Giới hạn de thi văn thpt quốc gia 2023

Học sinh lớp 12 Trường THPT Võ Thị Sáu [TP.HCM] trong giờ ôn thi tốt nghiệp THPT 2023 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đua nhau đoán đề thi

Suốt tuần qua, nhiều trang mạng xã hội liên tục đăng tải thông tin dự đoán đề thi tốt nghiệp THPT 2023, nhất là đề thi môn ngữ văn, thu hút sự chú ý của đông đảo thí sinh, phụ huynh.

Trong số này có fanpage Kaito Kid [luôn tự giới thiệu là "trộm đề thi THPT"] với hơn 1,1 triệu người theo dõi. Điều đáng nói, năm 2022 công an đã vào cuộc làm việc với chủ trang này vì "bốc trúng" tác phẩm trong đề thi môn ngữ văn 3 năm liên tiếp.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả xác minh của công an sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho thấy không có chuyện lộ đề thi, tác phẩm mà Kaito Kid dự đoán dựa trên phân tích của cá nhân.

Nhóm "Trường Người Ta", nơi đang có hơn 2,8 triệu thành viên, những ngày qua cũng liên tục đưa ra các dự đoán đề thi môn ngữ văn với hàng loạt tác phẩm quen thuộc.

Trang web "Hội gia sư Đà Nẵng" cũng liệt kê 10 tác phẩm khả năng sẽ không ra thi. Đồng thời tuyên bố "dự đoán đề thi văn 2023 môn ngữ văn chính xác nhất", trọng tâm vào những tác phẩm truyện ngắn, bút ký, tùy bút…

Trên các diễn đàn dành cho học sinh, sĩ tử sinh năm 2005 cũng đang "cuồng nhiệt" tham gia dự đoán đề ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Nhiều em "chốt" luôn đề thi ngữ văn năm nay là "Người lái đò sông Đà" sau khi "phân tích" "nhà tiên tri đề thi" Đen Vâu.

Theo các em, năm nay nam ca sĩ ra ca khúc về chủ đề trẻ vùng cao ở vùng đất Điện Biên [Tây Bắc], mà Tây Bắc là nơi khởi nguồn và gắn bó chặt chẽ với con sông Đà, vậy nên đề thi sẽ ra liên quan sông Đà!

Để đầu óc thư giãn thay vì lên mạng hóng đoán đề thi

TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn [Đại học Quốc gia TP.HCM] - cho rằng: "Sa vào những dự đoán đề thi chỉ khiến thí sinh mất định hướng trong ôn tập và ảnh hưởng đến việc làm bài thi".

Cô Hoàng Trinh, giáo viên văn ở Quảng Nam, cũng cho rằng theo dõi dự đoán đề thi chỉ mất thời gian vô ích.

"Sáng mai kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ bắt đầu với môn thi đầu tiên là ngữ văn. Thay vì suốt ngày lên mạng tìm kiếm thông tin dự đoán đề thi, các em cần để đầu óc thư giãn để thi tốt", cô Trinh khuyên.

Về kinh nghiệm làm tốt bài thi văn, cô Trinh chia sẻ phần nghị luận xã hội, thí sinh không nên cố ôn "trúng tủ" mà cần nắm lại các bước triển khai và áp dụng làm các chủ đề, câu hỏi khác nhau. Học sinh cần nắm các bước triển khai bài nghị luận văn học, cần diễn đạt câu cú rõ ràng, mạch lạc, biết phân tích, so sánh, chứng minh để có thể làm tốt câu hỏi ở phần này.

22-7: Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học

Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả thi tốt nghiệp THPT dự kiến sẽ được công bố vào ngày 18-7. Đây là cột mốc quan trọng bậc nhất trong giai đoạn thí sinh được phép đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển trên cổng xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 10-7 đến 30-7.

Nhằm hỗ trợ thí sinh trong lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục đại học [Bộ Giáo dục và Đào tạo] và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp [Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội] tổ chức Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học vào thứ bảy 22-7.

Ngày hội diễn ra đồng thời tại Hà Nội và TP.HCM, với sự tham gia của hàng trăm trường đại học, cao đẳng, đơn vị giáo dục trong và ngoài nước.

Tại ngày hội, các chuyên gia từ Vụ Giáo dục đại học, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và đại diện các trường đại học, cao đẳng sẽ tư vấn cho thí sinh cách lựa chọn nguyện vọng xét tuyển tối ưu vào trường, ngành phù hợp trong giai đoạn nước rút, cũng như những thông tin hữu ích về cơ hội học bổng, điều kiện học tập, ký túc xá... của các trường.

Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và cơ sở giáo dục có thể đăng ký tham gia ngày hội theo địa chỉ: sscc.hcmut.edu.vn/ngayhoituoitre, điện thoại [028] 2214 6555 gặp anh Hồng Hiếu, email: ngayhoituyensinh@gmail.com; Trung tâm hỗ trợ sinh viên và việc làm Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM [phòng 104, nhà B1, 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, TP.HCM].

Khi tiếp cận nội dung đề thi minh họa, các chuyên gia, thầy cô giáo đều nhận thấy sự đổi mới trong nội dung và cách hỏi, bám sát những định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Một tiết học môn Ngữ văn lớp 12 ở một trường trung học phổ thông tại Hà Nội. [Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN]

TTXVN - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố cấu trúc định dạng đề thi và Đề minh họa Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025.

Với môn Ngữ văn, từ nhiều năm nay, đề thi được đánh giá thiếu đột phá, theo lối mòn nên chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh. Vì vậy, khi tiếp cận nội dung đề thi minh họa, các chuyên gia, thầy cô giáo đều nhận thấy sự đổi mới trong nội dung và cách hỏi, bám sát những định hướng của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống, chủ biên môn Ngữ văn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho rằng: Việc công bố trước hơn một năm về định hướng và cấu trúc đề thi là cần thiết và hữu ích cho giáo viên cũng như học sinh trong việc học tập, ôn luyện cho kỳ thi này.

Nhận xét về đề minh họa, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống chia sẻ: Nhìn chung cấu trúc đề thi môn Ngữ văn mà Bộ công bố [dùng thử nghiệm với học sinh lớp 10, kì I] đã bám sát đúng các yêu cầu về đánh giá của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đề thi vừa kế thừa phần đọc hiểu và nghị luận xã hội lâu nay đã khá quen thuộc, vừa tập trung đổi mới ở phần viết nghị luận văn học nhằm khắc phục việc học thuộc và chép văn mẫu.

Các thông tin ở phần “Yêu cầu và phạm vi đánh giá...” nêu ở cuối văn bản của Bộ là rất quan trọng với giáo viên và học sinh. Cụ thể, chú ý đánh giá cả năng lực đọc hiểu và năng lực viết. Đọc hiểu không chỉ được đánh giá ở câu kiểm tra độc lập [4 điểm] mà còn thông qua phần viết, nhất là câu nghị luận văn học. Vì để viết được đúng yêu cầu của câu nghị luận thì học sinh phải đọc hiểu trước.

Đề thi cũng chú ý cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học bằng việc quy định ngữ liệu của phần đọc hiểu: Nếu phần đọc hiểu là văn bản nghị luận xã hội hoặc văn bản thông tin thì phần nghị luận xã hội chỉ 2 điểm [viết đoạn văn], nghị luận văn học 4 điểm [viết bài văn]. Nếu phần đọc hiểu là văn bản nghị luận văn học hoặc văn bản văn học, thì nghị luận xã hội 4 điểm [viết bài văn], nghị luận văn học 2 điểm [viết đoạn văn]. Quy định này bảo đảm được nội dung nghị luận xã hội và nghị luận văn học luôn chiếm một tỷ trọng phù hợp, thích đáng. Bên cạnh đó, đề thi chú trọng cả viết đoạn và viết bài văn bằng việc có cả 2 yêu cầu trong đề thi với giới hạn đoạn khoảng 200 chữ và bài khoảng 600 chữ.

Đặc biệt, phần nghị luận văn học yêu cầu viết với ngữ liệu mới [không có trong các sách giáo khoa], đòi hỏi học sinh phải tự hiểu, tự nêu lên suy nghĩ của chính mình; không học thuộc và không chép văn mẫu được...

Câu đọc hiểu và nghị luận xã hội kế thừa nhưng có đổi mới về cách hỏi, số lượng câu [5 câu - với tỷ lệ: nhận biết 2 câu, thông hiểu 2 câu và vận dụng 1 câu]. Câu nghị luận xã hội cũng không nhất thiết liên quan đến nội dung phần đọc hiểu, cho phép tránh được những yêu cầu gượng ép từ ngữ liệu đọc hiểu.

Ngoài ra, việc quy định số lượng tối đa của các ngữ liệu nêu trong đề [không vượt quá 1.300 chữ] là cần thiết để phù hợp với thời gian thi, trình độ tiếp nhận của học sinh và việc trình bày đề thi...

Các giáo viên dạy môn Ngữ văn cũng đánh giá cao sự đổi mới về nội dung, cách hỏi trong đề thi minh hoạ để kiểm tra kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh.

Trong quá trình học, nếu đảm bảo các yêu cầu đặt ra trong việc tiếp cận, đọc – hiểu thể loại văn học, rèn luyện kĩ năng viết, học sinh không khó để đạt được 7,0 – 7,25 điểm. Mặc dù là ngữ liệu bên ngoài sách giáo khoa nhưng vấn đề được hỏi và nội dung văn bản đều không khó. Câu hỏi không đi sâu khai thác các giá trị nghệ thuật, đặc sắc của văn bản hay yêu cầu so sánh mở rộng… Đây có lẽ là bước đệm, để học sinh dần quen với việc đánh giá, kiểm tra mới và tự định hướng lại quá trình học tập của mình ngay từ bây giờ để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi 2025.

Đề thi minh họa vẫn giữ nguyên hình thức 100% tự luận, sự “quen thuộc” này chính là lợi thế cho học sinh, đồng thời cũng kiểm tra được toàn bộ năng lực viết, đặc biệt là viết văn bản nghị luận văn học về một nhân vật, cốt truyện hoặc chi tiết trong tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Thầy Nguyễn Đình Hòa, Tổ trưởng môn Ngữ văn, Trường Trung học Phổ thông Trần Phú, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cho rằng: Giáo viên cần tăng cường các bài tập thực hành với các văn bản ngoài sách giáo khoa để học sinh tìm hiểu, nhận biết. Tốt nhất là học xong bài về thể loại nào, có ngay những bài tập vận dụng cho thể loại đó với những yêu cầu phù hợp với yêu cầu cần đạt của khối lớp đó. Khi được rèn luyện suốt ba năm, đến kì thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, học sinh có thể bước vào kỳ thi với một tâm thế thoải mái nhất./.

Chủ Đề