Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương nghĩa là gì

Ca dao dân ca xưa gió đưa cành trúc la đà và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc. Hãy tham khảo với onthihsg ngay nhé.

Trong ca dao – dân ca, đề tài về cảnh đẹp đất nước chiếm một mảng khá lớn. Mỗi bài là một bức tranh phong cảnh tuyệt với, ẩn chứa lòng tự hào, tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng với quê hương, xứ sở. Bài ca dao nói về cảnh đẹp Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội được lưu truyền rộng rãi và đã trở thành lời ru quen thuộc:

 Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

   Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

     Hồ Tây xưa kia có tên là hồ Lãng Bạc [tức cái bến có sóng lớn], hay còn gọi là Dâm Đàm [hồ sương mù] vì thường vào lúc sáng sơm và chiều tồi, sương phủ dày trên mặt nước. Vì ở vị trí phía Tây kinh thành nên sau này nó được gọi là Hồ Tây. Xung quanh hồ là những địa danh nổi tiếng của đất Thăng Long như chùa Trấn Vũ, huyện lị Thọ Xương, làng Yên Thái [vùng Bưởi] chuyên nghề làm giấy [vỏ cây dó được ngâm mềm, giã nhuyễn rồi cán mỏng thành giấy], phường Nghi Tàm, quê hương của Bà Huyện Thanh Quan , thi sĩ nổi tiếng của nước ta.

     Bài ca dao là bức tranh toàn cảnh Hồ Tây vào một buổi sáng tinh mơ.

     Mở đầu là nét chấm phá đơn xơ nhưng sinh động: Gió đưa cành trúc la đà. Làn gió nhẹ sớm mai làm đung đưa cành trúc nặng trĩu sương đêm, tạo nên cái dáng mềm mại, nên thơ. Bức tranh duy nhất chỉ có nét thanh mảnh của cành trúc la đà trên cái nền mông lung mờ ảo của bầu trời và mặt hồ.

     Trong câu tiếp theo, các âm thanh hòa quyện vào nhau: Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. Tiếng chuông ngân nga, tiếng gà gáy rộn rã báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Tiếng chuông chùa vang vọng giữa thinh không gợi cảm giác bình yên. Tiếng gà gáy gợi lên cảm giác quen thuộc nơi thôn dã. Âm thanh của cõi đạo, cõi đời hòa quyện, làm tăng thêm vẻ tĩnh lặng của đất trời lúc đêm tàn, ngày rạng.

     Ai đã một lần đến Hồ Tây khi màn sương dày đặc còn bao phủ mặt hồ sẽ thấy được cái hay, cái đẹp của câu : Mịt mù khói tỏa ngàn sương, để rồi thực sự sống trong tâm trạng lâng lâng thoát tục trước vẻ đẹp thần tiên ấy.

     Nếu ở ba câu thơ trên mới thấp thoáng hơi hướng cuộc sống thì đến câu thứ tư, hình ảnh cuộc sống lao động bỗng hiện ra rõ nét qua nhịp chày giã dó dồn dập của dân làng Yên Thái. Nhịp chày cũng là nhịp điệu hối hả của cuộc sống cần lao.

     Hình ảnh mặt gương Tây Hồ làm bừng sáng cả bài ca dao. Mặt trời lên xua tan sương mù, tỏa ánh nắng xuống mặt nước, Hồ Tây trở thành một gương mặt khổng lồ sáng long lanh, vô cùng đẹp đẽ!

     Như vậy là chỉ vẻn vẹn trong bốn câu thơ lục bát mà cảnh đẹp Hồ Tây đã được ngòi bút tài hoa của người xua vẽ thành bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Ẩn chứa sau từng câu, từng chữ là lòng tự hào, yêu mến tha thiết với quê hương của người dân đất Thăng Long ngàn năm văn vật.

     Trên khắp đất nước Việt Nam ta, ở đâu cũng có những cảnh đẹp làm xao xuyến hồn người. Xứ Lạng ở Đồng Đăng có phố Kì Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Hà Nội với ba sáu phố phường, Hồ Tây, Hồ Gươm, gò Đống Đa, chùa Một Cột… Miền Trung với Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Xứ Huế với vẻ đẹp uy nghiêm, trầm mặc của cung điện, đền đài, lăng tẩm, của sông Hương với núi Ngự Bình. Những đêm trăng sáng, tiếng hò ngân dài trên sông nước Hương Giang : Đò từ Đông Ba đò qua đập đá, Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sềnh, Lờ đờ bóng ngả trăng chênh, Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non. Người dân Nam Bộ tự hào với mảnh đất trù phú, mỡ màu bốn mùa hoa thơm trái ngọt, lúa chín vàng đồng: Cần Thơ gạo trắng nước trong, Ai đi đến đó chẳng mong ngày về…

     Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khá

     Tất cả những câu ca ấy dù mộc mạc hồn nhiên hay trau chuốt, trữ tình đều nói lên cảnh đẹp gấm hoa của non sông đất nước và thể hiện tình yêu quê hương đậm đà, sâu nặng của nhân dân ta. Giống như bao bài ca dao khác, bài Cảnh đẹp Hồ Tây sẽ sống mãi trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt.

BUỔI SÁNG Ở HỒ TÂY​​​​​​​ Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.Hồ Tây vừa huyền ảo, vừa thân thương. Cái huyền ảo là của thiên nhiên, cái thân thương là của cuộc đời. Đương nhiên là cả hai đều rất đáng yêu, song cái đặc sắc của bài ca dao không chỉ ở nội dung mà trước hết ở cách thể hiện.

Đã là tả cảnh, dù là cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt, các giác quan đều mở ra đón nhận những hình ảnh, đường nét, màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị. Về thiên nhiên có bốn chi tiết: làn gió, màng sương, mặt hồ, cành trúc, về sinh hoạt có ba chi tiết: tiếng chuông đền, tiếng gà gáy, tiếng nhịp chày. Để riêng các chi tiết thành hai loại như vậy thì thấy rất rõ là thiên nhiên được miêu tả bằng hình ảnh, đường nét màu sắc, ánh sáng, còn sinh hoạt lại được miêu tả bằng âm thanh và chỉ có âm thanh – những tiếng của đời thường. Tại sao lại không miêu tả như lệ thường, nghĩa là với thiên nhiên thì không chỉ nhìn thấy mà còn nghe thấy và với đời sống thì không chỉ nghe thấy mà còn nhìn thấy? Những âm thanh của thiên nhiên cũng như những hình ảnh của đời sống nào phải kém chất thơ!

Thiên nhiên yên lặng đến tuyệt đối. Không có tiếng gió, lời chim hay tiếng lao xao cành lá. Chính vì tất cả đều không cất lời mà khung cảnh càng thêm huyền ảo. Tất cả như chìm trong sương, chỉ còn hiện lên một cành trúc. Một cành trúc mảnh mai, mềm mại lá ngọn sát mặt nước và nhẹ đưa theo gió. Một cành trúc của cây trúc vốn nổi tiếng là xinh [Trúc xinh trúc mọc đầu đình… Trúc xinh trúc mọc bờ ao…]. Làn gió ban mai mát lành vừa đủ đung đưa cành trúc và một trời sương khói như mơ. Không có màu sắc nào rực rỡ, lung linh. Chỉ một màu hơi nước bốc lên nghi ngút, và một chút xanh xanh lá trúc. Không có đường nét nào rõ ràng. Bầu trời, không trung, mặt nước sương khói mờ ảo. Tuy nhiên không vì thiếu vắng những âm thanh của thiên nhiên mà cảnh sắc thiếu cả sức sống. Cành trúc lay động nhẹ nhàng. Mặt hồ thì biến đổi: đang mờ trong sương khói chuyển thành một tấm gương lớn sáng trong. Không phải hồ nào cũng khói hương nghi ngút. Màn sương phủ kín mặt hồ chính là một nét riêng của Hồ Tây. Vào thời Lý, Hồ Tây có tên là Dâm Đàm, nghĩa là đầm sương mù. Và tấm gương bừng sáng cả một vùng thì đúng là Hồ Tây, cái hồ mênh mông của một Hà Nội không phải là to lắm.

Chẳng thế mà Hồ Tây có tên là hồ Lãng Bạc [nước mênh mông chan hoà]. Và chỉ một cành trúc thanh mảnh, xinh xắn mà đã làm cho khung cảnh sống hẳn lên.

Từ trong cái yên lặng ấy cất lên những âm thanh của cuộc đời. Dường như là thiên nhiên đã cô giữ im lặng để cho những tiếng đời được vút lên, được ngân nga. Dường như là tác giả đã dùng sắc màu huyền thoại của thiên nhiên để làm khung cảnh cho bản giao hưởng của cuộc đời. Tiếng chuông đền Trấn Vũ lan tỏa giữa chốn nước mây. Tiếng gà huyện Thọ Xương gáy chuyền nhau vọng đến báo hiệu một ngày mới. Và tiếng chày giã đó nhịp nhàng của những người làm nghề giấy làng Yên Thái cần mẫn bắt đầu công việc ngày từ mờ sáng. Nếu như tiếng chuông, tiếng gà chẳng riêng Hồ Tây mới có thì nhịp chày tay thật là âm điệu đặc trưng cho vùng này. Giai điệu Hồ Tây bình bình trầm trầm với tiếng chày đều đều, vút lên với tiếng chuông dóng dả, tiếng gà lảnh lót, rồi ngân nga lan xa…

Bài ca dao có 28 chữ thì đã 8 chữ chỉ địa danh: Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Hồ Tây. Điều đó cố nhiên là cần vì những tên riêng ấy vang lên gợi ra được không gian vùng Hồ Tây. Nhưng như vậy chỉ còn 20 chữ để tả cảnh. Có ngần ấy thôi, sao đủ tả hết nên chỉ cảnh thiên nhiên được tả [cành trúc la đà, mịt mù khói ma, mặt gương Tây Hồ] còn cảnh sinh hoạt chỉ gợi mà không tả [nhắc tiếng chuông đền, tiếng gà gáy, tiếng nhịp chày mà không dùng những tính từ, động từ miêu tả]: Với 20 chữ vẫn khiến người đọc nhận ra ngay được Hồ Tây qua những bảy chi tiết, mà đều là những chi tiết tiêu biểu, dấu hiệu đặc sắc: hồ rộng, hồ đầy sương, hồ mang nhịp sống vùng thủ công nghiệp cổ truyền, hồ đẹp và nên thơ. Với 20 chữ mà diễn tả nhiều đến thế, không thể dùng những so sánh ngầm kiệm lời: sương như khói, như rừng, mặt nước sáng như gương.

Bài ca dao mang nhịp điệu khoan thai, nhờ dùng thể lục bát, dùng nhịp đôi trong suốt cả bài và ngắt đôi các dòng tám. Nhịp điệu ấy biểu hiện nhịp sống thanh bình yên ả.

Đương nhiên bài ca dao còn hồi hộp như tâm tình của con người trước cảnh mà trước hết là tâm tình người Hà Nội.

Một trong những đề tài quan trọng nhất của ca dao dân ca là quê hương đất nước. Trong những vần thơ dân dã mộc mạc mà đáng yêu ấy, người đọc đã bắt gặp hình ảnh của làng quê Việt Nam hiện lên thấp thoáng hữu tình. Từ bức tranh nước non xứ Nghệ đầy mơ mộng:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh


Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. đến khung cảnh gợi cảm nơi ải Bắc xa xôi:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa


Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Hay đất trời nước non xứ Huế mộng mơ:

Núi Truồi ai đắp mà cao


Sông Hương ai bới ai đào mà sâu. Nhưng trữ tình và thơ mộng nhất có lẽ là cảnh Hồ Tây, Hà Nội.

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn xương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài ca dao này đã thể hiện một cách đặc sắc và độc đáo vẻ đẹp từ thiên nhiên đến sinh hoạt của chốn kinh kì thuở nào khi một ngày mới bắt đầu. Nhà thơ dân gian, tác giả bài này, có lẽ giữa một sớm mai đã đứng lặng bên hồ, đắm mình vào cảnh vật để cảm xúc sâu lắng của tâm hồn ngân lên thành thơ một cách hết sức tự nhiên. Người đọc nắm bắt được mạch cảm xúc trữ tình đó qua nội dung gợi tả của mấy đường nét chấm phá sơ sài tưởng như rời rạc ở đây.

Khởi đầu là một nét vẻ thoáng khoan thai và gợi tả qua câu thơ nhịp đôi đều đặn nhịp nhàng: “Gió đưa cành trúc la đà”. 

Tả cành trúc lay động là đà, tác giả nhằm nói lên tính chất khẽ khàng của làn gió sớm. Lối mượn cái động tả cái tĩnh ấy khiến cho người đọc hình dung được vẻ yên ả của cảnh vật thiên nhiên tuy sống nhưng không động. Gió ở đây chỉ đưa nhẹ nhàng chứ không thổi mạnh, chỉ đủ làm rung rinh đu đưa những cành trúc đeo nặng sương mai la đà sát mặt đất, mặt nước. Cây trúc, cây tre là loại cây thanh tú gần gũi và thân thuộc với con người Việt Nam chúng ta xiết bao! Đây chính là hình ảnh không những tượng trưng cho vẻ đẹp thanh mảnh, dịu dàng của táng dấp và tâm hồn người thiếu nữ:

Trúc xinh trúc mọc đầu đình


Em xinh em đứng một mình cũng xinh
Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh.

Hình ảnh “cành trúc la đà” với làn gió hiu hiu đủ tạo cho người đọc những cảm giác kì ảo, vừa gợi vẻ thanh tú đầy thi vị và sinh động của cảnh vật, vừa gợi lên một không khí trong lành tươi mát và yên ả của một buổi sớm mai thanh bình. Nhà thơ lúc này đã chìm đắm vào thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng cả tâm hồn và bằng mọi giác quan.

Do đó, sau khi tả cảnh vật ven hồ tác giả lại nói về những âm thanh gần xa:

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương


Nhịp chày Yên Thái … Hồi chuông, canh gà, nhịp chày..., những gì nghe được ấy, đều là những âm thanh văng vẳng từ xa vọng lại đều đặn, sâu lắng, cân xứng và hòa hợp như cùng đếm nhịp thời gian. Tất cả đều làm tăng thêm vẻ êm ả mênh mang của đất trời. Có điều, nếu tiếng chuông đền Trấn Vũ ngân nga trong sương sớm như ru hồn ta vào một cõi huyền ảo và thơ mộng thì tiếng gà Thọ Xương báo sáng và nhịp chày giã đó của làng Yên Thái đã khiến ta bừng tỉnh và hòa nhập ngay vào nhịp sống lao động dân dã đời thường cần mẫn của người dân đất kinh kì lúc trời rạng sáng. Sau cùng là hai câu thơ đượm đầy dáng vẻ cổ thi:

Mịt mù khói tỏa ngàn sương


Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. Vẫn với thủ pháp lấy một vài nét động để làm nổi cảnh vật tĩnh, giống như trường hợp làn gió hiu hiu ở câu đầu, ở câu ba này, nhà thơ đã mượn cái lay động không gian của làn sương nhẹ lan tỏa để làm nổi thêm dáng phẳng lặng của mặt hồ. Từ láy tượng hình mịt mù và hình ảnh ẩn dụ khói tỏa ngàn sương ở đây đã đem lại cho bài ca dao một màu sắc và một khí vị cổ điển đặc biệt. Nếu câu trên tả làn sương sớm mịt mù như khói tỏa trên hồ tức là mặt hồ còn ẩn trong ngàn sương thì ở câu sau mặt gương Tây Hồ, mặt hồ đã hiện ra như tấm gương long lanh dưới ánh nắng ban mai. Hai chi tiết tưởng như rời rạc mà đã kết hợp lại diễn tả cảnh đêm về sáng, làm cho người đọc tưởng như đã cảm nhận được từng bước đi êm ả của thời gian. Nói tóm lại, đây là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học của nước nhà. Ở đây, tình cảm của nhà thơ dân gian đã chan hòa với thiên nhiên yên ả, thanh bình của Hồ Tây buổi sớm. Hơn thế nữa, cách cảm nhận của tác giả đã thấm đượm tình cảm bó sâu sắc với cảnh vật thân thuộc vốn đã tạo nên gương mặt và hồn của quê hương ta.

Bài ca dao đủ để gợi lại trong tâm hồn ta một thời đã qua, cái thời mà tiếng chuông chùa, tiếng gà báo sáng hòa lẫn với nhịp cháy giã đó làm ăn cần cù của nhân dân cùng âm thanh của đất, của những Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ đầy sinh khí, thân thuộc đời thường vào lúc bình minh...

Video liên quan

Chủ Đề