” hay “hậu hiện đại” nhưng lại thiếu hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa tư bản hay bất công và phân tầng trong xã hội. Họ tranh cãi với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới [WB], Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], Cộng đồng chung châu Âu [EU]… chẳng qua là những tổ chức do các cường quốc sáng lập, phương tiện để họ bảo vệ lấy mình, thực thi quyền lực gây ảnh hưởng lên các nước đang phát triển. Các tập đoàn quốc tế này thao túng sự cô lập biên giới kinh tế và chính trị giữa các quốc gia, làm mờ nhạt vai trò của nhà nước và chính phủ. Quan điểm của các học giả này là bênh vực các nước nghèo đến mức thái quá trong cuộc chạy marathon không cân sức này. Họ vẫn đúng khi cả thế giới đang ở đỉnh cao của sự phân cực. Theo báo cáo của UNDP [Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc] năm 1997, tỷ lệ chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số thế giới ở các nước giàu và 20% ở các nước nghèo là 1:30 vào năm 1960, 1:60 năm 1990 và 1:74 vào năm 1997. Vào năm 1985, thu nhập bình quân tính theo đầu người ở các nước giàu gấp 76 lần so với các nước nghèo. Nhưng đến năm 1997, chỉ số này tăng lên 288 lần. Hiện nay, ba tỷ người trên thế giới có mức sống dưới 2 USD/ngày và 1,3 tỷ người có thu nhập dưới 1 USD/ngày. Một quan điểm khác về toàn cầu hóa mang tính trung lập. Họ gồm những nhóm người ít quan tâm đến hiệu ứng của hiện tượng này và xem như một sự phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. Quan điểm đáng trân trọng của trường phái này là đang cố gắng bênh vực nhóm người bất lợi về mặt sinh lý, địa lý, xã hội, giáo dục, tôn giáo, thu nhập và dân tộc. Đây là những người ít có tiếng nói hay cơ hội tiếp xúc với thế giới hiện đại. Vì thế, họ không thể trực tiếp tham gia vào tiến trình này. Nhưng đồng thời vẫn có các tổ chức và cá nhân khác cố gắng bênh vực thông qua các tổ chức nhân đạo, phi chính phủ, các diễn đàn thế giới dành cho người nghèo, khuyết tật… Những hoạt động của các tổ chức này đang được sự đồng tình của cộng đồng thế giới và dần có tiếng nói mạnh mẽ. Theo quan điểm này, toàn cầu hóa không còn là một xu thế phát triển một chiều từ các quốc gia đã phát triển áp đặt lên các nước đang phát triển nữa. Tiến trình này đã có khuynh hướng di chuyển đa chiều giữa các quốc gia.Toàn cầu hóa được đề cập nhiều trong lĩnh vực kinh tế vì đây là quá trình làm gia tăng mối quan hệ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Nó được xem như sự tự do hóa các hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế với sự điều hành của chính phủ từng quốc gia và các tổ chức quốc tế. Đặc điểm nổi bật của hiện tượng này là sự dịch chuyển [hay còn gọi là “dòng chảy”] của bốn yếu tố: hàng hóa – dịch vụ, di – nhập cư, khoa học kỹ thuật và tiền tệ trong tự do thương mại. 7Có nhiều quan điểm khác nhau về quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hóa dựa trên sự tiến hóa của nhân loại. Tiến trình này luôn bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ở từng thời kỳ, toàn cầu hóa đều có bản chất khác nhau và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống con người. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin; nửa sau thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 đã thật sự thay đổi đời sống con người lẫn thế giới: tàu thủy chạy bằng hơi nước được phát minh năm 1807; tàu thủy vượt Đại Tây Dương được đóng năm 1817; đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước được chế tạo ở Anh năm 1802; xe lửa chạy trên đường sắt kéo nhiều toa với tốc độ nhanh hơn trước được chế tạo năm 1814; máy điện tín được phát minh ở Nga và Mỹ vào giữa thế kỷ 19 giúp nhân loại tiết kiệm nhiều thời gian trong thông tin liên lạc. Trong lĩnh vực nông nghiệp, phân hóa học lần đầu tiên được sử dụng vào thế kỷ 19. Đối với ngành công nghiệp, phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ được phát minh vào cuối thế kỷ 19. Những phát minh trong thế kỷ 20 như ti vi, máy vi tính, máy bay, xe hơi, kỹ thuật lai tạo trong công nghệ di truyền, giúp nhân loại thu hẹp lại khoảng cách và thời gian, tạo điều kiện cho sự ra đời của nền kinh tế tri thức [với bốn cột trụ là công nghệ sinh học, công nghệ ngoài không gian, công nghệ thông tin, và vật liệu mới] và kinh tế sáng tạo [chủ yếu dựa trên nghiên cứu và phát triển]. Biên giới kinh tế, văn hóa và xã hội của từng quốc gia riêng biệt trở nên mỏng manh và nhân loại có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Với lý thuyết về dịch chuyển lao động và sự phát triển của thuyết tự do mới, các tác giả như Mittelman [2000], Giáo sư Dapice [2002] khẳng định toàn cầu hóa trải qua ba thời kỳ chính. Thời kỳ thứ nhất xuất hiện cách đây khoảng 5.000 năm khi một số nhóm người đã bắt đầu vượt khỏi biên giới của bộ tộc hay lãnh thổ để xâm chiếm dân tộc khác hay chỉ để trao đổi hàng hóa và tìm nơi định cư mới. Thời kỳ thứ hai bắt đầu cùng với sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, tư bản và công nghiệp hóa xảy ra cách đây khoảng 400 năm và kéo dài đến thập niên 1970. Trong suốt thế kỷ 18, thế giới đã chứng kiến một sự di dân ồ ạt của khoảng 10 triệu nô lệ da đen sang các nước thực dân. Các nước thuộc địa của Anh và Pháp bị khai thác do tình trạng thiếu lao động ở các nước này. Đầu những năm thế kỷ 20, hàng triệu người đổ xô đến các “vùng đất hứa” ở Mỹ hay Úc để đào vàng. Nguyên nhân chính vẫn là do sự đói nghèo, sự đe dọa về chiến tranh và hạn chế về cơ hội nghề nghiệp ở các nước châu Âu. Đến 1960, Mỹ bắt đầu vươn mình trở thành siêu cường quốc sau thế chiến thứ hai và một lần nữa chứng kiến sự di chuyển ào ạt lực lượng lao động từ các nước châu Âu sang Bắc Mỹ, gây ra chảy máu chất xám đến mức Liên Hợp Quốc phải lên tiếng báo động vào năm 1967. Thời kỳ thứ ba xảy ra kể từ những năm 1970, các nước tư bản phải đối phó với sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods [được 44 quốc gia thành lập vào năm 1944 và chấm dứt hoạt động vào tháng 8 năm 1971 do lạm phát kéo dài của nền kinh tế Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam kéo theo sự tuột giá dolar Mỹ] và sự khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng xảy ra tại châu Âu. Các nước đã và đang phát triển áp dụng các chiến lược phát triển kinh tế mới, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, tận dụng đồng vốn đầu tư từ nước ngoài và tư nhân. Những khái niệm cô lập hoạt động kinh tế từ thập niên 60 để bảo vệ nền kinh tế nội địa ở các nước đang phát triển bắt đầu bị phê bình. Các nhà kinh tế thuộc trường phái tự do mới [với cao trào xuất hiện vào những năm cuối thập niên 70] tin giữa các quốc gia, bất kể là nước giàu hay nghèo, đều có chung những qui luật phát triển kinh tế. Theo quan điểm này, chính phủ các nước phải giảm vai trò kiềm chế cứng nhắc trong hoạt động kinh tế; đồng thời khuyến khích tự do mậu dịch và áp dụng các qui tắc về lợi thế so sánh. Mặc dù, quan điểm tự do mới bị chỉ trích gay gắt về tính nhân văn trong cạnh tranh. Thời kỳ này được xem là giai đoạn chuyển tiếp của toàn cầu hóa sang một bước 8phát triển mới kể từ sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ và thế giới được sắp xếp lại theo một trật tự mới. Theo quan điểm về sự phát triển của chủ nghĩa thực dân, hiện tượng toàn cầu hóa trải qua ba thời kỳ với lần một xảy ra vào thế kỷ 16, lần hai vào thế kỷ 19 và lần ba kéo dài trong những năm cuối thế kỷ 20. Cả hai làn sóng đầu tiên đều xuất phát từ tham vọng bành trướng đất đai của những người lãnh đạo châu Âu. Hiện tượng này dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân đầu tiên ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, kế tiếp đến Anh và Pháp. Sự kiện lịch sử quan trọng nhất giữa hai giai đoạn này là thực dân châu Âu xâm chiếm châu Mỹ, châu Úc và châu Phi. Lịch sử này khiến người Mayas, Aztecs và thổ dân Aborigines ở Úc mất hết đất đai và trở thành nô lệ cho người da trắng. Những nước kém phát triển khác như Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Algeria, Maroc… trở thành thuộc địa của Anh và Pháp. Với những thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất của Anh vào nửa cuối thế kỷ 18; giai cấp tư bản châu Âu trở thành lực lượng chủ yếu thúc đẩy tiềm lực kinh tế trong xã hội bên cạnh bần cùng hóa giai cấp vô sản. Sự phân biệt giàu nghèo xảy ra không chỉ tại các nước tư bản thực dân mà còn tạo sự cách biệt thu nhập trên thế giới. Vào cuối những năm 1890, thu nhập bình quân của các nước Tây Âu cao hơn các nước Đông Âu gấp 80%. Cuối thế kỷ 19, Anh từng tự hào với sức mạnh quân đội và cho rằng “Mặt trời chưa bao giờ lặn ở Anh” khi thuộc địa của họ trải rộng khắp nơi trên địa cầu. Vào những năm 1800, châu Âu chiếm được khoảng 35% lãnh thổ trên thế giới và con số này tăng lên 67% vào năm 1878 và 85% năm 1914. Tuy vậy, thực dân phương Tây vẫn luôn đối mặt với các sự phản kháng mãnh liệt từ các nước thuộc địa, gây ra biết bao thiệt hại về con người và vật chất. Trong những năm 1910 chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của 38 triệu người. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã khiến cho hành tinh bị tàn phá thảm hại. Đến sau thế chiến thứ II, Mỹ trở thành cường quốc số một với tham vọng bá chủ toàn cầu. Đến cuối thế kỷ 20, toàn cầu hóa không còn được xem như sự xâm chiếm lãnh thổ mang tính vũ trang nữa mà là sự hội nhập và lấn át giữa các nền kinh tế, mâu thuẫn kinh tế và chính trị hầu như được giải quyết trong hòa bình, ngoại trừ những nạn khủng bố của nhiều nhóm chính trị cực đoan. Kể từ cuối thập niên 80, có bốn sự kiện lớn ảnh hưởng đến tiến trình toàn cầu hóa: • Sự lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật như Toyota, Boeing, Sony, LG, • Sự giảm thiểu vai trò điều hành của chính phủ các nước phương Tây trong hoạt động kinh tế tài chính. Chính phủ chuyển sang vai trò tích cực điều hòa và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế quốc tế.• Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu.• Sự ảnh hưởng về mặt tài chính đến lĩnh vực chính trị ở các quốc gia đã phát triển. Nếu nói theo lý thuyết về sự phát triển thương mại quốc tế và những tổ chức kinh tế quốc tế, các nhà kinh tế - sử học phân chia quá trình phát triển của toàn cầu hóa dựa trên bốn giai đoạn lịch sử kể từ thế kỷ 14. Giai đoạn một bắt đầu từ 1350 khi mạng lưới thương mại, trao đổi động vật, hàng hóa [gồm vải vóc, đồ gốm sứ, hồ tiêu, quế…] giữa châu Âu và Trung Quốc phát triển mạnh. Mạng lưới này kéo dài từ Pháp và Ý dọc theo biển Địa Trung Hải đến Ai Cập. Sau đó theo đường bộ xuyên khắp Trung Á đến Trung Quốc. Thương mại đường biển cũng kéo dài từ biển Đỏ, qua Ấn Độ Dương, vòng qua eo Malacca đến bờ biển Trung Quốc. Sự phát triển mạnh từ cuối thế kỷ 15 khi châu Mỹ được tìm ra một cách tình cờ trong quá trình tìm ra một con đường tơ lụa bằng đường biển của thực dân châu Âu cũ. Trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong thời kỳ này được sự bảo hộ của quân đội nhà nước để tránh cướp bóc. Bù lại, các thương 9nhân phải trả thuế mỗi khi họ vận chuyển ngang một vùng lãnh thổ mới. Giao thương trong thời kỳ này được xem như “chuỗi ngọc trai” khi từng phần địa lý kết nối lại để tạo nên hệ thống kinh thương quốc tế. Giai đoạn hai bắt đầu từ 1500 đến 1700 khi các nhà cầm quyền châu Âu [điển hình là Bồ Đào Nha, sau này liên kết với Hà Lan, Pháp và Anh] xâm chiếm châu Phi. Với hệ thống hải quân mạnh mẽ họ bắt buộc các thương nhân trả thuế dọc tuyến đường Ấn Độ Dương. Đến 1700, trao đổi hàng hóa trên thế giới trở nên chuyên nghiệp khi thương nhân và chính phủ châu Âu sáng lập ra các công ty thương mại vận tải biển đầu tiên để mua bán sỉ và lẻ có huê hồng theo tuyến Âu – Á. Thời kỳ thứ ba bắt đầu vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, khi khoa học kỹ thuật với hệ thống đường sắt và tàu thủy hơi nước phát triển giúp con người tiến lại gần nhau hơn. Nhưng đồng thời, châu Âu dần dần mất vai trò kiểm soát châu Mỹ, đầu tiên ở phía Bắc, sau lan rộng đến miền Nam nước này. Với cuộc cách mạng giành độc lập ở Mỹ với Hiệp ước Versailles năm 1783, các cuộc phản kháng ở Haiti và Pháp, các nước thuộc địa bắt đầu nhận thức rõ hơn về quyền độc lập lãnh thổ và kinh tế của họ. Trong suốt thời kỳ này, chính phủ phải giữ vai trò điều hành kinh tế thông qua các đạo luật thương mại. Từ thời kỳ Thế chiến thứ hai kéo dài đến giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh, các nước tư bản và kể cả các nước kém phát triển. Từ đó bắt đầu bước lại gần nhau trong lĩnh vực hợp tác kinh tế và cho ra đời hàng loạt các tổ chức quốc tế và khu vực.Một quan điểm khác cho rằng toàn cầu hóa trải qua ba thời kỳ. Lần thứ nhất xảy ra từ 1870 đến 1914 khi có khoảng 60 triệu người [chiếm 10% lực lượng lao động trên thế giới lúc đó] di cư từ châu Âu đến Mỹ để tìm vàng, hay để tìm cuộc sống tốt hơn ở vùng đất mới được khám phá này. Sự di cư này càng kích thích sự phát triển của giao thông và thông tin, khiến cho hàng hóa, sức lao động và tiền bạc được di chuyển giữa các quốc gia. Làn sóng thứ hai xảy ra từ năm 1950 đến 1980 khi thế chiến thứ II kết thúc, và kinh tế – chính trị thế giới được phân chia thành hai cực: tư bản và xã hội chủ nghĩa. Bộ ba Mỹ, Tây Âu và Nhật đã liên kết chặt chẽ để đẩy mạnh kinh tế tư bản lên một tầm mới thông qua các tổ chức quốc tế và các vòng đàm phán thương mại như GATT [Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch, và vòng đàm phán Uruguay của GATT kéo dài trong 8 năm từ 1986 đến 1994 đã dẫn đến hiệp ước thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO] hay IMF [Quỹ Tiền tệ Quốc tế]. Trong thời kỳ từ 1950 đến 1960, các tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới cũng bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động của họ vào các nước đang phát triển không thuộc khối xã hội chủ nghĩa, đặc biệt ở các nước Mỹ La-tinh. Kể từ sau 1980 được xem là thời kỳ thứ ba của toàn cầu hóa khi quốc gia đã bắt đầu ký kết hiệp định song và đa phương về mặt kinh tế thông qua sự điều hành của các tổ chức quốc tế, mà điển hình là WTO. Trong thời kỳ này, các công ty đa quốc gia dần dần có ảnh hưởng mạnh đến vai trò điều hành của chính phủ.Toàn cầu hóa đã thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt kể từ thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh [sau 1989] khi các nước tiến lại gần nhau hơn về mặt hợp tác kinh tế. Một mặt, vì lo ngại bị tụt hậu trong cuộc đua marathon này, chính phủ các nước nhanh chóng tận dụng khoa học công nghệ, mở cửa nền kinh tế, tăng cường thương mại và đầu tư. Mặt khác, các quốc gia cũng phải đối mặt với các tệ nạn như di – nhập cư bất hợp pháp, cá cược – bài bạc, tin tặc, mua bán ma túy, khủng bố, mãi dâm hay rửa tiền. Một điều gây đau đầu các nhà quản trị là những tệ nạn này, trực tiếp hay gián tiếp, đều đóng góp vào GDP của họ và tạo nên một nền “kinh tế tội phạm”. Theo báo cáo của UNDP năm 1999, chỉ số an toàn của nhân loại đã có chiều hướng giảm xuống trong các lĩnh vực cá nhân, sức khỏe, môi trường và chính trị. Gần đây trên thế giới có khoảng 200 triệu người sử dụng chất ma túy, nửa triệu phụ nữ và các em gái ở các nước đang phát triển bị bán sang các nước Tây Âu. Các cơn bão El Nino và La Nina do sự tăng nhiệt độ của địa cầu 10đã khiến 22.000 người chết, 118 triệu người bị thương, gây thiệt hại 33 tỷ đô-la. Nhân loại bắt đầu quan tâm về những vấn đề của từng quốc gia có thể ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và luôn tìm ra những giải pháp và chiến lược phát triển mang tính bền vững. Toàn cầu hóa thật sự làm thay đổi mọi mặt trong đời sống con người. Thật ra, kể từ những năm 1980 kinh tế thế giới đã bắt đầu bước vào ngưỡng cửa chung toàn cầu. Giai đoạn này đã chứng kiến sự lớn mạnh của vận tải hàng không, container hóa, thông tin liên lạc, công nghệ sinh học và Internet. Những thành tựu khoa học này giúp cho thế giới thu hẹp lại rất nhiều bằng “tốc độ cao, khoảng cách nhỏ, mật độ cao và cường độ lớn”. Tận dụng sự chêch lệch của múi giờ và khả năng vận tải siêu tốc của máy bay, thương nhân họp ở Singapore vào buổi sáng và dự một cuộc họp báo tại Thành phố Hồ Chí Minh vào buổi chiều cùng ngày. Thông tin dự báo về thiên tai được phát đi khẩn cấp trước một tuần và các nước hay lãnh thổ lân cận cũng được cảnh báo nhờ vào các thiết bị vệ tinh. Thông qua mạng truyền thông báo chí, những vấn đề hay nhân vật trên thế giới mà trước đây chúng ta chưa hề biết đến nay lại trở thành tiêu điểm thảo luận hàng ngày như bầu cử ở Mỹ, đại dịch SARS hay cuộc thánh chiến của Bin Laden. Dường như thế giới xích lại gần nhau hơn về kinh tế khi lịch sử co cụm kinh tế sẽ dẫn đến sự sụp đổ tất yếu về chính trị xã hội. Mở cửa kinh tế và thị trường hóa các hoạt động kinh tế giúp cho nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo nghèo đói và lạc hậu để vươn mình vào thị trường quốc tế. Một trong những yếu tố dẫn đến sự nhảy vọt về kinh tế và nâng cao chuẩn mực sống của các nước là khả năng truy cập, sử dụng thông tin, kiến thức nhanh và hữu hiệu nhất. Kiến thức ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và thịnh vượng chung của một quốc gia. Điều này đã tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp – thông tin lần thứ ba trên phạm vi toàn cầu. Kinh tế tri thức chiếm khoảng 45 – 50% GDP ở các nước Bắc Mỹ và Tây Âu, khoảng hơn 50% ở các nước OECD [Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế]. Với bốn ngành chủ đạo của nền kinh tế tri thức gồm công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ ngoài không gian và kỹ thuật vật liệu mới, đã phá vỡ những rào cản kiến thức, giúp nhân loại tiến lên một tầm văn minh mới, cùng nghiên cứu và sản sinh ra kiến thức mới hơn. Tóm lại, có nhiều giả thuyết khác nhau về lịch sử của toàn cầu hóa, tiến trình này gắn chặt với sự tiến hóa lịch sử của nhân loại mà trong đó thương mại quốc tế gia tăng với sự dịch chuyển của hàng hóa - dịch vụ, con người, ý tưởng - phát minh - kiến thức, và tiền tệ theo hướng tiêu cực lẫn tích cực. Tiến trình này làm giảm sút vai trò điều hành của các chính phủ trong các hoạt động kinh tế bên cạnh sự gia tăng ảnh hưởng của các tổ chức và tập đoàn quốc tế với các chuẩn mực được thành lập và áp dụng [ví dụ như ISO]. Bởi toàn cầu hóa luôn bao gồm tính hai mặt như tính quốc tế - quốc gia, toàn cầu - địa phương, truyền thống - ngoại lai, tích cực - tiêu cực. Sự thâm nhập những sản phẩm văn hóa nước ngoài dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa đa văn hóa, đồng hóa và lai căng là điều không thể tránh khỏi ở nhiều nước. Tiến trình này cũng làm phân cực giàu - nghèo và phân tầng xã hội càng trở nên phổ biến hơn. Toàn cầu hóa như vấn đề “thời tiết” không thể tránh khỏi. Chúng ta phải dự báo nó đúng lúc, chính xác, am hiểu qui luật vận động để tận dụng thời cơ hay tìm ra biện pháp thích hợp để phòng ngừa các ảnh hưởng xấu. [Nguồn: NGUYỄN HỒNG CHÍ, 24/07/2006, //vietsciences.org].1.2Thích nghi với mọi sự thay đổiKhi nhìn vào tốc độ thay đổi không ngừng gia tăng trong môi trường làm việc ngày nay, có lẽ không có kỹ năng nào quan trọng bằng khả năng thích ứng thành công trước sự thay đổi. Đôi khi, thích ứng với sự thay đổi diễn ra rất dễ dàng. Nhà quản trị sẽ thích thú trước thử thách và cơ hội làm thay đổi những gì hiện có. Đôi khi nhà 11quản trị lại thấy bản thân chống lại sự thay đổi khi chỉ tập trung vào những gì bị mất mà không tập trung vào những gì đạt được từ sự thay đổi. Khả năng thích ứng với sự thay đổi ở môi trường làm việc thường được quan sát tỉ mỉ bởi những nhà quản trị cấp trên và các thành viên trong nhóm. Vì thế, thích ứng một cách có năng suất và tích cực là rất quan trọng cho dù nhà quản trị cảm nhận như thế nào về sự thay đổi đó. Các năng lực cần được tập trung chủ yếu là:• Khả năng thích nghi, cởi mở với những ý tưởng mới. Thể hiện khả năng linh động khi đối mặt với những thay đổi trong các kỳ vọng và môi trường làm việc. Đáp lại các tình huống và duy trì thái độ tích cực đồng thời. • Kiểm soát thay đổi, chủ động tìm kiếm các cơ hội để điều chỉnh lại bản thân, người khác và tổ chức nhằm đạt được các kết quả mong muốn.• Kiểm soát căng thẳng, phân biệt giữa căng thẳng tích cực và căng thẳng tiêu cực. Duy trì sự cân bằng giữa các thái độ và hành vi có năng suất và không năng suất.• Tư duy sáng tạo, đổi mới biết kết hợp chặt chẽ những ý tưởng hiện có với những ý tưởng mới theo một phương pháp tiếp cận độc đáo nhằm giải quyết các vấn đề và tận dụng các cơ hội.Câu truyện mô tả về sự thích nghi trong bối cảnh toàn cầu hóa: Trong một khu rừng rậm có một bầy sư tử và một bầy linh dương. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, sư tử đều lo nghĩ là sáng hôm sau, khi mặt trời mọc, liệu có đủ sức để đuổi cho kịp những con linh dương nhỏ yếu, nếu không sẽ phải chịu đói. Và mỗi đêm khi đi ngủ, linh dương đều lo nghĩ xem sáng hôm sau, khi mặt trời mọc, liệu có đủ sức để chạy cho nhanh, thoát khỏi những hàm sư tử, nếu không sẽ bị mất mạng. Có một điểm tương đồng giữa hai bên đó là vào sáng hôm sau, khi mặt trời mọc, cả hai bên đều ra sức mà chạy cho nhanh. Trong câu truyện ai là sư tử và ai là linh dương? Linh dương là tốc độ toàn cầu hóa và sư tử là mỗi cá nhân, mỗi công ty trên thế giới này. Con sư tử nào chạy chậm so với toàn cầu hóa sẽ bị đói; con nào chạy kịp sẽ hưởng lợi từ toàn cầu hóa. Vậy ta muốn làm sư tử đói hay là sư tử no? Trước đây, người ta chạy chầm chậm vì cả xã hội đều chạy như vậy, con nào chạy nhanh cũng được hưởng bằng con chạy chậm nhất. Khoảng cách thu nhập giữa con chạy nhanh nhất và con chạy chậm nhất rất gần nhau. Ngày nay, toàn cầu hóa đang điều chỉnh lại cả thế giới, chạy chậm đồng nghĩa với đói và chạy nhanh sẽ no. Giả sử ta chạy nhanh, ta cũng sẽ bị đói nếu ta chạy lung tung mà không theo đường thẳng. Sư tử làm sao đuổi được linh dương nếu như sư tử cứ chạy zic-zac vì linh dương lúc nào cũng chạy thẳng. Thế giới ngày nay đã khác rất nhiều rồi.Các doanh nghiệp nước ngoài đang vào Việt Nam thu mua hạt cà phê của nông dân. Do có giá tốt và làm ăn chuyên nghiệp, nông dân bán cà phê cho các doanh nghiệp nước ngoài. Giá do các doanh nghiệp nước ngoài cao và nhờ vậy nông dân được hưởng lợi. Doanh nghiệp thu mua trong nước cho rằng lãi ngân hàng đang phải chịu là 20%; trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài chỉ phải chịu lãi ngân hàng 3%. Khoản chênh này được dùng để tăng giá mua từ nông dân. Đại diện doanh nghiệp đề nghị cấm doanh nghiệp nước ngoài thu mua cà phê ở Việt Nam nếu không các doanh nghiệp thu mua trong nước sẽ phá sản và đề nghị nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài thu mua. Nội dung câu chuyện không có gì mới. Các doanh nghiệp trong nước bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp nước ngoài quay ra đòi nhà nước phải có chính sách bảo hộ. Người hưởng lợi ở đây là các doanh nghiệp trong nước, họ đẩy chi phí do hệ thống quản trị yếu kém sang cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp cung cấp nước bị thất thoát 38% nước sạch trên đường tới hộ gia 12đình, chi phí này được cộng vào giá thành bán cho người tiêu dùng. Tương tự với điện, viễn thông, đóng tàu, và giờ là các doanh nghiệp thu mua nông sản. Từ trước đến nay, người tiêu dùng luôn là người thiệt thòi. Ngân hàng huy động vốn bao nhiêu chỉ cần cộng phần lãi chắc chắn để cho vay ra với bất cứ hoàn cảnh nào. Người bán hàng nhập bao nhiêu cộng lãi an toàn rồi bán cho người tiều dùng, chẳng cần biết người tiêu dùng ra sao ? Toàn cầu hóa mang lại sự minh bạch trong thông tin, không còn có tình trạng bưng bít để kiếm lời nữa, không có chuyện độc quyền nữa. Nhìn ở góc độ doanh nghiệp sẽ không còn dễ kiếm tiền như hồi xưa nữa đâu. [Nguồn: //vn.360plus.yahoo.com/dungiso]1.3Tri thức trong thời kỳ mới.Bất cứ tổ chức nào cũng cần có tri thức. Tri thức nằm trong đầu của nhân viên. Tri thức được thể hiện qua kỹ năng, văn hóa của các thành viên, trong các dữ liệu hoạt động, các chính sách hay quy trình tác nghiệp, Rất nhiều tổ chức "không hề biết mình có những gì" trong khi họ đang quản lý cả một nguồn tài sản vô hình rất giá trị - đó là tri thức. Ngày nay, tri thức nghiễm nhiên trở thành một tài sản quan trọng đối với các tổ chức. Khi tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiệt, giá nhân công không còn rẻ mạt. Tỷ lệ giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong kỷ nguyên công nghiệp là 75-25 nay đã chuyển thành 25-75 trong kỷ nguyên tri thức. Các thước đo giá trị của một tổ chức cũng đã thay đổi theo hướng đem lại lợi ích thỏa mãn nhiều đối tượng liên quan khác nhau như cổ đông, nhân viên, nhà nước, người cung ứng, đối tác và cộng đồng. Tuy nhiên, thuật ngữ “tri thức” dễ bị nhầm lẫn trong quản lý tri thức. Hiện nay, “thông tin” và “dữ liệu” thường được đánh đồng với “tri thức”. Tri thức được hình thành từ trí não con người. Người ta sử dụng tri thức để tư duy. Trong các tổ chức, tri thức thường gắn liền với hệ thống tài liệu, các công việc hàng ngày, các quá trình hoạt động và các chuẩn mực kiểm tra đánh giá, Các thông tin về khách hàng được kết hợp với những thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh và các kinh nghiệm để đưa ra những chính sách thích hợp về thị trường, giá cả,… Tất cả sẽ trở thành tri thức của tổ chức. Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của từng cá nhân học được từ trường đại học, thị trường, các tổ chức mà họ đã trải qua cũng trở thành tri thức của tổ chức mà họ đang đóng góp.Quản lý tri thức [QTTT]: Thuật ngữ “tri thức” xuất hiện từ thời Platon, Aristote. Nó được nghiên cứu nhiều bởi các học giả hiện đại như Macheal Polanyi [1958, 1967], Daniell Bell [1973], Alvin Toffler [1970, 1980], Peter Drucker [1993] và Ikujiro Nonaka [1991, 1995]. Các học giả này đã đưa ra khái niệm tri thức là nguồn vốn hay tài sản trí tuệ của các tổ chức. Các khái niệm dữ liệu, thông tin, tri thức và sự thông thái của tổ chức cũng được phát triển bởi các học giả trên. Khái niệm “quản lý tri thức” lần đầu tiên được đề cập đến từ đầu những năm 80. Melissie C. Rumizen, tác giả cuốn “The complete Idiot’s guide to knowledge management”, cho rằng TS. Karl-Erik Sveiby [Thụy Điển] là người đầu tiên đưa ra khái niệm tri thức tổ chức vào năm 1979 nhưng không được đón nhận. Một báo cáo gần đây của Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng TS. Karl M. Wiig [Viện nghiên cứu tri thức - KRI] là người đầu tiên đưa ra khái niệm về quản lý tri thức trong một bài phát biểu tại Tổ chức lao động quốc tế của Liên Hợp Quốc [ILO] vào năm 1986. Đến đầu những năm 90, quản lý tri thức thực sự khai thông như một công cụ mới trong quản lý. Thomas A. Stewart là người đầu tiên viết về quản lý tri thức với bài viết “Brainpower” trên tạp chí “Fortune” vào năm 1991. Tiếp theo đó là một chuỗi cuộc tranh luận giữa các trường phái khác nhau về quản lý tri thức. Hàng trăm trang web về quản lý tri thức ra đời. Đến nay các quan niệm khác nhau về vấn đề này vẫn tồn tại như:13• “Quản lý tri thức là một quá trình thu nhận, tổ chức, chia sẻ và sử dụng thông tin trong một tổ chức”.• “Quản lý tri thức thực chất là bạn đang cạnh tranh dựa trên tri thức của đội ngũ nhân viên, bất kể bạn đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào.”• Hiệp hội quản lý tri thức Nhật Bản [JKMA] định nghĩa: “Quản lý tri thức là kiểm soát, cấu trúc có hệ thống và hiệu quả một cơ chế cho phép sử dụng đúng người vào đúng công việc và đúng thời điểm, chia sẻ và sử dụng thông tin một cách thông suốt, hướng đến mục tiêu của tổ chức. Có hệ thống có nghĩa là từng bước chọn lọc, tìm hiểu, phân tích, chia sẻ và sử dụng thông tin để tạo ra giá trị”.• Lotus [một công ty của IBM] định nghĩa: “Quản lý tri thức là một động lực thúc đẩy sử dụng thông tin và kỹ năng nghề nghiệp một cách có hệ thống nhằm nâng cao tính hiệu quả, năng lực, sự sáng tạo, đổi mới và khả năng phản hồi nhanh chóng của tổ chức.”Từ những quan điểm nêu trên, ta nên nhìn nhận “Quản lý tri thức là quá trình kiến tạo, chia sẻ, khai thác, sử dụng và phát triển nguồn tài sản tri thức trong tổ chức và biến những tài sản vô hình đó thành những giá trị kinh tế hay vật chất cho tổ chức”. Lý do phải quản lý tri thức: Trong suốt 60 năm qua, kinh tế thế giới đã có những bước chuyển rõ rệt từ nền tảng sản xuất thuần túy sang hệ thống sản xuất dựa vào kỹ năng và tri thức. Ở Mỹ, chỉ trong vòng 40 năm, số người lao động thuần túy đã giảm gần một nửa [34% lực lượng lao động vào năm 1980 so với 57% vào năm 1940]. Các nhà đầu tư cũng nghiêng về các công ty có năng lực quản lý tốt và khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của thị trường thay vì chỉ chú trọng đến giá trị tài sản của họ. Ngày nay, tương lai và giá trị của một tổ chức phụ thuộc vào khả năng phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới, kịp thời bắt nhịp với những nhu cầu luôn thay đổi. Các tổ chức xem QLTT như một yếu tố để giữ vững lợi thế cạnh tranh bằng thỏa mãn khách hàng. Tóm lại, có 4 lý do dẫn đến sự xuất hiện của quản lý tri thức:• Cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi tổ chức phải liên tục đổi mới sản phẩm và cải tiến hoạt động dựa trên nguồn tri thức của mọi người.• Nhu cầu học hỏi trong một tổ chức luôn tồn tại nhưng thời lượng bồi bổ kinh nghiệm và kiến thức lại giảm đi rất nhiều do phải chú trọng vào các tác nghiệp hàng ngày. Do vậy, các tổ chức cần kiến tạo và sử dụng tri thức một cách thông minh nhất để không bị tụt hậu. • Cơ chế thị trường tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho người lao động. Nhu cầu thay đổi nơi làm việc của người lao động có trình độ và kỹ nâng cao là nguy cơ suy giảm nguồn tri thức của tổ chức. Khi ra đi, họ không chỉ làm giảm năng suất mà còn mang theo những tri thức của tổ chức.• Các tổ chức thành công do nắm bắt nhanh, kịp thời, và xử lý chính xác các nguồn thông tin [thị trường, khách hàng, sản phẩm,…]. Hoạt động biến các thông tin đó thành tri thức là lợi thế cạnh tranh mà không phải nhà quản lý nào cũng làm được.Lợi ích của quản lý tri thức gồm• Tăng năng suất.• Thúc đẩy hoạt động đổi mới. • Cải thiện hiệu quả quản lý.• Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. • Thu hút và khai thác nhân tài.• Khuyến khích học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.14Các quan điểm mới về tri thức trong điều kiện quản trị hiện nay.Trong xu thế toàn cầu hóa, kinh doanh không đơn thuần là trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các tổ chức, giữa các quốc gia. Trái lại, nó trở thành cuộc chiến toàn diện để giữ vững tự chủ kinh tế và khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Ba quan điểm về tri thức mới chi phối trong quản lý đương đại bao gồm:Học thuyết biên giới mềm: Biên giới giữa các quốc gia không đơn thuần chỉ là ranh qui định bởi đất liền, biển mà còn biên giới của hàng hóa. Các cường quốc sử dụng lý thuyết này để bành trướng biên giới và tầm ảnh hưởng của mình bằng cách mở rộng thị trường hàng hóa - dịch vụ ra nước khác. Đối với các nước đang phát triển cần ý thức vị trí của mình trên thương trường cạnh tranh khốc liệt và phải có tầm nhìn thế giới trước bối cảnh hiện nay.Quan điểm phân tích chuỗi giá trị và dòng chảy giá trị gia tăng toàn cầu: Chuỗi phân tích giá trị gồm ba phân khúc là nghiên cứu & phát triển - sở hữu trí tuệ, sản xuất, xây dựng thương hiệu và thương mại. Trong đó; hai phân khúc đầu và cuối tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn cả. Đây là các phân khúc mà các cường quốc đang nắm giữ. Họ từ bỏ phân khúc làm nhiều nhưng không tạo ra giá trị gia tăng cho các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy, các quốc gia công nghiệp hàng đầu sở hữu những thương hiệu, tập đoàn bán lẻ và nắm giữ hầu hết các phát minh sáng chế của thế giới. Từ đó, dòng chảy giá trị gia tăng chỉ chảy một chiều từ các quốc gia nghèo đến giàu; chứ không có dòng ngược lại. Các quốc gia chậm và đang phát triển nếu không biết chọn mục tiêu sống còn vào hai phân khúc trên sẽ tạo ra nguy cơ tụt hậu là tất yếu.Quan điểm về quyền lực mềm: Đây là những ảnh hưởng mạnh mẽ của bản sắc văn hóa của một đất nước truyền tải qua hàng hóa - dịch vụ để đến các quốc gia khác. Quan điểm học thuyết này thiên về lợi ích tinh thần. Nó khác hoàn toàn với quyền lực cứng về quân sự. Các nước Châu Á đang có lợi thế nhiều hơn đối với các nước phương tây. Những tác động của quyền lực mềm được cụ thể thông qua phim hoạt hình, truyện tranh của Nhật Bản, phim truyện truyền hình nhiều tập của Hàn quốc, võ thuật Trung Hoa, Ngày nay, sức trỗi dậy mạnh mẽ của quyền lực mềm Châu Á đang làm rung chuyển nền văn hóa đại chúng của cường quốc số một là Mỹ. [Nguồn: Đặng Lê Nguyên Vũ, Báo Thanh Niên số 61 [3722] ngày 02/03/2006, tr.1 và tr.17].2. Định nghĩa quản trị• Định nghĩa của Frederick Winslow Taylor: Quản trị là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó được hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất.• Định nghĩa của Henry Fayol: Quản trị là dự báo – lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.• Định nghĩa của Stephen Robbins: Quản trị là tiến hành hoàn thành công việc một cách hiệu quả thông qua và cùng với người khác.• Theo Robert Kreitner: “Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua họ để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức đã đề ra trong một môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn”.15Nguồn: Vũ Thế Phú, Quản trị học, Trường Đại học Mở Tp.HCM, 2003 tr7.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị gồm môi trường vĩ mô - vi mô, sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn, làm việc với người khác và tất cả hướng về mục tiêu đã đề ra.Môi trường vĩ mô [tổng quát] gồm yếu tố kinh tế, chính trị - chính phủ, xã hội, tự nhiên, kỹ thuật – công nghệ:Yếu tố kinh tế:Năm 1986, đất nước từng trải qua thời kỳ cơn bão lạm phát 774,7%. Từ một nước đói nghèo, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình; từ chỗ phải nhập khẩu mọi thứ, hàng hóa Việt Nam hiện nay đã đến với 160 nước và vùng lãnh thổ, nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu với nhiều mặt hàng đứng tốp đầu trên thị trường thế giới. Những dữ liệu về xuất khẩu gạo của việt Nam đã cho thấy sự nỗ lực rất lớn. Năm Số lượng gạo xuất khẩu Giá trị xuất khẩu2008 4.679.050 tấn 2,663 tỷ USD2009 6.052.586 tấn 2,6 tỷ USD2010 6.700.000 tấn 3 tỷ USD2001 7.000.000 tấn > 3 tỷ USDPhúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Theo Bộ Công Thương, năm 2011, tổng GDP ước khoảng 119 tỷ USD; GDP đầu người đạt 1.300 USD/người/năm. Việt Nam đã về đích trước 10 năm với mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Việt Nam đã trở thành thành viên tích cực, có uy tín trong ASEAN, Liên Hiệp Quốc,… Tuy nhiên, kinh tế đất nước đang đối mặt với nhiều nghịch lý, mâu thuẫn lớn khi chất lượng tăng trưởng thấp với ICOR năm 2009 lên tới 8,2 [ICOR - Incremental Capital - Output Rate - là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư. ICOR được gọi là hệ số sử dụng vốn hay hệ số đầu tư tăng trưởng hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm]; lạm phát vẫn tăng cao; xuất khẩu khá nhưng nhập siêu luôn có xu hướng gia tăng; đầu tư công lớn, hiệu quả thấp và lãng phí cao; khả năng hấp thụ vốn FDI, ODA quá hạn chế; … Sự bất hợp lý được thể hiện qua nền kinh tế quy mô 119 tỷ USD nhưng lại có đến 100 cảng biển [trong đó có 20 cảng biển quốc tế]; 100 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài; 22 sân bay [trong đó có 08 sân bay quốc tế]; 22 khu kinh tế cửa khẩu; 18 khu kinh tế cửa biển; 260 khu công nghiệp; 650 cụm công nghiệp. Vào cuối năm 2011 đã xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường gạo cấp thấp bởi gạo của Ấn Độ, Myanmar và Pakistan. Thị trường gạo xuất khẩu gạo Việt Nam tập 16trung tại Châu Á chiếm 67% và Châu phi chiếm 23%. Dự báo năm 2012 có thể bị mất trắng 20% thị trường gạo xuất khẩu tại Châu phi.Nợ công [bao gồm nợ của Chính phủ các cấp và nợ do Chính phủ bảo lãnh nhưng không tính nợ DNNN không được Chính phủ bảo lãnh] các nước giàu tăng liên tục so với GDP trong nhiều năm qua. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ công/GDP tính bình quân cho nhóm này lên đến 100% [so với trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 là 73%]. Nợ công của các nước đang phát triển và mới nổi đang có mức bình quân 39% vào cuối năm 2010 và theo dự báo của IMF sẽ giảm xuống 30% vào năm 2015 – 2016. Xu thế nợ công của Việt Nam những năm gần đây như sau:2009 2010 Dự kiến 2011Nợ công [1000 tỷ VND] 872 1.122.1.375Nợ công/GDP [%] 52.6 56.7 58.7Nguồn: Bộ Tài ChínhNợ nước ngoài của Việt Nam:2006 2007 2008 2009 2010Tổng dư nợ nước ngoài/GDP 31.4% 32.5% 29.8% 39.0% 42.2%Nghĩa vụ trả nợ trung, dài hạn/Xuất khẩu 4.0% 3.8% 3.3% 4.2% 3.4%Nghĩa vụ trả nợ/Thu NSNN 3.7% 3.6% 3.5% 5.1% 3.7%Dự trữ ngoại hối/dư nợ ngắn hạn 6380% 10.17% 2808% 290% 187%Nguồn: Bộ Tài ChínhNăng suất lao động ở Việt Nam: Mặc dù có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn nhiều nước trong suốt hai thập kỷ đổi mới vừa qua [1986-2006] nhưng khoảng cách phát triển của Việt Nam so với các nước phát triển vẫn cách xa nhau [lấy thước đo là chỉ số GDP/người]. Năng suất lao động ở Việt Nam còn thấp hơn từ 2 đến 15 lần so với nhiều nước và vùng lãnh thổ ở châu Á. Năng suất lao động trong ngành thực phẩm của Việt Nam [là một nước có truyền thống về trồng trọt, chăn nuôi] chỉ bằng 7% của Đài Loan, 13% của Malaixia, 6% của Hàn Quốc và 67% của Trung Quốc. Báo cáo về "Điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2010" do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tổng cục Thống kê phát hành vào tháng 6-2011, đã công bố biểu "Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật thời kỳ 2007-2010" dưới đây:Những con số trên cho thấy, có lẽ đã đến lúc chúng ta phải rà soát lại toàn bộ cơ chế, chính sách và cả công tác quản lý ở các lĩnh vực liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực. Điều gì đã dẫn tới thực trạng là tỷ trọng lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã giảm sút trầm trọng trong vòng ba năm qua [2007-2010], từ con số 17,7% xuống còn 14,7%? Và với tỷ trọng 85,3% lực lượng lao động chưa qua đào tạo nghề 17phản ánh giấc mơ "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" sẽ trở nên ngày càng xa vời. Quy chuẩn về cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động khu vực châu Á hiện nay là: 1 đại học/4 cao đẳng/10 trung cấp. Nếu lấy tỷ lệ này đối chiếu với thực trạng trình độ lao động Việt Nam ở thời điểm năm 2010 là: 5,7 đại học/1,7 cao đẳng/3,5 trung cấp, chúng ta sẽ thấy hết sự méo mó về cơ cấu trình độ của lao động Việt Nam, khi lực lượng chuyên viên kỹ thuật bậc cao đẳng - một mắt xích quan trọng trong cơ cấu lực lượng lao động - chỉ còn chiếm tỷ lệ 1,7%. Theo thống kê năm học 2010-2011 của Bộ GD-ĐT, cả nước có 726.219 sinh viên hệ cao đẳng, còn hệ đại học là 1.435.887. Như vậy, ngay khu vực đào tạo đã méo mó về cơ cấu. Chúng ta đã làm ngược lại: 2 đại học/1 cao đẳng. Đó là nói về con số, trên thực tiễn quản lý, ai cũng thấy mỗi năm học, Bộ GD-ĐT đã "chìm đắm" ít nhất ba tháng cho công tác tuyển sinh đại học. Nhìn lại, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang giai đoạn phấn đấu "công nghiệp hóa", nào đã dám mơ đến "nền kinh tế tri thức" nơi mà "công nhân cổ trắng" với trình độ đại học chiếm đa số. Một nền kinh tế muốn hoạt động trơn tru không thể thiếu lực lượng chuyên viên kỹ thuật. Với sự thiếu hụt trầm trọng lực lượng này, Việt Nam sẽ lấy nhân lực ở đâu để bù đắp, đảm bảo cho nền kinh tế vận hành? Phải chăng, chính nguồn nhân lực trình độ đại học có chất lượng yếu lại đang đảm nhận thay vai trò của các chuyên viên kỹ thuật cao đẳng ? Một khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh cho biết khoảng 40% sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm đúng trình độ ngành nghề, 40% làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp, việc làm chưa thực sự ổn định và có thể chuyển việc khác. Còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Đó là bi kịch cho nền kinh tế lẫn công tác đào tạo. Bởi, hệ đại học đào tạo nặng về nghiên cứu lý thuyết, còn hệ cao đẳng hướng tới đào tạo những chuyên viên kỹ thuật lành nghề. Hai hướng đào tạo hoàn toàn khác nhau. Thực trạng trên cũng đã lý giải kết quả phát triển của nền kinh tế Việt Nam vừa qua, đó là năng suất lao động rất thấp, chỉ bằng một nửa của các nước ASEAN. Và cũng lý giải luôn cho tình trạng giảm chỉ số cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2008-2009, Việt Nam xếp hạng 70/133 quốc gia về chỉ số cạnh tranh, năm 2009-2010 tụt xuống hạng 75.Không chỉ thiếu trầm trọng chuyên viên kỹ thuật, mà ngay lực lượng chuyên viên đã được đào tạo, chất lượng cũng rất yếu. Kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới, tại Việt Nam có khoảng 60% lao động tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và dạy nghề cần được đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Năm học 2009-2010, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng thuộc Bộ GD&ĐT đã đánh giá, cho điểm về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục của 224 trường cao đẳng, trong đó 56 trường chưa thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo chất lượng đào tạo. Trong khi đó, hoạt động kiểm định chất lượng của các trường 18cao đẳng nghề trực thuộc Tổng cục Dạy nghề, theo kế hoạch lại phải chờ đến năm 2020 mới thực hiện nổi. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đàm Hữu Đắc đã thừa nhận, tuy quy mô đào tạo tăng nhanh nhưng không cân đối với điều kiện bảo đảm chất lượng như đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cơ sở vật chất và thiết bị, chương trình giáo trình còn nhiều bất cập, trong đó khâu kiểm định chất lượng bị buông lỏng. Do đó còn khoảng cách khá xa giữa đào tạo và thực tế sử dụng lao động đã qua đào tạo Quả là một cái giá lãng phí quá lớn về nhân tài, vật lực trong xây dựng chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. [Nguồn: //tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-09-09-chuyen-vien-ky-thuat-ngay-cang-thieu-va-yeu]Yếu tố xã hội:“Chiếm phố Wall” khởi phát với một nhóm nhỏ sinh viên khoảng một chục người tại công viên Zuccotti, thành phố New York ngày 17/9/2011. Sau mấy tuần phát động, phong trào đã lan ra trên mười tiểu bang ở Mỹ, rồi đến hàng trăm thành phố ở nhiều nước. Họ đòi đánh thuế người giàu nhiều hơn nữa; chấm dứt cho phép ngân hàng tịch thu nhà vì chủ nhân không còn khả năng trả nợ; rút quân Mỹ về, chuyển ngân sách chiến tranh qua cho giáo dục; chống tăng học phí đại học; việc làm.Phong trào “99%”, tức là 99% dân là người nghèo hay chỉ đủ ăn, trong khi đó 1% người cực giàu điều khiển guồng máy kinh tế tài chính Mỹ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người. Thực tế hiện nay, 1% người giàu nhất nước Mỹ làm chủ 40% tài sản của Mỹ. Trong khi 80% người dân ở mức thấp nhất làm chủ chỉ có 7% tài sản nước Mỹ. Một phần tư thế kỉ trước, 33% tài sản quốc gia do 1% giới giàu làm chủ. Về thu nhập, 1% người có mức lương cao chiếm 24% tổng số thu nhập của toàn dân. Nhiều người cho rằng cách biệt giàu nghèo như thế là bất công xã hội và nhận định phong trào “Chiếm phố Wall” đang khởi xướng một cuộc chiến tranh giai cấp tại Mỹ. Phong trào này không có mục tiêu rõ ràng, dù rằng những người này giận dữ lên tiếng chống lại sự tham lam của “1% những ông chủ giàu có của các công ty hay ngân hàng lớn,” hệ thống thuế khóa thiếu công bằng, nạn thất nghiệp tăng cao hay cách biệt thu nhập quá lớn. Khi phong trào lan sang thủ đô Washington, những người tham gia biểu tình mang theo một tinh thần khác. Họ không chỉ lên án sự tham lam của một bộ phận giàu có mà còn chỉ trích Chính phủ không giải quyết được những bức xúc của người dân. Tuy không có một mục tiêu hay lịch trình cụ thể, nhưng phong trào này lại không ngừng tăng lên về con số và họ ngày càng có tổ chức hơn. Cuộc biểu tình từ New York đã lan rộng ra nhiều thành phố lớn ở nước Mỹ từ bờ Đông sang bờ Tây như Boston, Washington DC, Denver, San Francisco, L.A… và thậm chí còn lan sang các nước khác trên thế giới như tại Canada, Anh, Italia, Tây Ban Nha, Ireland, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc Cuộc biểu tình từ New York đã dẫn đến “một ngày toàn cầu” hôm 15/10, gồm các cuộc phản đối trên nhiều nơi khắp thế giới, hối thúc các chính trị gia lắng nghe người dân mà không phải là nghe các “tài phiệt ngân hàng”. Tại Mỹ, phong trào phản kháng tập trung vào tình trạng thất nghiệp, những ưu đãi mà chính quyền đã dành cho giới ngân hàng và tài chính ở Phố Wall. Phong trào chống đối tại châu Âu chủ yếu phản đối các chính sách cắt giảm chi tiêu công đặc biệt là tại các nước đang gặp khó khăn kinh tế, tài chính nghiêm trọng nhất trong khối euro. Yếu tố kỹ thuật và công nghệ:Để đánh giá về trình độ công nghệ của Việt Nam sử dụng phép so sánh với các nước trong khu vực châu Á về các mặt như: • Năng lực công nghệ của Việt Nam đứng cuối bảng so với các nước trong khu vực châu Á, xếp thứ 92/104 [năm 2004] và 92/117 [năm 2005]; thua Thái Lan 49 19bậc, Malaysia 65 bậc và Singapore 81 bậc. Số đơn đăng ký sáng chế của Thái Lan năm 1998: 477, năm 2002: 3030. Việt Nam năm 1998: 25 đơn, năm 2002: 69 đơn. Giai đoạn 2001-2005, Việt Nam có 11 đơn đăng ký sáng chế quốc tế. Trong khi đó, Malaysia: 147; Philippines: 85; Thái Lan: 39; Indonesia: 36; Hàn Quốc: 15.000; Nhật Bản: 87.620; Mỹ: 206.710. Về sản phẩm công nghệ cao, tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm 1,7% trong tổng lượng hàng công nghiệp xuất khẩu, trong khi chỉ số này là 23,2% với Trung Quốc và 30,2% với Thái Lan. Tỷ lệ doanh nghiệp trên số dân ở Việt Nam: 300 người/doanh nghiệp [trong khi ở Mỹ là 10/1; Hồng Công là 5/1; trung bình các nước là 80/1]. Hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ của ta năng lực tài chính có hạn, tiếp cận với các nguồn vốn trung và dài hạn rất khó khăn vì phải thế chấp bằng nhà - đất hoặc không đủ mức để đầu tư "đổi mới công nghệ". Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam: 0,18/100 dân [tỷ lệ cán bộ R&D[5] chỉ 0,05/100 dân]; Hàn Quốc: 2,19 [gấp 12,2 lần]; Mỹ: 3,67 [gấp 20,4 lần]. Chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ của chúng ta còn kém so vói nhiều nước trong khu vực. Ở nước ta, một cán bộ R&D, hằng năm bình quân chỉ đạt được 0,06 công trình; trong khi đó ở Thái Lan: 0,20, Hà Lan: 1,29, Mỹ: 0,75, Malaysia: 0,37, Nhật Bản: 0,32, Nga: 0,31, Ấn Độ: 0,31, Pakistan: 0,13. Hàng năm, Thái Lan bỏ ra khoảng 0,75% của GDP để mua công nghệ; Malaysia: 0,69%, Trung Quốc là 0,17%. Việt Nam và Indonesia không có số liệu về chỉ số này. Mức chi cho khoa học và công nghệ tính trên đầu người ở Việt Nam: 1.25 USD/người/năm; Hàn Quốc: 212 USD/người/năm [gấp 170 lần]; CHLB Đức: 511 USD/người/năm [gấp 400 lần]; Mỹ: 794 USD/người/năm [gấp 635 lần]. Chi phí cho R&D của Nhật Bản: 3,04% GDP, Hàn Quốc: 2,44%, Singapore: 2,03%, Trung Quốc: 1,03%. Riêng tại Việt Nam, chi phí chung cho sự nghiệp khoa học và công nghệ là 0,4% [chỉ tính riêng đầu tư từ chi ngân sách Nhà nước]. Mức đầu tư bình quân của các doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chỉ không quá 0,25% doanh thu; trong khi các nước công nghiệp tỉ lệ này thường 5-6%, còn các nước phát triển đến 10%; đối với các ngành công nghệ cao, đầu tư cho R&D chiếm từ 10-20% doanh thu.• Qui mô xuất khẩu của Việt Nam nhỏ bé so với các nước châu Á: Năm 2004, xuất khẩu của Trung Quốc lớn gấp hơn 20 lần, Hàn Quốc 10 lần, Thái Lan gần 4 lần, Indonesia 2,7 lần, Philippines 1,4 lần. Độ hội nhập kinh tế quốc tế [đo bằng tỷ trọng của tổng thương mại trên GDP] của Việt Nam khá cao [140%], cao hơn so với Indonesia [27%] và Philippines [100%]. Tuy nhiên, mức độ thâm hụt thương mại của Việt Nam khá nghiêm trọng, thể hiện qua chỉ số [Xuất khẩu-Nhập khẩu]/GDP = -7,3%, trong khi các nước so sánh đều có thặng dư thương mại khá cao so với GDP [trừ Ấn Độ và Philippines]. Giải quyết thâm hụt cán cân thương mại phụ thuộc nhiều vào năng lực nội sinh hay tốc độ cải thiện trình độ công nghệ quốc gia. Giá trị xuất khẩu tuy khá cao nhưng hiệu quả kém. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản ít qua chế biến và nguyên liệu thô. Tỷ lệ sản phẩm chế biến chiếm 24% [trong khi ở Trung Quốc là 88%]. • Chỉ số phát triển nhân lực [HDI] của Việt Nam:Chỉ số phát triển con người [HDI] của Việt Nam xếp thứ 108/173, năm 2007 xếp thứ 105/173. Sự cải thiện về thứ hạng chỉ số này chủ yếu là do tăng tuổi thọ và GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm là chỉ số giáo dục của Việt Nam bị giảm từ 0,825 xuống 0,815. Báo cáo tại Hội thảo về Chất lượng giáo dục [Bộ Kế hoạch và Đầu tư 11/2003] cho thấy chỉ số tổng hợp về chất lượng 20giáo dục và nguồn nhân lực chỉ đạt 3,79 [tính theo thang điểm 10]; sự thành thạo về tiếng Anh đạt 2,62; sự thành thạo công nghệ cao đạt 2,50. Trong số 12 nước châu Á đưa vào bảng thống kê, Việt Nam đứng thứ 11. Hàn Quốc đứng đầu với chỉ số tổng hợp chất lượng giáo dục là 6,91 điểm; Singapore thứ hai [6,81], song lại dẫn đầu về thành thạo tiếng Anh [8,33] và thành thạo công nghệ cao [7,83]. Trong các nước ASEAN, nhóm ngành công nghệ cao của ta chiếm 21% trong tổng sản phẩm sản xuất, con số này của Thái Lan gấp Việt Nam 1,5 lần, của Malaysia gấp 2,5 lần, của Singapore gấp 3,5 lần. Như vậy, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ để có vị trí ngang bằng với các nước ASEAN đang là vấn đề cấp thiết. Công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghệ cao ở nước ta còn thiếu nghiêm trọng. Trong đội ngũ lao động, số người đã qua đào tạo mới đạt xấp xỉ 20% tương đương khoảng 7,5 triệu [trong đó trình độ công nhân kỹ thuật, kể cả đào tạo ngắn hạn: 4,9 triệu; trung học chuyên nghiệp: 1,47 triệu]. Báo cáo phát triển con người mà Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc [UNDP] công bố ngày 09/11/2011 cho thấy chỉ số phát triển con người [HDI] của Việt Nam ở nhóm trung bình, xếp bậc 128/187 quốc gia. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng trên Lào và Campuchia, xếp sau tất cả các nước còn lại. Chưa hết, trong ba chỉ số quan trọng, chỉ số phát triển giáo dục của chúng ta có giá trị khá thấp. Chỉ số phát triển con người [HDI] là trung bình nhân của chỉ số tuổi thọ [LEI], chỉ số giáo dục [EI] và chỉ số thu nhập [II]:Các chỉ số này đều được tính theo một công thức chung:Các giá trị tối đa và tối thiểu được chọn như sau: • Với LEI: mức tuổi thọ trung bình tối đa là 83,4 tuổi [ứng với Nhật Bản], mức tối thiểu được chọn là 20. Với EI: số năm học trung bình tối đa là 13,1 [ứng với Cộng hòa Czech], số năm học kỳ vọng tối đa chọn được là 18; số năm học tối thiểu được chọn là 0. Với II: mức thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương tối đa là 107.721 USD [ứng với Qatar] và mức tối thiểu được chọn là 100 USD. • Với Việt Nam, năm 2011, ước tính tuổi thọ trung bình đạt mức 75,2 tuổi; số năm học trung bình là 5,5 năm; số năm học kỳ vọng là 10,4 năm; thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương là 2.805 USD. Do đó, các chỉ số sẽ có giá trị như sau:21Khi đó, HDI của Việt Nam sẽ có giá trị:Nguồn: biểu đồ: //hdrstats.undp.org/en/countries/profiles/VNM.htmlTừ năm 2010, UNDP sử dụng phương pháp tính HDI mới; trong đó giá trị của HDI được tính là trung bình nhân của chỉ số tuổi thọ [LEI], chỉ số giáo dục [EI] và chỉ số thu nhập [II]. So với thời điểm trước năm 2010, phương pháp tính mới này có thêm vào chỉ số nghèo đói đa chiều [MPI]. Trong đó thay vì tính mức nghèo đói theo một định lượng duy nhất là thu nhập trung bình tính theo đầu người, chỉ số này còn phản ánh mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế - giáo dục và chất lượng cuộc sống qua việc sử dụng điện, nước, nhà vệ sinh, diện tích nhà ở, tài sản sở hữu, mức độ suy dinh dưỡng của trẻ em Như vậy, chỉ số nghèo đói đa chiều phản ánh toàn diện hơn mức sống của người dân. Theo chỉ số này, tỉ lệ nghèo đói đa chiều ở Việt Nam đã tăng lên mức 23,3%, thay vì mức 14,5% là tỉ lệ nghèo đói quốc gia nếu chỉ tính theo mức thu nhập trung bình. Nhìn vào giá trị của các chỉ số này thấy rằng chỉ số thu nhập đạt giá trị rất thấp [0,478]. Điều này cũng dễ hiểu vì Việt Nam vừa ra khỏi nhóm nước chậm phát triển năm 2008. Tuy nhiên, chỉ số giáo dục cũng có giá trị rất thấp. Nguyên nhân chính làm chỉ số này có giá trị thấp, theo tính toán ở trên, là số năm đến trường trung bình của người dân [từ 25 tuổi trở lên] chỉ đạt mức 5,5 năm, tức là vừa qua bậc tiểu học được nửa năm. Từ năm 2000, Việt Nam đã công bố đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập 22tiểu học. Năm học 2002-2003, tỉ lệ biết chữ ở người trong độ tuổi 15-24 đạt mức 95% với số năm học trung bình là 7,3 năm. Nhìn vào xu hướng thay đổi của các chỉ số phát triển thấy rằng trong thập niên 2000-2011, HDI của Việt Nam đã tăng chậm hơn so với mức trung bình của thập niên trước đó, đạt mức 1,06%/năm so với mức 1,5% của cả giai đoạn 1990-2011. Trong khoảng thời gian 2006-2011, Việt Nam chỉ tăng được một bậc trong bảng xếp hạng của HDI. Đây là những dấu hiệu đáng lo ngại. Ngoài ra, báo cáo phát triển con người năm nay nhấn mạnh đến hai yếu tố: bình đẳng và bền vững, được phản ánh rõ trong tiêu đề: “Bình đẳng và bền vững: Một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”. Tuy nhiên, cả hai tiêu chí bình đẳng và bền vững này lại là những tồn tại lớn của Việt Nam. Chính sách phát triển kinh tế theo bề rộng: phát triển do tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và xuất khẩu nguyên liệu thô, không chú trọng bảo vệ môi trường, chất lượng giáo dục thấp đã không giúp Việt Nam phát triển bền vững. Con số 8% người dân sống trên các vùng đất thoái hóa [năm 2010], cao hơn nhiều nước châu Phi có chỉ số HDI thấp hơn cũng gợi lên nhiều lo ngại. Ngoài ra, các số liệu trong báo cáo cho thấy Việt Nam có sự bất bình đẳng lớn giữa các vùng miền. Nếu xét đến sự bất bình đẳng, HDI của Việt Nam giảm 14%, trong khi chỉ số giáo dục giảm 17,1%. Như vậy, đã có sự bất bình đẳng lớn hơn mức trung bình đối với chỉ số giáo dục. Nếu dựa vào số liệu của báo cáo phát triển con người của UNDP, thành tích giáo dục của Việt Nam đang thụt lùi: số năm đi học trung bình trong báo cáo [5,5 năm: năm 2011] thấp hơn so với con số công bố trong nước trước đó [7,3 năm trong khoảng 2002-2003]. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do thống kê của Việt Nam và UNDP không giống nhau, hoặc đích xác là chất lượng giáo dục đã thật sự thụt lùi: trẻ em bỏ học tăng, tỉ lệ tái mù chữ cao Có một điều không thể phủ nhận dưới con mắt của các chuyên gia quốc tế, trình độ giáo dục của Việt Nam đang ở mức rất thấp. Tính trung bình, người Việt Nam trưởng thành chỉ có trình độ giáo dục ở mức tiểu học [số năm đi học trung bình là 5,5 năm], trong khi kỳ vọng chung đối với Việt Nam, người trưởng thành phải có mức giáo dục đạt trình độ giữa phổ thông trung học [số năm học trung bình là 10,4 năm]. Như vậy, giáo dục của Việt Nam quả là đáng lo. Để cải thiện tình trạng này, Việt Nam trước hết cần ngăn chặn bỏ học quá sớm nhằm gia tăng số năm đến trường của trẻ. Thay vì theo đuổi những mục tiêu xa vời, ngành giáo dục hãy đưa trẻ đến trường và ngăn chặn tình trạng bỏ học giữa chừng. Nếu không giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu như cảnh báo và Việt Nam sẽ rất khó phát triển bền vững, nhất là khi Việt Nam đang đặt ra mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Sẽ rất khó hình dung một nước công nghiệp hóa khi tính theo trung bình, người dân chỉ mới trải qua bậc học tiểu học. Bà Ingrid Fitzgerald, cho rằng: “Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh hiệu quả trong một thị trường ngày càng toàn cầu hóa cao, và khó tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình nếu không thể cải thiện các kết quả giáo dục và trình độ kỹ năng một cách bền vững”. Nhận định này hoàn toàn trùng khớp với khuyến nghị của giới chuyên môn và các nhà làm chính sách trong và ngoài nước suốt nhiều năm qua. Chẳng hạn, ông Lý Quang Diệu trong chuyến thăm Việt Nam năm 2007 đã cho rằng: “Chất lượng nguồn nhân lực chính là nút cổ chai phát triển mà Việt Nam phải đương đầu”. Giáo sư Hoàng Tụy cùng một số trí thức trong và ngoài nước cũng có những nhận xét và đề xuất tương tự về cải cách giáo dục, trong nhiều năm liên tiếp với nhiều ý kiến tâm huyết. Tiếc thay, chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn không cải thiện. Trong khoảng thời gian 1990-2011, nếu chỉ số tuổi thọ tăng ấn tượng do phát triển kinh tế thì chỉ số giáo 23dục tăng không đáng kể. Vì thế, đã đến lúc ngành giáo dục nghiêm túc nhìn lại mình. [Nguồn: //tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-de-Su-kien/467555/Vi-sao-chi-so-giao-duc-cua-Viet-Nam-van-o-nhom-trung-binh.html].Tóm lại, công nghệ Việt Nam với những nhận xét như sau: • Nền kinh tế nước ta dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động theo kiểu truyền thống, năng suất và giá trị do tri thức tạo ra trong lao động còn thấp. Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên, thuộc loại cơ cấu kinh tế kém hiệu quả của các nước chậm phát triển. Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam yếu, khả năng hội nhập vào thị trường nước ngoài kém. • Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu là do vốn với tỷ lệ là 64%, nhân tố năng suất tổng hợp [TFP] chỉ đóng góp có 19%. Trong khi đó, giai đoạn đầu công nghiệp hóa của các nước NICs, mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng: 60%; vốn: 21%. • Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng năng lực đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thiếu nhiều điều kiện. Ở nông thôn chỉ có khoảng 60-70% lực lượng lao động có việc làm. Ngay trong số lao động này mới sử dụng hết 60-70% thời gian lao động, tỷ lệ được đào tạo rất thấp. • Hệ số ICOR trong những năm gần đây lên đến 8,2 [ở các nước phát triển nhanh thường là 2,5 - 3] vẫn có xu hướng là nền kinh tế vay mượn. [//tuyengiao.vn].Yếu tố kinh tế - chính trị:Mỹ, EU, Nhật kiện Trung Quốc lên WTO vì đất hiếm. Họ đã “tuyên chiến” với Trung Quốc khi áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Trong đơn khiếu nại gửi Tổ chức Thương mại thế giới [WTO] ngày 13/03/2012, ba siêu cường thương mại này đã cáo buộc Bắc Kinh cố tình hạn chế xuất khẩu đất hiếm nhằm hạ giá loại khoáng sản này ở Trung Quốc, tăng giá xuất khẩu và buộc các hãng sản xuất quốc tế phải chuyển hoạt động đến Trung Quốc. Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ Obama khẳng định Trung Quốc đang giở chiêu cạnh tranh không công bằng và nhấn mạnh Trung Quốc cần phải chơi đúng Luật thương mại quốc tế. Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht cũng cho rằng chính sách của Trung Quốc đã làm tổn thương các ngành công nghệ cao của châu Âu. Là nước gần như nắm giữ độc quyền về xuất khẩu đất hiếm - chiếm hơn 95% nhu cầu toàn cầu. Trung Quốc đang áp hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm ở mức 30.000 tấn trong năm 2012. Trung Quốc đang dùng đất hiếm như là một vũ khí kinh tế - chính trị buộc cả Mỹ, Nhật và EU phải đau đầu. “Người lao động và các doanh nghiệp Mỹ đang bị đối xử không công bằng” - theo ông Obama, chính sách của Trung Quốc khiến các công ty nước ngoài từ Mỹ, châu Âu, Nhật phải mua đất hiếm với giá cao ngất ngưởng. Do đó, các sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ, EU và Nhật mất lợi thế cạnh tranh về giá so với sản phẩm của các công ty Trung Quốc trên thị trường quốc tế. Theo báo Wall Street Journal, năm 2011 Bắc Kinh đã đặt hạn ngạch xuất khẩu 33.353 tấn, song họ chỉ xuất khẩu 18.586 tấn. Giới chuyên gia phương Tây cho rằng vị trí gần như độc quyền về đất hiếm đã cho phép Trung Quốc làm mưa làm gió trên thị trường này, nhất là đẩy giá xuất khẩu đất hiếm tăng 300% kể từ năm 2008. Và cũng như đối với các nguyên liệu khác nắm giữ, Trung Quốc đang kiểm soát mức xuất khẩu và qua từng năm lại liên tục giảm bớt các hạn ngạch xuất khẩu. Điều này khiến các nhà sản xuất nước ngoài lao đao, điêu đứng. Phản ứng lại, Bắc Kinh khẳng định đã chơi đúng luật WTO và biện minh rằng chính sách 24hạn chế xuất khẩu đất hiếm giúp bảo vệ môi trường. Các mỏ khai thác và tinh lọc đất hiếm tiêu tốn nhiều axit và thải ra môi trường phóng xạ có nồng độ thấp. Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc “Những cáo buộc nhắm vào các chính sách hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc là vô lý. Nhu cầu thế giới chỉ bằng 50% hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc năm 2011”. Theo AFP, Trung Quốc có 10 ngày để phản ứng với WTO về vụ kiện trên và có 60 ngày để thương thuyết với Mỹ, EU và Nhật. Nếu đàm phán không thành, Mỹ sẽ yêu cầu WTO thành lập một ủy ban giải quyết tranh chấp để phân xử. Vụ việc có thể kéo dài hai năm nếu Bắc Kinh kháng án. Vụ kiện Trung Quốc lên WTO phản ánh những căng thẳng thương mại đang ngày một tăng lên giữa Trung Quốc và phương Tây. Đất hiếm đã không còn hiếm: Đất hiếm, được phát hiện từ thế kỷ 18, bao gồm 17 loại khoáng sản [như lanthane, néodyme, dysprosium, thulium, tungstene, molybdène, cérium, lithium ] cần cho các ngành công nghệ cao như chế tạo màn hình phẳng, điện thoại di động hay một số loại vũ khí. Trung Quốc đến nay đang được biết đến như một nước hiện kiểm soát hơn 95%, thậm chí đến 97% xuất khẩu đất hiếm trên thế giới [120.000 tấn/năm]. Thật ra, dù hiện nắm giữ độc quyền về khai thác đất hiếm, song Trung Quốc chỉ kiểm soát 1/3 [36%] trữ lượng đất hiếm thế giới. Trữ lượng đất hiếm được phân bố đồng đều giữa các đại lục. Theo ước tính của Cơ quan Khảo sát địa lý của Mỹ năm 2007, Mỹ chiếm 13% trữ lượng thế giới, Nga 22% và Úc khoảng 5%. Những năm đầu thập niên 1980, sản lượng đất hiếm của Trung Quốc là không đáng kể khi Mỹ cung ứng một nửa sản lượng đất hiếm cho thị trường thế giới. Trước khi dysprosium và thulium trở thành những loại khoáng sản chiến lược cho ngành công nghiệp mũi nhọn thì vào giữa những năm 1990, Trung Quốc đã tăng sản lượng đất hiếm do họ khai thác. Trong khi đó, các nước khác lại lần lượt đóng cửa các mỏ khai thác đất hiếm của mình do sinh lợi kém so với đối thủ Trung Quốc. Ngoài ra, hoạt động tinh lọc các loại khoáng chất gây ô nhiễm và đất hiếm lại thường gắn với các loại khoáng sản có nguy cơ nhiễm xạ, hoạt động xuất khẩu lại gây nên những rắc rối về chất thải nhiễm xạ. Malaysia đã đóng cửa mỏ khai thác đất hiếm của mình vào năm 1992 vì lý do này. Sự kiện Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các loại khoáng sản của mình đã khiến giá cả tăng vọt. Chẳng hạn, giá néodyme đã tăng gấp bốn lần vào năm 2010, đạt mức 200 USD/kg. Do giá cả tăng cao và mức cầu thế giới tăng vọt, các tập đoàn khai thác khoáng sản thế giới đã bắt tay khai thác trở lại. Molycorp đã bắt đầu khai thác tại Mountain Pass, một địa điểm trong sa mạc của California và sản lượng cung ứng 40.000 tấn trên tổng nhu cầu 100.000 tấn/năm của thế giới [không kể của Trung Quốc]. Canada, Malaysia và Nam Phi cũng đang gia tăng các dự án khai thác đất hiếm. Theo Figaro, các nhà khoa học Nhật Bản cũng vừa phát hiện dưới đáy Thái Bình Dương có những trữ lượng đất hiếm khổng lồ, khoảng 80-100 tỉ tấn, nhiều gấp hàng ngàn lần so với trên mặt đất. Nhưng vấn đề vẫn là làm thế nào để khai thác có lợi? [Nguồn: MỸ LOAN - T.N. //tuoitre.vn/Kinh-te/482339/My-EU-Nhat-kien-Trung-Quoc-len-WTO-vi-dat-hiem.html]Môi trường vi mô [đặc thù] gồm các đối thủ mới tiềm ẩn, khách hàng, sản phẩm thay thế, người cung cấp, đối thủ cạnh tranh.25

Video liên quan

Chủ Đề